Bị bố đánh vào đầu trong cơn tức giận, bé trai 3 tuổi vẫn như 1 đứa trẻ 4 tháng, cả đời tàn tật
Đánh con trai lúc 6 tháng tuổi, em bé tội nghiệp giờ phải ăn qua đường ống truyền và không thể tự ngồi, di chuyển, quay người hay lẫy dù đã gần 3 tuổi.
Bị đánh thức bởi tiếng khóc của con trai, người cha đã vô cùng giận dữ. Anh ta đã dùng tay đánh con trai 6 tháng tuổi của mình rất mạnh vào đầu. Hậu quả, em bé bị đa chấn thương sọ não. Và bác sĩ xác nhận, bé sẽ phải sống chung với cảnh tàn tật cả đời. Hiện tại, bé trai bất hạnh đó được 2 tuổi 8 tháng. Nhưng tuổi phát triển của con mới chỉ tương đương đứa trẻ 4 tháng mà thôi.
Bi kịch từ hành động trong cơn giận của người cha
Theo The Straits Times, tai nạn xảy ra vào 26/8/2016 ở Singapore. Người cha đã rất giận dữ khi con trai mới 6 tháng tuổi của mình không ngừng khóc và ra tay đánh con rất mạnh. Ngày 8/11/2018 vừa qua, người cha 30 tuổi đã được đưa ra tòa với tội danh gây chấn thương nghiêm trọng cho con trai.
Uỷ viên công tố Grace Chua cho biết: “ Phạm nhân đã hét lên: ‘Câm miệng lại. Nín ngay. Lát nữa, tao còn đi làm, mà mày lại làm ồn, tao không thể ngủ được’ rồi đánh nạn nhân một lần vào đầu bằng tay phải“.
Công tố viên Kumaresan Gohulabalan bày tỏ: “ Khi nạn nhân khóc vào ngày hôm đó, thay vì dỗ dành nạn nhân hay thậm chí kiểm tra để chắc chắn nạn nhân có ổn không thì phạm nhân đã phản bội lại sự tin cậy được trao gửi cho mình bằng cách không chỉ phớt lờ nạn nhân mà còn đánh vào thân thể nạn nhân“.
Bé trai đã bị bố đánh rất mạnh vì không ngừng khóc (Ảnh minh họa).
Một lúc sau, đứa trẻ bắt đầu nôn trớ ra sàn và ngủ thiếp đi. Vài tiếng sau, mẹ bé phát hiện con trai đang nửa tỉnh nửa mê và rất yếu. Bé được lập tức đưa vào Bệnh viện Phụ nữ và trẻ em KK. Chụp CT cho thấy, bé bị đa chấn thương sọ não. Ngoài ra, não bé cũng bị ứ dịch. Em phải ở lại bệnh viện suốt 7 tháng và cuối cùng được về nhà hôm 2/3/2017.
Điều đáng buồn là bé trai giờ đã bị tàn tật vĩnh viễn. Em không thể tự ngồi, di chuyển, xoay hay lật người được. Thức ăn, nước uống cũng phải truyền qua một cái ống vào người bé.
Công tố viên Chua cho biết thêm: “ Quan trọng là tiếp tục tiến hành can thiệp sớm và những lần tái khám chặt chẽ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra. Tuy nhiên, nạn nhân có vẻ cần có sự trợ giúp trong mọi hoạt động của cuộc sống thường ngày và việc di chuyển, đi lại“.
Hiện tại, bé trai gần 3 tuổi và anh bé, 4 tuổi, đang sống với cha mẹ nuôi tạm thời. Còn chị gái 2 bé thì sống cùng cha mẹ đẻ. Cha nuôi tạm thời của nạn nhân chia sẻ về tình trạng của bé trai trên: “ Có một lần, khi chiếc chăn che kín mặt, con đã không thể có phản ứng gì. Con cũng không thể nằm ngửa và cần được đặt nằm trên một chiếc giường dạng xe đẩy đặc biệt do tình trạng trào ngược axit dạ dày thực quản“.
Tuyệt đối không rung lắc khi bé quấy khóc (Ảnh minh họa).
Làm thế nào để giữ bình tĩnh khi em bé không ngừng khóc?
Video đang HOT
Khi trẻ khóc quấy mãi không thôi, bạn có thể bị thôi thúc bởi cảm giác phải làm bất cứ việc gì, miễn là bé ngừng khóc. Nhưng dù đó là điều gì, tuyệt đối không được đánh hoặc rung lắc trẻ.
