Bị ‘bắt’ làm dâu khi đi Mùa hè xanh
Chỉ vì nấu ăn… quá ngon mà nhiều bạn nữ đã bị người dân ‘bắt’ làm dâu khi đi chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh.
Nguyễn Thị Ngọc Trân chỉ biết cười khi bị người dân “bắt” về làm dâu – ẢNH: TẤN ĐẠT
Chỉ biết cười trừ
Sau khi kết thúc nhiệm vụ trồng cây xanh tại xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre, Nguyễn Thị Ngọc Trân, 21 tuổi, sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, lại xắn tay áo làm bếp để nấu ăn cho cả nhóm đi tham gia chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh.
Ngồi xé từng miếng thịt gà, Ngọc Trân chia sẻ: “Mẹ làm thợ nấu, em cũng thích và hay ở nhà nấu ăn. Khi được đi Mùa hè xanh là em xung phong làm “bếp chính” liền, nấu ăn cho mọi người em cảm thấy rất vui, còn được khen nữa thì vui gấp đôi”, Ngọc Trân chia sẻ.
Bàn về chuyện bếp núc, Ngọc Trân cười tủm tỉm: “Hôm đó em đi giao lưu với mấy cô chú cựu chiến binh xã Thạnh Ngãi, cũng xông xáo phụ nấu ăn, ai ngờ bị chú kia ‘bắt’ về làm con dâu. Bác ấy bảo ‘con trai bác đẹp lắm, hay mốt bác dắt nó đến cho con xem mắt nha!’”. Lúc đó em và nhóm bạn chỉ biết cười trừ”.
Nhiều bạn gái trổ tài nấu ăn khi tham gia các hoạt động tình nguyện – ẢNH: TẤN ĐẠT
Video đang HOT
Ngọc Trân chia sẻ: “Em có cái tôi lớn, khi nấu ăn mà có người ý kiến trái chiều là khó chịu. Nhưng từ khi nấu ăn cùng các bạn thì tính cách đó được ‘dằn’ lại. Mỗi người đều có khẩu vị riêng, thay vì thể hiện cảm xúc tiêu cực thì hãy mở lòng đón nhận những món ăn, cách nấu khác nhau”.
Biết nấu ăn sẽ chăm sóc bản thân tốt hơn
Cùng trường với Ngọc Trân, nữ sinh Nguyễn Hải Hiệp, 21 tuổi, cũng phải đỏ ửng mặt vì những lần bị người dân xứ dừa “dụ dỗ” khi đi Mùa hè xanh tại đây.
Hiệp chia sẻ tuy là người miền Trung nhưng nấu ăn cho người miền Tây cũng không quá khó khăn. “Từ khi vào bếp, mẹ em đã chỉ dạy cách nấu ăn. Khi lên Sài Gòn học, những lúc rảnh rỗi em lại tìm đến các kênh video dạy nấu ăn, học lỏm của mấy đứa bạn ở nhiều nơi khác nhau, thế là… sống đâu cũng được”, Hiệp chia sẻ.
Hải Hiệp còn cho biết: “Ngày đầu tiên đi giao lưu rồi thử tài chiên bánh xèo, lúc đang làm thì cô chủ nhà bảo ‘bé này khéo tay quá!’, con trai cô này chạy đến nói hay là ‘bắt’ chị Hiệp về làm dâu đi mẹ! Dù biết chỉ nói đùa, nhưng em và các bạn cũng vui”.
Vì “đóng đô” được gần 3 tuần ở Bến Tre khi đi chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, Hải Hiệp nhìn nhận: “Cô chú ở dưới quê hay thích mấy bạn gái biết nấu ăn giỏi, nhưng với mình nấu ăn còn là để phục vụ cho bản thân”. Hải Hiệp dẫn chứng là đi Mùa hè xanh phải tự lập mọi thứ nên việc biết nấu ăn sẽ là một lợi thế. Vì phải biết tự lo cho mình trước khi muốn chăm sóc các bạn đi cùng.
Các bạn trẻ cho rằng cần phải biết nấu ăn để chăm sóc cho bản thân tốt hơn – ẢNH: TẤN ĐẠT
Còn Nguyễn Thị Ngọc Trân chia sẻ: “Khi mình ăn uống không điều độ, không đủ dinh dưỡng thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nên khi biết nấu ăn mình sẽ chủ động chăm sóc cho bản thân hơn”.
Trong khi đó, Bùi Thị Ti (21 tuổi, đi chung đợt Mùa hè xanh với Trân và Hiệp), cũng khẳng định biết nấu ăn thì cuộc sống sẽ dễ dàng hơn.
“Mẹ em mất sớm, ở nhà thì được cưng không cho làm gì hết, nên khi lên đại học thì bỡ ngỡ, khó khăn trong việc ăn uống ở ngoài khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nhiều. Thế là em quyết tự học nấu ăn qua video trên mạng, bạn bè xung quanh. Khi mình tự nấu ăn sẽ đảm bảo dinh dưỡng, sức khỏe sẽ tốt hơn”, Ti tâm sự.
Thấy chồng đối xử bất công với nhà ngoại, cô vợ đáp lại bằng hành động lạnh lùng cho "bay" ngay 12 triệu cùng tuyên bố chắc nịch
"Đợi tối chồng đi làm về em hỏi chuyện, rằng tại sao anh lại làm thế. Hôm ấy em bực, cũng nói thẳng ra là không chấp nhận được cái cách sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại đó của chồng", cô vợ kể.
