Bị bỏng: Chớ chọc thủng mụn nước
Rất nhiều người cho rằng cần chọc thủng các nốt phỏng thì vết bỏng mới nhanh khỏi nhưng thực chất, để an toàn cho sức khỏe, bạn phải làm ngược lại.
Ảnh minh họa: Internet
Nốt phỏng bảo vệ cơ thể
Khi bị bỏng, da xuất hiện các nốt phỏng hay còn gọi mụn nước. Nguyên nhân tạo ra các nốt phỏng này đó chính là do nhiệt tác động. Bỏng làm nóng rát và da cùng lớp mô dưới da buộc phải có một phản ứng đó là tiết dịch nhằm làm mát cấp tốc. Do đó nốt phỏng xuất hiện như tạo một lớp chất lỏng ngăn cách lớp nhiệt bên ngoài với mô bên trong nhằm giảm thiểu sự tổn thương.
Mặt khác, khi bị bỏng, một số tế bào bị chết. Sự chết tế bào tại chỗ làm giải phóng ra các chất trung gian hóa học của viêm. Các chất này kích thích giãn mạch nhằm khoanh vùng và bảo vệ đặc biệt chỗ bỏng. Do đó, dịch thoát ra bên ngoài và tạo ra nốt phỏng.
Không chỉ là một cơ chế bảo vệ tức thời, nốt phỏng còn có tác dụng bảo vệ lâu dài một thời gian sau bỏng. Đó là vì khi bỏng, lớp da trên cùng bị chết hoàn toàn. Lớp da dưới cùng còn non nớt và chưa sẵn sàng chống chọi với môi trường bên ngoài.
Nếu để lộ lớp da non này ra ngay, vi khuẩn và chất độc xâm nhập vào bên trong cơ thể ngay lập tức và chúng ta dễ dàng bị nhiễm khuẩn. Do đó, nốt phỏng có tác dụng chống nhiễm khuẩn từ bên ngoài vào một cách tạm thời. Thế nên, bạn đừng cố chọc thủng nốt phỏng.
Ứng xử đúng với nốt phỏng
Một điều chắc chắn là bạn không được chọc thủng nốt phỏng. Bạn cũng không được lấy kéo cắt bỏ da trên bề mặt nốt phỏng.
Video đang HOT
Để giảm hình thành nốt phỏng, ngay từ khi bị bỏng, bạn cần ngâm tay, chân hoặc vùng bị bỏng vào trong nước mát tối thiểu là 30 phút. Ngay sau đó, bạn cần lau khô, bôi một lớp kem mỡ kháng sinh như kem bạc, kem sulfadiazin lên vùng bị bỏng.
Sau đó dùng gạc và băng y tế, băng lại. Băng hơi chặt tay theo hình chu vi xung quanh vị trí bị bỏng để giảm mức độ thoát dịch. Điều này sẽ giảm được đáng kể diện tích và thể tích của nốt phỏng. Biện pháp băng này chỉ áp dụng với chân tay ngực mà không áp dụng trên mặt, cổ, bụng vì bạn có thể gây ra khó thở nếu như không biết cách.
Khi lớp phỏng đã hình thành, bạn cần vệ sinh rửa sạch sẽ hàng ngày. Bạn có thể rửa bằng dung dịch nước muối nhạt hoặc có thể dùng dung dịch thuốc tím, loại dung dịch để ngâm rau sống. Khi rửa, bạn nhớ nhẹ tay để tránh làm vỡ nốt phỏng. Sau khi vệ sinh xong, bạn thấm khô nhẹ nhàng, cũng bôi một lớp kem kháng sinh và băng nhẹ lại. Lúc này thì lại băng nhẹ chứ không băng chặt tay để tránh làm vỡ nốt phỏng. Băng kín và cho đến khi nào nốt phỏng tự tiêu.
