Bị bắt lại, ai đưa ông Táo về trời?
Vừa thả cá chép xuống sông, ai cũng mong cá sẽ đưa ông Công, ông Táo về trời, người thì mong thả để cá mang đi hết phiền muộn
Ai ngờ, cá vừa thả đã có người quăng lưới bắt ngay. Thế là nảy sinh xung đột, thậm chí còn “xém sứt đầu mẻ trán”.
Không ít người nhìn thấy cá vừa được thả đã bị người khác bắt lại, cho rằng, cá chép đã không đưa được ông Công, ông Táo về chầu Ngọc Hoàng, thế là không báo được với Ngọc Hoàng chuyện “thành tâm” của gia đình mình. Năm mới, Ngọc Hoàng không phù hộ cho bếp luôn đỏ lửa, gia đình không được ấm no, hanh thông. Thế là nảy sinh những cuộc cãi vã, chửi bới, thậm chí còn xém “sứt đầu mẻ trán” giữa người thả cá và người bắt cá.
Những bức ảnh phóng sinh cá rồi bắt lại đăng tải trên Zing dấy lên cuộc tranh luận rằng, ý niệm thiện lương của con người đã bị vùi dập từ trong trứng nước, ý nghĩa của phóng sinh không còn, chỉ mang tính hình thức.
Nhiều người vừa phóng sinh xong thấy cá bị bắt lại chỉ đành tặc lưỡi, an ủi rằng “mình đã phóng sinh rồi thì tâm thiện tạo phước, mặc kệ kẻ bắt lại vì “họa người khác gánh”. Người thì cho rằng phong tục mà không làm thì thấy tâm bất an. Từ chỗ tâm bất an nên lúc nào cũng cảm thấy sợ hãi khi cuộc sống bấp bênh…
Thế nào gọi là phóng sinh? Trong Luân Đại Trí độ dạy rằng: Phóng sinh tức là nhìn thấy các loại chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm sắp bị giết hại, mạng sống đang từng phút giây nguy ngập, liền phát lòng từ bi tìm cách cứu chuộc. Như vậy, tức là hành vi giải thoát, phóng thích, cứu lấy mạng sống…
Rõ ràng. nếu hiểu đúng ý nghĩa của việc phóng sinh thì việc thả cá chép, hay chim, ốc, lươn… được mua về rồi đem thả không còn đúng nghĩa của phóng sinh.
Video đang HOT
Năm trước, ba mẹ con cô giáo Loan ở Thanh Hóa đi thả cá chép đã bị trượt chân xuống sông, nhờ sinh viên Hoàng Đức Hải cứu sống, đổi lại sự sống của ba mẹ con cô giáo Loan, Hoàng Đức Hải đã tử nạn khi tuổi đời còn rất trẻ.
Năm nay, hai ngườ i(một ở Hải Dương, một ở TPHCM) cũng đã tử vong vì đuối nước khi thả cá chép để đưa ông Công, ông Táo về trời.
Thanh Thư
Theo doanhnghiepvn
Ảnh: Nhộn nhịp làng sản xuất "siêu xe" chở ông Công ông Táo
Cứ đến cận ngày 23 tháng Chạp, làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở Phú Thọ lại tất bật thu hoạch phương tiện chở ông Công, ông Táo về chầu trời.
Làng nghề Thủy Trầm, xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, lâu nay được biết đến với nghề nuôi cá chép đỏ để phục vụ người dân cúng ông Công, ông Táo. Mỗi dịp Tết đến, làng sản xuất "phương tiện" cho ông Công, ông Táo lại nhộn nhịp hẳn lên.
Trước ngày tiễn ông Công, ông Táo, con đường vào làng cá chép trở nên nhộn nhịp. Từng đoàn xe tải lớn nhỏ, xe máy, xe đạp nối đuôi nhau vào các nhà chủ cá để lấy hàng đưa đi các nơi tiêu thụ.
Khi có khách đến mua, người dân sẽ dùng những chiếc vợt bằng lưới thu gom cá.
Cá chép ở làng Thủy Trầm nổi tiếng có hình dáng đẹp, đỏ đều, cá sống khỏe... nên được người dân nhiều nơi tin tưởng và lựa chọn.
Ông Nguyễn Huy Luận - một người nuôi cá chép đỏ cho biết: "Cá chép đỏ ở đây được thu hoạch từ ngày 17 đến 20 để giao cho các xe đi xa, còn những khách bán lẻ ở gần thì thường cận ngày mới lấy để cá luôn sống khỏe".
Người dân ở đây cho biết: "Giá cá năm nay bình ổn hơn, dao động từ 80.000-90.000 đồng/kg, rẻ hơn năm ngoái một ít".
Cá sau khi đánh khỏi ao được người dân cho vào bể tạm. Cá có đủ các kích cỡ, từ 30 - 40 con/kg đến 100 con/kg bày bán cho khách thoải mái chọn lựa. Khi có khách mua, cá lại được đóng vào các bao nylon, bơm đầy ô-xy.
Cá chép đỏ được nuôi bắt đầu từ khoảng tháng 7, tháng 8 âm lịch, sau 4 đến 5 tháng là sẽ thu hoạch.
Làng Thủy Trầm có 250 hộ dân nuôi cá chép với diện tích khoảng 30 ha, ước tính năm nay sẽ thu hoạch hơn 40 tấn cá chép đỏ.
Nghề nuôi cá chép đỏ ở làng nuôi cá lớn nhất Phú Thọ tuy không giàu có, nhưng cũng giúp người dân nơi đây luôn có 1 cái Tết vui vẻ, đầm ấm, vì cứ mỗi khi chuẩn bị thu hoạch cá chép là họ biết Tết đã cận kề.
Theo Danviet
Ngày tiễn ông Công, ông Táo: Thả cá thả luôn rác ngập suối Nậm La Hôm nay, nhiều người dân sau khi làm lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo đã kéo ra các bờ suối để thả cá phóng sinh. Họ không chỉ thả cá mà xả luôn cả rác, khiến con suối Nậm La, đoạn chảy qua thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tràn ngập túi nilon, tro vàng mã... Theo ghi nhận của phóng...