Rung lắc trẻ rất nguy hiểm bởi cơ cổ của bé còn yếu và thường xuyên phải nỗ lực để đỡ đầu. Rung lắc bé do đơn thuần tức giận có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, bao gồm mù mắt, tổn thương não hoặc thiểu năng trí tuệ. Nó có thể đe dọa tính mạng bé hay thậm chí khiến bé tử vong.
Vài cách dỗ bé nín khóc
Trẻ sơ sinh thường khóc khi đói hoặc buồn ngủ. Việc đầu tiên bạn có thể thử là hoặc cho con ăn hoặc bế con lên để vỗ về, ru ngủ. Ngoài ra, hãy kiểm tra xem con có cần thay tã không.
Nếu thời điểm con khóc đã gần tới giờ ngủ ngắn, bạn có thể thay đổi tư thế của trẻ hoặc ru vỗ nhẹ nhàng để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Nếu các cách này đều không hiệu quả, có thể con bạn chỉ cần sự chú ý của bạn hay một chút thời gian được bạn âu yếm mà thôi.
Một số nguyên nhân phổ biến khiến bé sơ sinh khóc:
- Buồn ngủ hoặc mệt mỏi.
- Tè ướt bỉm hoặc bỉm bị bẩn.
- Đói.
- Bị kích thích quá nhiều do tiếng ồn hoặc hoạt động.
- Đau bụng, trào ngược dạ dày – thực quản hay dị ứng đồ ăn.
- Đau hay bệnh.
- Đầy hơi.
- Nỗi lo lắng, sợ hãi người lạ.
Bế con áp vào người mình và trò chuyện với con hoặc hát cho con nghe. Nói với con rằng con đang ổn mà (Ảnh minh họa).
Rất nhiều lần, bé có vẻ hoàn toàn ổn nhưng nhất định không chịu dừng tiếng khóc. Những lúc như vậy, điều quan trọng nhất là giữ bình tĩnh và thử tiếp một trong những việc sau:
- Bế con áp vào người mình và trò chuyện với con hoặc hát cho con nghe. Nói với con rằng con đang ổn mà.
- Thử đi ra ngoài. Bước ra ngoài trời, đi dạo nhanh hoặc lên ô tô đi vài vòng ngắn có thể giúp xoa dịu con bạn.
- Nhắc nhở bản thân rằng cảm giác tức giận bởi tiếng khóc không ngừng nghỉ của con bạn là hoàn toàn bình thường. Nhưng giận dữ không giúp ích gì. Đôi khi, trẻ chỉ cần khóc ra cho thỏa. Trẻ sơ sinh cũng có cảm nhận mà.
- Trong trường hợp bạn là người duy nhất xử lý tình trạng em bé đang khóc, hãy nghỉ một chút khi bạn cảm thấy cần phải như vậy. Đề nghị chồng bạn hoặc một người bạn thân thay bạn một chút cho tới khi bạn bình tĩnh trở lại.
- Khi bạn đã thử gần như mọi cách và em bé vẫn cứ quấy khóc, hãy tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp từ chuyên gia sức khỏe.
Nguồn: Strait Times, Parent
Mẹ Việt kể chuyện sinh con ở Mỹ như đi nghỉ dưỡng ở thiên đường, ra về thanh toán viện phí hết 0 đồng
"3 ngày ở bệnh viện của mình như ở thiên đường vậy, chỉ có sáng ngủ dậy xuống giường đi ra nhìn con, còn mọi thứ đều có y tá lo hết", mẹ Việt nhớ lại kỉ niệm sinh con ở Mỹ cách đây hơn 1 năm.
Chuyện đi sinh con ở Mỹ trước nay vẫn được các mẹ kể lại như một trải nghiệm rất tuyệt vời và không thể nào quên. May mắn thay, chị Thiên Kim (hiện đang sống tại bang Virginia, Mỹ) cũng đã có cơ hội được tận hưởng những điều tuyệt vời đó khi sinh mổ hai em bé sinh đôi cách đây ít lâu. Và theo như lời chị Thiên Kim, " mình đi sinh mà tưởng chừng như đi nghỉ dưỡng, chẳng phải chuẩn bị bất kỳ một thứ gì ngoại trừ bộ quần áo mặc cho con khi từ viện về. Đặc biệt nhất là bảo hiểm thanh toán 100%, gia đình mình chẳng mất đồng nào".
Chị Thiên Kim và hai bé sinh đôi.
Hai bé hiện đã được 1 tuổi nhưng trải nghiệm về những ngày sinh nở tuyệt vời vẫn khiến chị Thiên Kim nhớ mãi.