Chú ý là khi nốt phỏng tự tiêu, bạn cũng không được dùng tay để bóc hết lớp màng da trên vùng da non. Hãy để cho da chết tự khô, bong ra và rụng đi. Sự bóc đi quá sớm có thể làm chảy máu vùng da còn dính liền và gây nhiễm khuẩn.
Trong một số trường hợp bỏng nặng, nốt phỏng sẽ không tự tiêu được. Vị trí bỏng có mùi hoại tử của da chết, xuất hiện mùi hôi thì bạn cần đến viện bỏng, khoa bỏng hoặc cơ sở y tế gần nhất để được xử lý thích hợp.
Theo SKGD
6 đối tượng mẹ TUYỆT ĐỐI không cho hôn con mình
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, việc hôn môi có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển hay thậm chí khiến trẻ mất mạng.
Đã có rất nhiều trường hợp đáng tiếc xảy ra với trẻ chỉ vì một cái hôn của người khác như trẻ chết vì nụ hôn của chính người cha, Con viêm phổi nặng vì mẹ thích hôn miệng, và gần đây nhất là sự việc đau lòng diễn ra ở Anh Bé sơ sinh tử vong vì bị người đến thăm hôn. Các trường hợp đau lòng này đã rống lên hồi chuông cảnh tình những người có thói quen hôn môi trẻ.
Với trẻ nhỏ, đặc biệt là dưới 6 tháng tuổi, hôn nhiều có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Làn da của trẻ sơ sinh mẫn cảm gấp chục lần người thường. Việc hôn môi trẻ nhỏ hết sức tai hại. Sức đề kháng của trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh vô cùng kém, hôn môi trẻ dễ truyền nhiễm bệnh, truyền nhiễm vi khuẩn sang cho trẻ, tăng cơ hội nhiễm bệnh của trẻ, nhất là các bệnh viêm gan A, bệnh kiết lỵ, bệnh lao phổi ...hay thậm chí là tử vong.
Để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, mẹ nên có những biện pháp bảo vệ thích hợp. Các mẹ có thể từ chối khéo các hành động thân mật bằng cách cho mọi người nói chuyện với bé và luôn giữ bé trong lòng mình. Rửa tay cho bé thật sạch sau khi bé tiếp xúc với đồ chơi hoặc sau khi được người lạ bế cũng là một phương pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số đối tượng mà mẹ cần cảnh giác không nên cho đến gần trẻ.
1. Người mọc mụn nước
Đối với những người mà trên khuôn mặt, khóe miệng, mắt, chân tay xuất hiện những mảng mụn nước li ti bằng hạt gạo thì mẹ hãy cảnh giác không cho hôn trẻ. Đồng thời kèm theo đó là hiện tượng sốt hoặc các hạch bạch huyết cục bộ sưng to rất có khả năng người đó bị nhiễm virus herpes simplex (virus mụn nước đơn thuần).
Herpes là bệnh truyền nhiễm, nó có thể truyền từ người này sang người khác qua da tới da, đặc biệt qua đường hôn, đối với người lớn không mấy nghiêm trọng nhưng lại có thể gây ra tử vong ở trẻ nhỏ, đặc biệt lứa tuổi từ 1-4 tuổi. Sau 2 tuổi là thời điểm dễ phát bệnh nhất.
Khi trẻ bị nhiềm Herpes thường có triệu chứng như khó thở, bú kém, co giật, chậm phát triển, suy gan, não và hệ thần kinh bị tổn thương và đặc biệt nặng nhất là có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, những người mắc bệnh này nên tuyệt đối tiếp xúc với trẻ, đặc biệt không được phép hôn trẻ.
