Bỉ bắt hai người âm mưu tấn công khủng bố
Cảnh sát Bỉ bắt hai người đàn ông nghi âm mưu tấn công một khu vực nào đó ở quốc gia này.
Cảnh sát Bỉ. Ảnh: iTV News.
Nourredine H., 33 tuổi, và anh, hoặc em trai, Hamza H. bị bắt trong một đợt đột kích của cảnh sát tối 29/7 tại các khu vực nói tiếng Pháp Mons và Liege, Bỉ. Hai người sẽ trình diện bồi thẩm đoàn trong hôm nay để họ quyết định có tiếp tục tạm giữ hay không.
“Dựa trên kết quả điều tra ban đầu, hai người này có âm mưu tấn công một nơi nào đó ở Bỉ”, Reuters dẫn thông báo từ văn phòng công tố liên bang Bỉ cho biết. Họ không có liên hệ với các vụ tấn công khủng bố sân bay và ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels ngày 22/3, làm 32 người chết.
Cảnh sát không phát hiện vũ khí hay chất nổ trong đợt đột kích
Brussels là nơi có nhiều cơ quan của Liên minh châu Âu, trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Bỉ đang trong tình trạng báo động mức 3, “nghiêm trọng” với một mối đe dọa “tiềm tàng, có thể xảy ra”. Mức cao nhất trong thang cảnh báo ở Bỉ là 4.
Như Tâm
Video đang HOT
Theo VNE
Châu Âu đối mặt nguy cơ khủng bố toàn diện
Các chuyên gia an ninh của Pháp cảnh báo về nguy cơ châu Âu đang đối mặt với những âm mưu tấn công khủng bố hàng loạt diễn ra cùng lúc tại nhiều quốc gia trong năm 2016.
Hiện trường tan hoang bên trong khu vực khởi hành ở sân bay. Ảnh: Metro
Ngày 22/3 thủ đô Brussels của Bỉ rúng động bởi các vụ đánh bom tự sát tại một sân bay quốc tế và một ga tàu điện ngầm khiến ít nhất 23 người chết và hàng chục người bị thương. Vụ việc tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về nguy cơ khủng bố toàn diện nhằm vào châu Âu.
Loạt tấn công đẫm máu nhằm vào thủ đô Paris của Pháp hồi tháng 11/2015, khiến 130 chết cho thấy chỉ vài nhóm khủng bố liều chết được trang bị súng AK-47 và đai nổ cũng có thể gây nên các cuộc thảm sát làm rúng động châu Âu. Giới chuyên gia lo ngại rằng đó có thể chỉ là sự khởi đầu cho một âm mưu tấn công quy mô hớn nhằm vào nhiều nước tại châu lục này, theo le Nouvel Obervateur.
"Đáng tiếc là đối với tôi, những diễn biến trong năm 2015 vẫn 'chưa thấm tháp gì'. Chúng ta đang tiến gần tới việc phải đối mặt với một sự kiện kiểu 11/9/2001 ở châu Âu. Đó là các cuộc tấn công đồng thời xảy ra vào cùng một ngày ở nhiều nước, và nhiều nơi khác nhau. Đây là một âm mưu được phối hợp chặt chẽ và tinh vi. Chúng tôi biết rằng khủng bố đang lên kế hoạch cho âm mưu đó", một quan chức phụ trách chống khủng bố giấu tên của châu Âu phát biểu với AFP.
Chuyên gia này cho biết thêm châu Âu hiện đang trong "tầm tay của khủng bố". Khủng bố đang tuyển mộ và huấn luyện các công dân châu Âu với mục tiêu điều động các phần tử này trở về quê hương và tiến hành tấn công. Chúng có đủ các giấy tờ tùy thân cần thiết, thành thạo ngôn ngữ và địa hình, đặc biệt có kĩ năng sử dụng vũ khí. Các cơ quan chống khủng bố châu Âu đã ngăn chặn được nhiều âm mưu trong số đó, nhưng hiện lực lượng này đang bị quá tải và chắc chắn nhiều phần tử khủng bố đã lẩn trốn thành công.
Didier Le Bret, chủ tịch hội đồng Tình báo quốc gia Pháp cho biết cộng đồng tình báo châu Âu đã phát hiện một mạng lưới âm mưu tấn công đang phát triển ngày một rộng tại châu Âu. Ông cho biết các cuộc bắt giữ các phần tử thánh chiến trở về từ Syria và Iraq ngày càng làm gia tăng mối lo ngại này.
"Tình hình đang thay đổi. Châu Âu đang chứng kiến các phần tử khủng bố cực đoan đoan trở lại, những phần tử dày dạn kinh nghiệm chiến đấu và lẽ ra không nên có mặt ở châu Âu. Chúng là những phần tử trung thành tuyệt đối với con đường đã chọn", Bret khẳng định.