Hơn 36 tuần thai, chị Thiên Kim bước vào cuộc vượt cạn sớm hơn so với dự định vì mang thai đôi. Ngày đi sinh, chị được y tá đẩy xe vào phòng mổ để gây tê tủy sống. Khi cảm nhận nửa dưới người tê hoàn toàn, không còn một cảm giác gì nữa, y tá kéo màng che cách bụng và mặt chị. Chỉ chốc lát sau, ca mổ diễn ra tốt đẹp. Chồng chị vẫn ngồi bên cạnh chị nắm tay, nghe tiếng con khóc mừng rối rít, chạy lại bên con. " Mình chỉ cảm giác như có cái gì đè bụng mình, không hề đau một tí nào. Thế mà nghe một tiếng khóc, rồi lại đến tiếng khóc thứ 2 cách sau đấy chỉ 1 phút. Rồi chồng mình và con được về phòng trước. 7 tiếng sau khi mổ, mình đã có thể tự bước đi".
Chị Thiên Kim cũng tâm sự, đến sáng hôm sau ngày sinh là chị đã có thể dậy đi như bình thường, rất nhẹ nhàng. Ngày thứ 3 sau mổ, chị đã có thể tự đi vệ sinh, đi tắm, đánh răng, cho con bú hay tự phục vụ mọi thứ một mình. Dường như với chị, niềm vui được làm mẹ đã khiến mọi nhọc nhằn tan biến hết. Bên cạnh đó, lý do khiến chị hồi phục nhanh đến như vậy còn phải kể đến điều kiện đi sinh chẳng khác gì một khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Hai em bé chào đời mạnh khỏe trong niềm vỡ òa hạnh phúc.
Hai em bé được đảm bảo điều kiện tốt nhất tại bệnh viện của Mỹ.
Chị kể lại: "Không biết nói gì hơn ngoài từ 100% hoàn hảo để đánh giá dịch vụ ở đây. Mỗi ngày đều có 2 y tá vào chăm mình, một người là khám vết thương, một người cho uống thuốc, rửa ráy, thay bỉm... và 2 y tá vào chăm sóc cho con. Cứ 2-3 tiếng họ lại vào chăm con mình một lần, cho bú, thay tã, cho ợ, tắm cho con. Mọi thứ đều được y tá làm hết. Mình đi sinh không mang gì theo hết ngoài bộ đồ cho con khi ra viện, 2 khăn tắm, 4 khăn sữa. Mọi thứ ở bệnh viện cho hết, từ sữa công thức, khăn, tã, khăn quấn bé, tã cho mẹ, sữa tắm, lược, bàn chải... Mình cứ tưởng mình đi nghỉ dưỡng chứ không phải đi sinh".
Những điều kiện tuyệt vời ở bệnh viện của Mỹ còn khiến chị Thiên Kim cảm thấy như ở... thiên đường: " 3 ngày ở bệnh viện của mình như ở thiên đường vậy, chỉ có sáng ngủ dậy xuống giường đi ra nhìn con. Còn y tá sẽ bế con lên giường cho em chơi, rồi bế con lại cho con ngủ, mọi thứ y tá đều lo hết. Ngay cả việc bế con đi làm tất cả các loại xét nghiệm hay kiểm tra sức khỏe gì đi nữa, cũng là một tay y tá làm hết. Mình chỉ việc nghỉ ngơi để hồi sức lại thôi. Ở đây, tất cả mọi người đều ân cần, chỉ cần mình bấm chuông thì sẽ có mặt ngay lập tức 24/24 để phụ mình".
Bố bế 2 bé sau khi vừa lọt lòng mẹ.
Việc ăn uống sau sinh ở bệnh viện Mỹ cũng hoàn toàn khác xa với truyền thống Việt Nam. Chị Thiên Kim kể lại: " Một điểm cộng tuyệt vời nữa là những bữa ăn. Sau sinh mình sẽ phải uống mỗi ngày 3 lít nước đá, ăn đá lạnh để có tác dụng nhanh xẹp dạ con. Nước cam cũng được uống mỗi ngày để nhanh lành vết thương. Ăn nhiều thịt bò để bổ máu. Ăn soup gà, bánh cookie, uống sữa, ăn kem, ăn trái cây... theo đúng nhu cầu của mình chứ chẳng cần phải kiêng cữ bất cứ một thứ gì. Còn nhớ có hôm mình thèm phở, mình nhờ chồng ra ngoài mua phở về cho ăn. Nhưng bếp bệnh viện vẫn nhắc phải order đồ ăn, không ăn cũng order và để đấy tối chồng về ăn hộ. Họ quan tâm đến mình từng nhu cầu nhỏ lắm".
Một trong những bữa ăn sau sinh chị Thiên Kim chụp lại.
