Bị bắt vì quan hệ ngoài bãi cỏ nơi công cộng
Một cặp đôi đã vô tình bị một em bé bắt gặp khi đang “tình tứ” tại một bãi cỏ ở bên ngoài văn phòng khám bệnh nhi.
Juliet Ruffner Bender, 39 tuổi, và James Albert Mapstone, 45 tuổi, đã bị buộc tội gây rối nơi công cộng khi đang trong tình trạng say rượu. Cả hai đã bị một em bé bắt gặp khi đang quan hệ tại một bãi cỏ cạnh văn phòng khám chữa bệnh cho trẻ em
Một nhân viên đã gọi cho cảnh sát sau khi được “nhân chứng” kể lại và miêu tả họ đang “lăn” vào nhau. Sự việc xảy ra tại St Petersburg, Florida vào ngày 7/4 vừa qua. Cả hai đã được thả khi phải trả số tiền bảo lãnh là 1.000$.
Juliet Ruffner Bender và James Albert Mapstone
Nơi xảy ra vụ việc
Đây không phải lần đầu tiên Juliet Ruffner Bender phạm tội, cô đã từng bị bắt vì tội mua bán ma túy trái phép và gây ra tai nạn khi đâm phải một chiếc ô tô. Văn phòng bệnh nhi thường mở cửa đến 23h mỗi ngày, và nhận điều trị, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân từ trẻ sơ sinh đến 21 tuổi.
Video đang HOT
Theo ANTD
Kẹt lại ở Malaysia
Đã mãn hạn tù tại Malaysia từ ngày 8-11-2011 nhưng đến tận hôm nay, năm hết tết đến, 28 trong tổng số 46 ngư dân Bạc Liêu vẫn chưa được về nước.
Ông Cao Hoàng Mãnh, đại diện chủ tàu Lý Văn Liễu, đến nhà thăm hỏi bà Trương Thị Nhỏ có con trai còn ở Malaysia chưa biết ngày về - Ảnh: P.Nguyên
Nhà bà Trương Thị Nhỏ rách nát, tồi tàn nằm sâu trong một con đường đất ngoằn ngoèo tại ấp Cái Tràm, xã Long Thạnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Nhắc về con trai Trương Văn Dương, là lao động chính trong nhà, bà rơm rớm nước mắt. Bà Nhỏ cho biết Dương đi làm cho tàu đánh cá của ông Lý Văn Liễu từ tháng 5-2011 và bị Malaysia bắt vào cuối tháng 6-2011. Từ ngày Dương bị bắt, gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ, nợ nần, không có tiền để lo cho con, tất cả chỉ trông chờ chủ tàu và chính quyền hỗ trợ. Ngày tết gần đến mà trong nhà chẳng có thứ gì, bà Nhỏ mặt buồn xo nói: "Không có lấy một đồng để mua gạo, nói gì đến tết".
Chủ tàu cũng kêu khổ
Ông Cao Hoàng Mãnh, người quản lý tàu cá và là con rể của ông Lý Văn Liễu, cho biết sau khi tàu cá bị bắt, ông đã sang tận Malaysia để lo cho ngư dân của mình. Nhưng vì tàu, ngư cụ bị tịch thu hết nên ông lâm vào cảnh túng quẫn, không còn đủ điều kiện để đưa họ về. Ông Mãnh nói cách đây vài tháng, có một tay "cò" ở TP.HCM chủ động gọi ông nói sẽ đưa 13 ngư dân của ông về với giá 8 triệu đồng/người.
Còn bà chủ tàu cá Lữ Hoàng Oanh, chiếc tàu có 15 ngư dân bị bắt trong đó có chồng bà Oanh, cũng nói bà không còn tiền để lo cho ngư dân về nước. Những ngày này, thân nhân các ngư dân bị bắt đến tìm bà chửi mắng, thậm chí còn nộp đơn lên chính quyền thưa bà. Tiếp chúng tôi trong thái độ dè chừng, bà cho biết các ngư dân bị kết án 4 tháng tù, tất cả tàu bè, ngư cụ đều bị tịch thu. Mất hết tài sản, vốn liếng đi biển nên giờ đây bà lâm nợ nặng nề, hằng tháng phải chạy vay nợ nóng trả lãi. Bà Oanh tâm sự: "Chồng tôi có điện về nói cố gắng lo tiền cho mỗi ngư phủ 8 triệu đồng sẽ có "cò" lo thủ tục đưa anh em về nước. Nhưng tôi biết tìm đâu ra trên 100 triệu đồng vào thời điểm này".
Có tất cả ba tàu cá ở Bạc Liêu bị phía Malaysia bắt giữ. Được biết những chủ tàu này thông qua một "cò" để làm giấy tờ đi Malaysia khai thác cá, tuy nhiên tay "cò" này đã làm giấy tờ giả nên các tàu bị bắt giữ. Hiện các chủ tàu đã làm đơn tố cáo tay "cò" này tại Công an tỉnh Bạc Liêu.
Phải làm cam kết chứng thực bảo lãnh
Bà Cao Xuân Thu Vân, quyền chánh văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết UBND tỉnh được báo việc ba tàu cá và 48 ngư dân bị bắt tại Malaysia và đã liên hệ phía chủ tàu và Bộ Ngoại giao tìm cách giải quyết. Đến nay có 18 người về nước sau khi mãn hạn tù, còn 28 người khác do phía chủ tàu không đủ khả năng tài chính để đưa họ về. UBND tỉnh cứ nghĩ 46 ngư dân được về cùng lúc và cũng không được thông báo về 28 người đang bị mắc kẹt, chỉ đến khi người nhà ngư dân lên phản ảnh mới biết.
Theo quy định, khi chủ tàu không có năng lực tài chính thì UBND tỉnh có trách nhiệm giúp đỡ người dân bằng cách hướng dẫn chủ tàu làm cam kết chứng thực bảo lãnh để UBND tỉnh xác nhận với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Quỹ bảo hộ công dân VN ở nước ngoài. Khi đó Quỹ bảo hộ công dân VN ở nước ngoài rót kinh phí để Đại sứ quán VN ở Malaysia mua vé máy bay cho các ngư dân về. Số tiền Quỹ bảo hộ công dân VN ở nước ngoài bỏ ra chủ tàu phải có trách nhiệm trả lại và UBND tỉnh chịu trách nhiệm thu hồi.
Bà Vân cho biết hai chủ tàu mới làm cam kết chứng thực bảo lãnh ngư dân về vào ngày 13-1-2012. Trong ngày 16-1, UBND tỉnh sẽ liên hệ với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) và Quỹ bảo hộ công dân VN ở nước ngoài làm những thủ tục cần thiết để sớm đưa số người này trở về nước.
Theo Tuổi Trẻ
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng bảo lãnh đại tá Gaddafi Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 10-6 cho biết, ông đã gửi thông điệp sẵn sàng "bảo lãnh" cho đại tá Muammar Gaddafi ra khỏi Libya nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi từ nhà lãnh đạo Libya này. Trả lời phỏng vấn đài NTV, ông Erdogan cho hay: "Ông Gaddafi không còn con đường nào ngoài rời bỏ Libya với...