Bị bắt lỗi bản đồ thiếu Đài Loan, ngân hàng TQ dội bom tin nhắn khách
Giáo sư làm việc tại Thượng Hải chia sẻ lỗi dịch thuật tiếng Anh trên tấm áp phích ở một ngân hàng, nhưng không nhận ra tấm hình bản đồ Trung Quốc thiếu mất đảo Đài Loan.
Jason Chu, giáo sư đại học tại Thượng Hải, sau khi nhận ra lỗi tiếng Anh trên áp phích tại chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) đã chia sẻ phát hiện của mình trên mạng xã hội Weibo ngày 12/11.
Trong hình ảnh được Chu chụp lại, những vật dụng như dù, xe nôi và xe lăn được chi nhánh ngân hàng dịch thành “bảng viết”. Ông không nhận ra bản đồ trong hình ảnh cũng thiếu mất đảo Đài Loan mà Trung Quốc luôn khẳng định là một phần lãnh thổ.
Chi nhánh của ICBC tại Thượng Hải bị cáo buộc quấy rối khách hàng. Ảnh: Reuters.
“Tôi không để ý tấm bản đổ. Tôi chỉ nhìn thấy vấn đề dịch thuật tiếng Anh”, Chu cho biết. Những “thánh soi” trên mạng xã hội nhanh chóng nhận ra điểm bất thường trên bản đồ.
Chỉ vài tiếng sau khi chia sẻ hình ảnh, Jason Chu nhận được vô số tin nhắn trên điện thoại và ứng dụng WeChat yêu cầu gỡ bài viết. Đồng nghiệp và bạn bè của ông cũng được nhân viên ICBC liên hệ nhằm gây sức ép.
Video đang HOT
Một tin nhắn cho biết toàn bộ chi nhánh ICBC tại Thượng Hải đang hoảng loạn vì bài viết của Jason Chu. Nhiều nhân viên của chi nhánh sợ mất việc vì dùng “bản đồ có vấn đề”.
Trong một chia sẻ trên WeChat, vị giáo sư tiết lộ có 4 nhân viên ngân hàng ICBC đứng trước căn hộ lúc 22h20 ngày 12/11 chờ ông về. Những người này cho biết đã tìm ra địa chỉ nhà ông nhờ thông tin tài khoản. Họ yêu cầu ông gỡ bài viết để chi nhánh không bị vạ lây.
Áp phích hướng dẫn trong chi nhánh ICBC được Jason Chu chỉ ra nhiều lỗi dịch thuật tiếng Anh. Ảnh: Weibo.
Jason Chu khẳng định mình không có lỗi khi ngân hàng dùng bản đồ và dịch thuật sai, vì vậy không chấp nhận gỡ bài viết khỏi Weibo. Ông cũng cho rằng chi nhánh của ICBC đã xâm phạm đời tư của ông và có hành vi quấy rối, theo South China Moring Post.
Đại diện ICBC Thượng Hải ngày 15/11 thông báo đã nhận phản hồi từ “một khách hàng” về rắc rối ở chi nhánh. Nhân viên tìm cách liên hệ khách hàng sau khi đã điều chỉnh sai sót, nhưng người này cáo buộc đời tư của ông bị ảnh hưởng.
Jason Chu cũng xác nhận đã nhận được tin nhắn xin lỗi từ nhân viên ICBC. Ông ghi nhận chi nhánh Thượng Hải đã điều chỉnh bản đồ và lỗi dịch thuật trên tấm áp phích gây tranh cãi. Tuy nhiên, vị giáo sư vẫn giữ ý định nộp đơn khiếu nạn cho Ủy ban Quản lý Ngân hàng Thượng Hải.
“Tôi hy vọng ủy ban sẽ cân nhắc thanh tra hành vi có vẻ là bất hợp pháp của ICBC nhằm củng cố sự tôn trọng pháp luật trong ngành tài chính Trung Quốc”, Chu cho biết.
Theo news.zing.vn
Tiết lộ chấn động về vũ khí siêu vượt âm DF-17 của Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo mang phần chiến đấu dạng tàu lượn siêu vượt âm với mã ký hiệu DF-17 đã được Trung Quốc giới thiệu trong lễ duyệt binh hôm 1/10 và thu hút sự quan tâm rất lớn từ truyền thông quốc tế.