Phụ nữ đi làm dâu không thể thường xuyên ở bên chăm sóc cho bố mẹ đẻ được nên trong lòng họ luôn ước mong chồng sẽ hiểu, cùng vợ quan tâm tới bên ngoại. Nếu không may lấy phải người vô tâm, đối xử thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại, người vợ nào cũng sẽ chán nản. Từ đó có thể dẫn tới mâu thuẫn gia đình.
Mới đây, một người vợ cũng vì quá ức chế với thái độ xem thường nhà ngoại của chồng mình mà lên mạng xã hội than thở: " Chồng em thì không rượu chè, gái gú gì nhưng anh ấy sống gia trưởng, độc đoán lắm. Lúc nào chồng em cũng nghĩ đàn ông là chủ gia đình, lời nói của anh là mệnh lệnh, vợ chỉ được nghe theo cấm cãi.
Ảnh minh họa
1 năm đầu sau cưới em gần như stress vì chồng nhưng nói mãi anh không chịu thay đổi, lại có thêm đứa con vào nữa, sau đành 'ngậm bò hòn làm ngọt'. Em phải tự an ủi mình rằng thôi thì vợ chồng phải nhìn vào mặt tốt của nhau mà sống, chứ có ai là toàn diện đâu.
Em ghét nhất chồng em ở lối sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại. Chồng em hiếu thảo với bố mẹ đẻ, lúc nào cũng yêu cầu vợ phải chăm lo cho bố mẹ anh tận tình, chu đáo. Ngược lại với bố mẹ vợ, anh cứ dửng dưng như thể người ngoài.
Nhà ngoại mà có việc phải gọi điện, nhắn tin báo trước cả tuần chưa chắc chồng em đã sang. Đổi lại bố mẹ đẻ anh mà gọi thì việc quan trọng mấy anh cũng gác hết để chạy về. Mà cứ hễ động nói là chồng em lại bảo phụ nữ lấy chồng phải tập trung lo cho nhà chồng.
Mùa hè này nóng hơn, điều hòa của bố mẹ đẻ em bị hỏng. Mấy lần về chơi thấy phòng ông bà nóng hầm hập như cái lò, em bàn với chồng mua biếu 2 cụ điều hòa mới mà chồng em nhất định không chịu, bảo tiền còn phải lo nhiều việc khác. Thế mà cuối tuần trước mẹ chồng lại gọi sang kể chồng em mới lắp thêm cho ông bà cái điều hòa ở phòng khách. Ông bà nói không cần vì phòng ngủ có điều hòa rồi, phòng khách dùng quạt bàn thôi mà anh không chịu.
Đợi tối chồng đi làm về em hỏi chuyện, rằng tại sao anh lại làm thế. Hôm ấy em bực, cũng nói thẳng ra là không chấp nhận được cái cách sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại đó của chồng. Không ngờ nghe vợ nói, chồng em đỏ mặt bảo với em rằng: 'Việc tôi mua gì biếu bố mẹ là việc của tôi. Tôi lắp 1 cái điều hòa chứ chục cái cho bố mẹ tôi cũng không việc gì phải nói với cô vì tôi tiêu tiền tôi'.
Ôi, thái độ ngang ngược của chồng làm em tức nổ đom đóm mắt luôn các chị ạ. Tới nước ấy rồi em không thể chịu đựng được thêm nên nói lại rằng anh thích sống kiểu mạnh ai người ấy làm thì em cũng sẽ sống đúng như vậy.
Nói rồi em cầm điện thoại vào mạng chọn mua điều hòa, gọi thẳng cho siêu thị điện máy bảo họ mang tới lắp cho bố mẹ đẻ em 1 chiếc giá 12 triệu. Chồng em thấy thế chạy lại trợn mắt quát em dám vượt quyền chồng này kia các kiểu. Song em nói thẳng: 'Chính anh nói tiền anh, anh tiêu thì tôi cũng tiêu tiền tôi. Anh lo bố mẹ anh không chịu được nóng, tôi cũng vậy. Từ nay ai lo việc người ấy, bố mẹ ai người ấy chăm. Chúng ta coi như góp gạo thổi cơm chung'.
Nói rồi em về phòng, chồng em tức vợ đập cửa rầm rầm bảo em ra nói chuyện cho rõ ràng mà em bảo không có gì để nói. 1 tuần trôi qua em vẫn không rằng không nói. Mấy lần chồng nhắn tin bảo em đi làm về sớm, vợ chồng nói chuyện em cũng cứ đi tới 7h tối mới về. Cơm nước xong là ôm con đi ngủ. Thật sự em chán chồng em quá rồi các chị ạ".
Phụ nữ vốn sợ nhất lấy phải chồng vô tâm bảo thủ bởi sống bên những người đàn ông như vậy, chẳng người vợ nào có thể tìm được hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân. Nhất là khi chồng sống thiếu công bằng giữa hai bên nội ngoại lại càng khiến người vợ ở giữa cảm thấy hụt hẫng, tinh thần bị tổn thương. Một khi họ kiệt sức muốn buông tay thì các anh chồng sẽ chẳng còn cơ hội đòi hỏi vợ phải vì mình làm việc này việc kia nữa đâu các đấng mày râu ạ.
Chồng cô dâu 65 liên tục có trạng thái buồn, CĐM nghi quan hệ rạn nứt Cho đến hiện tại, những động thái xung quanh cặp đôi lệch tuổi Nguyễn Thị Hoa và Joni vẫn luôn được CĐM quan tâm. Cứ mỗi lần một trong hai người đăng hình ảnh hay trạng thái gì là lại trở thành đề tài bàn tán xôn xao. Cuộc sống của cả hai dường như bị đảo lộn rất nhiều kể từ khi...