Chia sẻ lại hành trình mang thai của mình, chị Thiên Kim kể: "Mình mang thai đôi theo phương pháp tự nhiên, sau 5 tháng ngóng con. Thai kỳ diễn ra nhẹ nhàng, mình chỉ nghén vài tuần từ giữa tháng thứ 2 đến tháng thứ 3. Mình thèm ăn rất nhiều thứ mà trước nay chưa hề thèm như bánh donut, nước đá, cafe sữa, các món ăn nhanh và tất cả các món ngọt. Mình siêu âm và biết được thai đôi vào tuần thứ 12, đến tuần thứ 14 đã cảm nhận được con máy trong bụng".
Annie và Sophie bé bỏng đã chào đời theo cách thật đặc biệt.
Ở tuần thứ 22 thai kỳ, chị về Việt Nam chơi khoảng 2 tháng. "Mọi việc ở Việt Nam đều diễn ra suôn sẻ, mình ăn nhiều đến mức cứ tính tiền ra khỏi tiệm là đã bị đói tiếp. Ở Việt Nam có hơn 1 tháng nhưng hầu như bà bán quà vặt nào trong cái chợ đầu hẻm cũng biết mình. Rồi mình quay trở về Mỹ vào tuần thứ 31 để chuẩn bị sinh con. Mình được phép đi máy bay bởi vì có giấy xác nhận của bác sĩ khám thai cả ở Việt Nam và cả ở Mỹ về việc thai phụ hoàn toàn đủ sức khỏe để di chuyển giữa hai nước".
Tuần thứ 34 đi khám thai ở Mỹ, cân nặng của mỗi bé nặng khoảng 2,5kg. Đến tuần thứ 35, chị Thiên Kim nhận được chỉ định của bác sĩ sẽ mổ vào tuần sau đó, khi thai được 36 tuần 5 ngày. "Lúc đó mình nhớ y tá siêu âm xong và vợ chồng mình ngồi chờ bác sĩ vào nói chuyện. Mới đầu, bác sĩ nói con ổn và hỏi mình đã lấy hẹn cho kỳ sinh chưa. Mình ngạc nhiên vì ngày dự sinh của mình là 3 tháng 11 mà khi ấy mới cuối tháng 9. Mình hỏi đi hỏi lại bác sĩ, bà vẫn khăng khăng bảo nhất định phải mổ sớm vào tuần sau, mọi ca sinh đôi đều phải mổ sớm hơn dự định".
Hai bé Annie và Sophie nay đã hơn 1 tuổi, trộm vía luôn như hai thiên thần nhỏ mang đến niềm vui bất tận cho gia đình.
Trên đường về, chị Thiên Kim đã khóc vì lo lắng khi em bé còn quá nhỏ, mẹ muốn giữ thêm con ở lâu hơn trong bụng cũng không được. Dường như vị bác sĩ rất hiểu nỗi lòng của chị nên đã gọi điện luôn cho chị vào lúc đó. Bà trấn an chị rằng việc có thai sinh đôi mổ bắt con ra sớm hơn những em bé sinh 1, đó là điều hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì cả. Hơn thế, chị Thiên Kim mang thai đôi, 1 bánh nhau 2 túi ối nên càng phải bắt ra sớm vì nếu giữ bé càng lâu trong bụng, đến khi bánh nhau già sẽ hút lại chất từ em bé, hoặc có trường hợp một bé sẽ hút chất dinh dưỡng của bé còn lại dẫn đến một bé lớn và 1 bé nhỏ, nghiêm trọng có thể mất 1 bé.
Nhờ sự giải thích và động viên kịp thời từ bác sĩ, chị Thiên Kim đã hoàn toàn yên tâm bước vào ca sinh mổ khi mới hơn 36 tuần. Cuối cùng, mọi thứ cũng đã diễn ra một cách hoàn hảo và mang lại cho chị một trải nghiệm tuyệt vời không thể nào quên. Hai bé hiện nay đã được 1 tuổi, lớn lên trộm vía rất ngoan ngoãn và xinh xắn như hai thiên thần nhỏ đối với gia đình chị Thiên Kim.
Theo Helino
Kỳ diệu: 2 thai nhi được phẫu thuật sửa đốt sống ngay trong bụng mẹ Dù chưa sinh ra, 2 thai nhi bị nứt đốt sống đã được bác sĩ phẫu thuật ngay từ trong bụng mẹ, mở ra cơ hội mới cho hàng nghìn trẻ. Nưt đôt sông la tinh trang tuy sông thai nhi phat triên không binh thương, tạo ra khoảng hở gây nguy cơ tan tât năng nê cho tre khi lơn lên. Đây...