Bị bắt quả tang xả thải, hối lộ “hiệp sĩ” xin bỏ qua
Lúc 9 giờ ngày 13-12, “hiệp sĩ” Nguyễn Thanh Hải cùng các đồng đội là Thạch Đạt, Nguyễn Tấn Giàu, Nguyễn Thành Châu.
Nhận được tin báo của người dân ngụ trên đường Tạo Lực 1, thuộc khu phố 3, phường Phú Tân (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) cho biết có xe hút hầm cầu thường xuyên xả chất bẩn tại bãi đất trống trong khu phố khiến cả khu dân cư bị ô nhiễm trầm trọng.
Các “hiệp sĩ” đã theo dõi, đến 12 giờ cùng ngày thì phát hiện xe ô tô biển số 54M-9511 dừng ngay bãi đất trống trên để xả phân. Các “hiệp sĩ” đề nghị dừng ngay việc xả thải, đồng thời mời tài xế và lơ xe về trụ sở công an làm việc. Tuy nhiên, cả hai người này lên xe ô tô bỏ chạy. Các “hiệp sĩ” đuổi theo khoảng 6 km thì chặn được, buộc tài xế cùng lơ xe đưa ô tô hút hầm cầu về trụ sở công an. Trên đường đi, tài xế xe đã đưa 4 triệu đồng để hối lộ nhưng nhóm “hiệp sĩ” nhất quyết từ chối.
Tại Công an phường Phú Tân, tài xế khai tên Lê Văn Hua (quê Thái Nguyên), phụ xe tên Nguyễn Đăng Quang (Hà Nam). Hiện vụ việc đang được công an tiếp tục điều tra.
Video đang HOT
Theo Dantri
90% chất thải nguy hại không biết đi đâu, về đâu
Đổi chất thải nguy hại từ hộ gia đình lấy quà tại Ngày hội tái chế TP.HCM - Ảnh: Mai Vọng
PGS.TS Lê Thanh Hải - Phó viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên (ĐH Quốc gia TP.HCM) - đã cho biết như vậy tại hội thảo Hiện trạng và lựa chọn công nghệ xử lý chất thải công nghiệp, chất thải y tế phù hợp với điều kiện Việt Nam diễn ra vào ngày 7.12 tại TP.HCM.
Theo Thông tư 12/2011/TT-BTNMT, chất thải nguy hại được phân loại theo 19 nhóm nguồn và dòng thải chính. Đó là các chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than; ngành sản xuất hóa chất vô cơ, hữu cơ, ngành nhiệt điện, luyện kim, vật liệu xây dựng và thủy tinh; chế biến gỗ, giấy và bột giấy; chế biến da, lông và dệt nhuộm; từ ngành y tế và thú y; từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng; từ hộ gia đình; dầu thải, nhiên liệu lỏng, dung môi hữu cơ; từ bao bì, chất hấp thụ, giẻ lau;...
Theo PGS.TS Lê Thanh Hải, hiện số liệu về tổng lượng chất thải nguy hại hằng ngày tại TP.HCM có nhiều con số khác nhau, có số liệu nói 320 tấn/ngày, nhưng theo điều tra của cá nhân ông thì có đến 460 tấn/ngày.
Năng lực xử lý chất thải nguy hại của các công ty tại TP.HCM chỉ có thể xử lý được khoảng 10% trên tổng lượng chất thải đó, như vậy 90% còn lại không biết đi đâu, về đâu, ông Hải cho biết.
Cũng theo ông Hải, có thể có một lượng chất thải nguy hại chưa được xử lý đã được thu gom chung với chất thải công nghiệp và có thể một phần nào đó đã đi vào trong bãi rác sinh hoạt. Nếu như vậy thì nguy hại cho các bãi rác này, vì nó là chất độc hại, khi xâm nhập vào rác sinh hoạt hữu cơ, sẽ làm cho bãi rác không xẹp xuống theo thời gian mà vẫn cứ cao như ban đầu.
Ông Hải cũng cho biết, cái khó hiện nay là các doanh nghiệp có nguồn chất thải nguy hại tự kê khai nguồn thải và họ không biết đó có phải là chất thải nguy hại hay không, vì hệ thống để phân tích chất thải nguy hại chưa được phát triển tốt và năng lực của doanh nghiệp còn hạn chế.
Ông nói thêm, muốn biết chất thải đó có ở ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định hay không thì phải mang đi phân tích, nhưng thiết bị để phân tích của Việt Nam hiện nay còn quá hạn chế. Điều này dẫn đến một là định tính, hai là định lượng rồi kê khai đại ra và thông thường thì lượng kê khai thấp hơn nhiều so với thực tế.
Một lo ngại khác từ Công ty Môi trường đô thị TP.HCM, đó là hiện nay chưa có quy định về quản lý chất thải công nghiệp không nguy hại, đặc biệt là bùn thải, vì vậy đang xuất hiện xu hướng chuyển mã bùn thải từ nguy hại thành không nguy hại của các chủ nguồn thải nhằm giảm nhẹ chi phí xử lý.
Nhận xét về hiện trạng công nghệ xử lý chất thải nguy hại hiện nay, PGS.TS Lê Thanh Hải nói: Nhìn chung, số lượng chất thải nguy hại được thu gom và xử lý bởi các đơn vị do Tổng cục Môi trường cấp phép chưa đáp ứng được yêu cầu về xử lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.
Công nghệ xử lý cũng không đồng bộ, một số chất thải chỉ áp dụng công nghệ tiền xử lý. Mức độ tự động hóa cũng không cao do chi phí đầu tư thấp và một phần do trình độ công nghệ.
PGS.TS Lê Thanh Hải cho rằng, việc xử lý chất thải nguy hại hiện đang là vấn đề bức xúc còn lớn hơn xử lý rác thông thường. Để thu gom và xử lý triệt để chất thải nguy hại, mỗi tỉnh thành cần có ít nhất một nơi xử lý tập trung.
Theo TNO
Chưa đủ giấy phép đã khai thác titan Dù chưa đủ giấp phép theo quy định, nhưng Công ty TNHH Thương mại Đức Cảnh (gọi tắt là Đức Cảnh) đã cho khai thác titan ở thôn Thiện Ái 2, xã Hòa Thắng (H. Bắc Bình, Bình Thuận). Theo ông Trần Vũ Minh Tùng- Trưởng phòng khoáng sản (Sở TN-MT) Bình Thuận, thì dự án titan Đức Cảnh rộng 64 ha, được...