Bị cá đâm xuyên cổ, thiếu niên sống sót thần kỳ
Một thiếu niên 16 tuổi ở Indonesia vừa trải qua ca phẫu thuật sống còn sau khi bị cá nhói (needlefish) đâm xuyên cổ.
Tờ Daily Mail đưa tin câu chuyện hi hữu này xảy ra ở vùng biển Buton, ngoài khơi tỉnh Sulawesi. Lúc đó, cậu bé Muhammad Idul đang trên thuyền đánh cá cùng với bố mẹ thì một con cá nhói mũi nhọn và dài nhảy vọt lên khỏi mặt nước.
Hình ảnh nạn nhân bị mũi cá nhói găm xuyên qua cổ. Ảnh: Daily Mail.
Không may, chú cá đã lao thẳng về phía Idul. Hậu quả, chiếc mũi nhọn của con vật găm xuyên từ cổ ra tận sau gáy cậu bé.
Ngay lập tức, Idul đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng phải hai ngày sau, các bác sĩ mới có thể thực hiện ca phẫu thuật đầy mạo hiểm để lấy mũi cá ra khỏi cổ bệnh nhi này.
‘Để cắt bỏ phần mũi cá, cần phải rất cẩn trọng bởi vùng cổ có mạch máu lớn. Bệnh nhi đã ổn định sức khỏe nhưng hiện bị sốt, cần phải theo dõi nguy cơ nhiễm trùng’, Tiến sĩ Syafri K. Arif trả lời trang tin địa phương Makassar Terkin.
Sau khi chương trình truyền hình IFish chia sẻ lên trang Facebook, hình ảnh Muhammad Idul bị cá găm thủng cổ đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng mạng. Một người bình luận: ‘Thật thần kỳ, cậu bé vẫn sống sót’. Người khác lại tỏ ra thương cảm: ‘Vết thương quá đau đớn’.
Video đang HOT
Đặc trưng của loài cá nhói chính là bộ hàm mảnh, dài, mọc răng sắc nhọn. Chúng cũng là những ‘vận động viên’ cừ khôi của biển cả khi có thể nhảy vọt khỏi mặt nước với vận tốc 60km/h.
Cá nhói hay còn gọi là cá nhái, cá xương xanh. Ảnh: Daily Mail.
Trên thế giới từng xảy ra hai vụ cá nhói tấn công chết người cùng nhiều vụ bị thương nghiêm trọng. Năm 1977, một cậu bé 10 tuổi ở Hawaii, Mỹ, đã tử vong vì cá nhói khi đi câu đêm cùng bố. Nạn nhân bị một con cá nhói đâm xuyên qua mắt và não.
Tháng 12/2018, học viên Hải quân Thái Lan, Kriangsak Pengpanich, 22 tuổi cũng tử vong trong quá trình huấn luyện do bị cá nhói đâm xuyên cổ.
Hoàng Trang
Theo Báo Tin tức
Em bé được sinh ra từ trứng đông lạnh của người sống sót sau ung thư
Một người phụ nữ bị vô sinh do điều trị ung thư đã sinh con sau khi một trong những trứng của cô được lưu trữ đông lạnh.
Người phụ nữ người Pháp 34 tuổi đã được điều trị bằng hóa trị liệu cho căn bệnh ung thư vú. Điều đặc biệt là trước khi điều trị bắt đầu, các bác sĩ đã loại bỏ bảy quả trứng chưa trưởng thành khỏi buồng trứng của cô và sử dụng một kỹ thuật gọi là trưởng thành trong ống nghiệm (IVM) để cho phép trứng phát triển hơn nữa trong phòng thí nghiệm.
Cho đến nay, chưa có trường hợp mang thai thành công nào ở bệnh nhân ung thư với trứng đã trải qua IVM và đóng băng.
Michael Grynberg, trưởng khoa Y học Sinh sản và Bảo tồn Sinh sản tại Bệnh viện Đại học Antoine Beclere gần Paris, nhớ lại đã biết về trường hợp bệnh nhân 29 tuổi.
"Tôi đã cho cô ấy lựa chọn đông lạnh trứng sau IVM, và cũng đóng băng mô buồng trứng. Bệnh nhân đã từ chối lựa chọn thứ hai là quá xâm lấn chỉ vài ngày sau khi chẩn đoán ung thư" ông nói.
Cái gọi là bảo quản lạnh mô buồng trứng là một phương pháp thí nghiệm trong đó lớp ngoài của buồng trứng chứa trứng chưa trưởng thành được lấy ra khỏi cơ thể người phụ nữ và làm đông lạnh để sử dụng trong tương lai.
Trong trường hợp của bệnh nhân người Pháp, siêu âm cho thấy có 17 túi nhỏ chứa đầy chất lỏng chứa trứng chưa trưởng thành trong buồng trứng của cô.
Nhưng việc sử dụng hormone để kích thích buồng trứng làm chín trứng sẽ mất quá nhiều thời gian và có thể khiến bệnh ung thư của cô trở nên tồi tệ hơn, khiến việc lấy lại trứng và đóng băng là lựa chọn tốt nhất.
"Kỹ thuật bảo quản thông qua đông lạnh mà không có kích thích tố (hormone) hoạt động kém hiệu quả, nhưng trong trường hợp này chúng tôi không thực sự có lựa chọn nào khác", Michael Grynberg giải thích.
Sau năm năm, bệnh nhân đã khỏi bệnh ung thư vú, nhưng cô không thể thụ thai tự nhiên. Hóa trị đã khiến cô vô sinh.
Sau tuổi 40, khoảng 40% bệnh nhân ung thư vú chuyển sang mãn kinh vì điều trị. Ở tuổi 30, tỷ lệ này là 15 đến 20%.
Sáu trong số những quả trứng đã được đông lạnh năm năm trước đó vẫn sống sót sau quá trình rã đông và năm quả đã được thụ tinh thành công.
Một trong những quả trứng được thụ tinh này đã được chuyển vào tử cung của bệnh nhân và cô đã hạ sinh một bé trai khỏe mạnh, tên là Jules.
"Sự tiến bộ này đặc biệt quan trọng đối với bệnh nhân ung thư, nhưng đó cũng là một bước tiến tới thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) dễ dàng và ít xâm lấn hơn", Anderson nhấn mạnh.
Trang Phạm
Theo dantri.com.vn/Science Alert
Đây là loài rùa 'khủng' nhất từng sống trên Trái Đất, có thể ăn thịt cả cá sấu Carbonemys cofrinii là một loài rùa thuộc chi đơn của rùa cổ đại. Với chiều dài mai có thể lên tới 1,72m và bộ hàm cực khỏe, nó có thể giết chết nhiều loài động vật khác để làm thức ăn, ngay cả cá sấu cũng không phải là ngoại lệ. Các nhà khoa học phỏng đoán rằng, Carbonemys cofrinii đã từng sinh...