2. Người hay trang điểm
Một ảnh hưởng khác từ việc hôn môi, nhất là từ các bà, các cô thích làm đẹp. Hầu hết phụ nữ đều trang điểm, nhẹ nhất là kem nền và son phớt, trong khi tất cả các loại mỹ phẩm đều có chứa chì hay thủy ngân. Việc hôn môi trẻ là hành động đưa các chất mỹ phẩm độc hại vào cơ thể bé. Với cơ thể sơ sinh của bé, đây là những chất cực độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Việc hôn môi trẻ là hành động đưa các chất mỹ phẩm độc hại vào cơ thể bé. Với cơ thể sơ sinh của bé, đây là những chất cực độc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé (Ảnh minh họa)
Chì là một chất rất độc hại cho sức khỏe gây ra nhiều bệnh lý về thần kinh, huyết học, dạ dày-đường ruột, tim mạch và thận. Khi xâm nhập cơ thể, kim loại này tích lũy lâu trong nội tạng đặc biệt là xương và phải mất hàng chục năm mới có thể thải trừ ra ngoài. Vì vậy khi trẻ có dấu hiệu bất thường, dễ cáu gắt, giảm trí nhớ, kém thông minh; thường mệt mỏi, đau đầu, chán ăn, da tái do thiếu máu, thường có những cơn đau bụng cấp (đau bụng chì), viêm thận kẽ... thì rất có thể đó là dấu hiệu của ngộ độc chì.
3. Người bị tiêu chảy
Mặc dù đây là bệnh lây nhiễm đường ruột, nhưng vi khuẩn gây bệnh lại xâm nhập thông qua khoang miệng. Vì thế, ở miệng của người bị tiêu chảy cũng có thể mang vi khuẩn gây bệnh. Khi hôn trẻ, những vi khuẩn này sẽ xâm nhập và lây bệnh cho các bé. Người mẹ khi hôn con hoặc dùng lưỡi thử độ nóng lạnh của thức ăn trước khi cho con ăn cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh kiết lị cho trẻ.
4. Người bị viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) gây ra. Các bác sĩ chuyên gia cho biết có rất nhiều đường lây nhiễm vi khuẩn HP. Thứ nhất, qua đường "miệng - miệng". Khoang miệng có thể được xem là nguồn lây nhiễm cũng như tái nhiễm HP.
Thứ hai, lây nhiễm H.pylori qua đường "dạ dày - miệng". Hiện tượng trào ngược dạ dày - thực quản có thể đưa vi khuẩn từ dạ dày lên miệng, và H.pylori bám vào các mảng cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm cao nhất vẫn là do cách ăn uống chung trong gia đình có người nhiễm HP.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori rất dễ lây lan qua đường miệng (Ảnh minh họa)
Từ những con đường lây lan trên, nếu như người bị nhiễm bệnh mà vô tình hôn môi trẻ hay dùng chung đồ với trẻ sẽ rất dễ khiến trẻ mắc bệnh.
5. Người bị bệnh răng miệng
Những người bị mắc bệnh răng miệng như sâu răng, viêm chân răng, viêm lợi...thì tuyệt đối không nên hôn trẻ. Bởi khi mắc các bệnh này, trong miệng sẽ có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Khi hôn bé, bắt buộc phải tiếp xúc trực tiếp với môi của trẻ, điều này vô tình đã truyền vi khuẩn gây bệnh đó sang cho bé khiến bé rất dễ bị phát bệnh.
6. Người bị cảm cúm
Vì khả năng miễn dịch của bé còn yếu, sức đề kháng kém nên việc tiếp xúc với người bị cảm, ốm, sốt là vô cùng nguy hiểm. Trẻ có thể bị nhiễm vi-rút cúm, thậm chí dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa hoặc hợp nhất viêm não, viêm cơ tim. Trước những người có dấu hiệu bị cảm cúm, mẹ nên từ chối khéo và không để tiếp xúc quá gần với trẻ.
Theo Khampha
5 cách uống nước hoàn toàn sai Hấp thu đủ chất lỏng có vẻ đơn giản khi chỉ cần uống nhiều nước hơn. Điều đó không sai nhưng có thể bạn đang có một vài cách uống nước sai lầm mà không hề nhận ra. Sai lầm 1: Không uống nước trước khi vận động Ngay cả khi bạn nhâm nhi một cái gì đó thường xuyên trong khi bạn...