Theo các thông tin ban đầu từ truyền thông Trung Quốc, quá trình phát triển DF-17 diễn ra từ năm 2009, thử nghiệm đầu tiên được tiến hành vào năm 2014. Tình báo Mỹ sau khi phát hiện việc Bắc Kinh thử vũ khí mới đã đặt cho nó tên định danh Wu-14 và sau đó là DF-ZF.
Tên gọi chính thức DF-17 của vũ khí này được tiết lộ vào năm 2017 trong một tài liệu của PLA và thứ vũ khí này được công khai hoàn toàn trong lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh Trung Quốc, tính từ thời điểm phát triển đến khi hoàn thành chỉ mất 10 năm, một khoảng thời gian kỷ lục.
Trong một phóng sự của kênh truyền hình quốc phòng CCTV-7, vũ khí này được tuyên bố sẽ chính thức đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu đầy đủ vào cuối năm nay. Tên gọi DF (Dong Feng - Đông Phong) biểu thị nó thuộc biên chế "Hoả tiễn quân", dự kiến DF-17 sẽ cùng DF-16 tạo thành cặp vũ khí có khả năng xuyên phá lá chắn phòng thủ đối phương mức cao - thấp.
Tên lửa đạn đạo mang đầu đạn dạng tàu lượn siêu vượt âm DF-17 xuất hiện trong lễ duyệt binh của Quân đội Trung Quốc. Ảnh: China Military.
Nhìn từ bề ngoài dễ nhận thấy DF-17 cómột tầng tên lửa đẩy thông thường và phần đầu đạn kiểu tàu lượn siêu âm thiết kế tương tự HTV-2 của Mỹ hay Avangard của Nga. Ước tính thông số kỹ thuật của DF-17 bao gồm chiều dài 14,4 m; trọng lượng 14 tấn, phần đầu đạn tàu lượn nặng khoảng 1,4 tấn; tầm bắn 1.700 km; tốc độ gia đoạn công kích mục tiêu lên tới 3200 m/s.
Phần thuyết minh trong buổi lễ duyệt binh cho biết "DF-17 là tên lửa thông thường tầm ngắn - trung." Thuật ngữ tầm bắn ngắn - trung được PLA sử dụng đề cập phạm vi của nó nằm trong khoảng 1.000 - 3.000 km. Dữ liệu tình báo Mỹ từng cho biết một vụ thử của DF-17 đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách hơn 1.400 km.
Ngoài ra được biết "16 xe mang phóng tự hành của tổ hợp DF-17 tham gia duyệt binh đến từ 2 lữ đoàn tên lửa của một căn cứ (tức quân đoàn tên lửa) do Thiếu tướng Dương Nghiệp Công chỉ huy."
Thông tin này cho thấy 2 lữ đoàn này của căn cứ số 61là quân đoàn nằm ở phía Đông nhắm đến Đài Loan, Okinawa (Hàn Quốc, Nam Nhật Bản cũng nằm trong phạm vi tấn công của nó). Một thông tin khác cho biết DF-17 hiện đang triển khai đến 3 lữ đoàn, nó là vũ khí chiến thuật cùng cấp DF-11/15/16.
Chưa rõ trong tương lai Trung Quốc có dự định trang bị đầu đạn hạt nhân đương lượng nổ lớn cho loại vũ khí tấn công siêu vượt âm kiểu tàu lượn này hay không, điều này dự kiến sẽ xảy ra khi phần chiến đấu trên được mở rộng kích thước để gắn vào các loại tên lửa đẩy như DF-31AG hay DF-41.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiep
Nhiều trường phớt lờ lệnh cấm trừng phạt thân thể học sinh Nhiều học sinh THCS ở Đài Loan đã chứng kiến hoặc trải qua hình thức trừng phạt thân thể từ các nhà giáo dục dù có lệnh cấm đối với hình phạt này, theo một cuộc khảo sát mới. Trừng phạt thân thể học sinh đã bị cấm trong nhiều năm, nhưng vẫn còn được sử dụng phổ biến trong các trường ở...