Bị bắt quả tang ăn trộm trứng gà, rắn hổ mang vội vàng nôn trả để tẩu thoát
Con rắn hổ mang đã nôn tổng cộng 9 quả trứng từ trong bụng ra.
Video: Rắn hổ mang nôn trả 9 quả trứng vừa nuốt vào bụng
Mới đây, một con rắn hổ mang đã lẻn vào chuồng gà của một hộ gia đình ở Hyderabad, miền Nam Ấn Độ. Khi lẻn vào trong, nó đã giết chết con gà mái và ăn trộm toàn bộ số trứng trong ổ.
Sau khi đánh chén no nê, con rắn nặng nề bò ra ngoài thì bị một người đàn ông phát hiện. Người đàn ông này đã dùng một chiếc gậy để xua đuổi rắn. Thế nhưng, dù có muốn tẩu thoát ngay lúc đó, con rắn cũng “lực bất tòng tâm” vì cái bụng quá nặng.
Cận cảnh rắn hổ mang nôn trả trứng.
Vì vậy, con rắn cuối cùng đã phải nôn trả bữa ăn vừa đánh chén từ trong bụng ra. Từng quả trứng cứ thế từ miệng con rắn tuôn ra ngoài. Tổng cộng có tới 9 quả trứng. Sau khi nôn trả toàn bộ số trứng, con rắn nhanh chóng trườn đi vào bụi cây.
Hầu hết rắn thường nuốt trọn con mồi như chim, trứng chim, cá, ếch, thằn lằn,… trước khi nằm dưới ánh mặt trời để tiêu hóa thức ăn. Trên thực tế, con rắn cần rất nhiều thời gian để tiêu hóa một bữa ăn và chúng có thể tồn tại trong nhiều tháng sau đó mà không cần ăn nữa.
Theo saostar.vn
Nơi rác thải là vàng
Trung tâm xử lý rác thải tại Benin, Tây Phi, đã giúp biến vật vô giá trị trong gia đình thành khí sinh học và mang lại lợi nhuận cho người dân.
Các nhân viên làm việc tại trung tâm xử lý rác thải ở làng Houegbo, Benin, do quỹ ReBin thành lập. Ảnh: AFP.
"Rác của chúng tôi đã trở thành vàng. Chúng tôi không vứt rác đi nữa mà sử dụng chúng để tạo lợi nhuận", AFP dẫn lời Alphonse Ago, người dân tại làng Houegbo, phía nam Benin, cho biết.
ReBin, một quỹ phát triển bền vững của Thụy Điển, đã xây dựng trung tâm xử lý rác thải rộng 1,3 ha tại ngôi làng vào cuối năm ngoái. Mỗi tuần cơ sở này biến khoảng 6 tấn rác thải hữu cơ thành 200 m3 khí biogas (hay còn gọi là khí sinh học), giúp tiết kiệm khoảng 164 tấn gỗ được dùng làm than củi. Trung tâm cũng lên kế hoạch sản xuất khoảng 400 tấn phân bón hữu cơ mỗi năm.
Tới nay, khoảng 100 hộ gia đình trong khu vực đã đồng ý cung cấp rác thải cho trung tâm hàng ngày. Mỗi 10 kg rác mang lại cho họ 250 CFA francs (khoảng 57 xu Mỹ), được trả bằng tiền mặt hoặc qua thẻ tín dụng để mua khí biogas. Nhiên liệu là mặt hàng quý giá ở vùng nông thôn này, nơi nguồn điện vẫn còn khan hiếm.
Agnes Avoce, một nhân viên bán hàng và là mẹ của 5 đứa con, đeo một chiếc túi lớn chứa khí biogas trên lưng trong sự hào hứng. Bà cho biết loại khí này sạch và giúp nấu nướng hiệu quả hơn so với than củi, nên rất vui lòng với sự chuyển đổi này. Ngoài Avoce, 5 phụ nữ khác cũng đang xếp hàng để mang túi khí về.
Symphorien Adonon, 35 tuổi, mỉm cười khi nhận khoản tiền được trả nhờ việc đóng góp rác thải. "Bây giờ tôi có đủ tiền để mua đồ cho bữa tối rồi", anh nói. Ngoài rác thải do các hộ gia đình mang đến, tổ chức phi chính phủ Astome tại địa phương cũng tham gia việc thu gom.
"Mỏ vàng" từ rác thải
Lượng rác thải lớn gồm rất nhiều vỏ dứa tại làng Houegbo đã thu hút sự chú ý của Mark Giannelli, người sáng lập quỹ ReBin, và truyền cảm hứng giúp ông thành lập trung tâm xử lý tại Houegbo. "Tôi nhận thấy đây không phải là một vấn đề mà là cơ hội. Tôi nghĩ rằng đây là một mỏ vàng", Giannelli cho biết.
Mark Giannelli, người sáng lập quỹ ReBin, giới thiệu trung tâm xử lý rác thải do ông thành lập tại làng Houegbo, Benin. Ảnh: AFP.
Benin là quốc gia xuất khẩu dứa lớn thứ tư châu Phi. Tại làng Houegbo, nơi có một trong những khu chợ đông đúc nhất khu vực, các nguồn dữ liệu tại địa phương ước tính hơn một tấn rác thải mỗi ngày là từ loại quả này.
Giannelli tiết lộ ông từng tìm kiếm khu vực tiềm năng cho dự án tại Ghana và Togo, hai nước láng giềng của Benin. Tuy nhiên, việc người dân địa phương nhiệt tình đón nhận ý tưởng đã thuyết phục ông xây dựng trung tâm tại đây.
Theo Giannelli, mục tiêu của dự án là thiết lập "một ngành kinh tế thực sự nhằm phục vụ người dân và bảo vệ môi trường". "Chúng ta phải xem xét vấn đề dưới góc độ địa phương và sửa đổi cho phù hợp với các giải pháp tại chỗ", ông giải thích.
Giannelli hy vọng khi dự án tại Houegbo đạt kết quả ổn định, ông có thể mở rộng mô hình tới những thành phố lớn hơn và để các doanh nghiệp địa phương điều hành. Sewai Mardochee, giám đốc trung tâm, cũng đề xuất việc áp dụng mô hình này tại toàn bộ 77 đô thị ở Benin. "Sau đó chúng tôi có thể tạo việc làm và làm sạch môi trường sống bằng cách giảm sử dụng củi và than", ông cho biết.
Nicolas Hounje, một quan chức về hưu tại làng Houegbo, đã tự ứng cử vị trí tiếp quản công ty. "Chúng tôi không biết rằng rác cũng có thể trở thành nguồn hạnh phúc", ông nói.
Ánh Ngọc
Theo Vnexpress
Bắt cóc, cưỡng hiếp tiếp viên quán rượu, tên tội phạm lẩn trốn hơn 2 thập kỷ nhưng cuối cùng chịu đầu thú vì lý do không ai ngờ tới Việc Chan quyết định nhận tội cho hành vi sai trái của hắn trong quá khứ nhận được sự ủng hộ của tất cả mọi người song không ai ngờ rằng lý do đằng sau câu chuyện tự nguyện đi đầu thú của hắn. Chan Kim Hyung là cựu viên cảnh sát, sau này chuyển sang nghề kinh doanh điện thoại di động....