Yves Trotignon, cựu chuyên gia phân tích của Tổng cục tình báo đối ngoại Pháp (DGSE) đánh giá các kịch bản tấn công khủng bố khắp châu Âu là không hề mới. Trong quá khứ nhiều vụ việc tương tự đã bị phá vỡ, điển hình như vụ việc vào cuối tháng 8/2010.
Ở thời điểm đó, tổ chức chủ mưu là al-Qaeda. Những tên khủng bố đã có kế hoạch đến châu Âu. Tại đây chúng dự kiến được cung cấp vũ khí để tiến hành tấn công. Phát hiện ra âm mưu này, Mỹ đã tiến hành một loạt cuộc tấn công phòng ngừa bằng máy bay không người lái ở Afghanistan và Pakistan để tiêu diệt các phần tử được cho là sẽ thực hiện chiến dịch.
"Phương thức tấn công vào nhiều địa điểm cùng lúc này là một phần của các nguy cơ tồi tệ của năm 2016. Tại thủ đô các nước châu Âu, đặc biệt là London, các lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố đang nghiên cứu và lên kế hoạch ứng phó khả năng này", ông Trotignon cho biết.
Các chuyên gia cho biết lực lượng cảnh sát, quân đội và tình báo đang nỗ lực thích ứng với mối đe dọa đang biến đổi, nhưng khủng bố cũng vậy và chúng thường hành động nhanh và hiệu quả hơn.
Theo ông Trotignon, không chỉ lực lượng cảnh sát mà khủng bố cũng rút được nhiều kinh nghiệm. Bài học của chúng chính là phải tránh xa khỏi điện thoại, vốn thường là thiết bị quan trọng để giám sát các kẻ tình nghi. Chúng đọc báo và biết được rằng cảnh sát đã mất hơn hai tiếng để tiến hành đột kích vào nhát hát Bataclan. Chúng cũng nhận ra rằng việc sử dụng đai nổ là chưa hiệu quả.
"Nếu khả năng của các kẻ tấn công được nâng cao, châu Âu sẽ gặp vấn đề lớn. Các chuyên gia an ninh hiện tỏ ra vô cùng bi quan về năm 2016. Có thể nói rằng, năm 2015 mới chỉ là cuộc diễn tập", ông Trotignon khẳng định.
Nguyên nhân sâu xa
Cảnh sát Pháp tuần tra nhà ga tàu điện ngầm. Ảnh: AFP
Bên cạnh các cảnh báo về nguy cơ tấn công khủng bố, các chuyên gia phân tích của Pháp cho rằng cần tập trung tìm ra nguyên nhân sâu xa tại sao châu Âu luôn phải đối mặt với tình trạng này. Các chuyên gia đặc biệt nhấn mạnh vào tầng lớp thanh niên Hồi giáo, tầng lớp được cho là "nguồn nhân lực dồi dào" của khủng bố thánh chiến.
Theo Romain Caillet, một chuyên gia chống khủng bố độc lập, các thanh niên Hồi giáo ở châu Âu luôn tự cho rằng họ là nạn nhân của những định kiến và tình trạng phân biệt đối xử ở nơi làm việc và trong xã hội.
Theo kết quả điều tra mới nhất về sắc tộc thiểu số và sự phân biệt đối xử của Liên minh châu Âu, 1/3 số thanh niên Hồi giáo tham gia trả lời khẳng định từng phải chịu nạn phân biệt đối xử. Những người có phản ứng mạnh mẽ nhất với tình trạng này có độ tuổi từ 16-24. Những thanh niên này có khả năng thất nghiệp lớn hơn nhiều và nhận được tiền công thấp hơn cho cùng một công việc so với những người châu Âu gốc.
Hệ quả là họ phải chịu cảnh đói nghèo một cách không tương xứng. Trong khi 10% người Bỉ bản địa sống dưới mức nghèo đói, con số đó là 59% đối với người Thổ Nhĩ Kỳ và 56% đối với người Maroc sinh sống ở Bỉ. Có 4,7 triệu người Hồi giáo sống ở Pháp, nhiều người trong số họ sống trong nghèo đói. Ước tính có 1.500 công dân Pháp đã bỏ đến Syria hoặc Iraq; khoảng 11.000 công dân đã bị xác định là những người Hồi giáo cực đoan theo dữ liệu giám sát của Pháp.
"Châu Âu thực sự đang đứng trước nguy cơ khủng bố cao, nếu không triển khai được các biện pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa trước mắt cũng như giải quyết nguyên nhân sâu xa của vấn đề, khả năng châu lục này phải hứng chịu những cuộc tấn công kiểu như 11/9 tại Mỹ hoàn toàn có thể xảy ra", một chuyên gia chống khủng bố cao cấp của AFP nhận định.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Australia phá 'âm mưu khủng bố' ở đồn cảnh sát Một người đàn ông vừa bị cảnh sát Australia bắt giữ sau khi lái chiếc xe chở bình gas vào bãi đỗ ở một đồn cảnh sát Sydney. Một xe cảnh sát tại hiện trường vụ việc ở Merrylands. Ảnh: BBC BBC đưa tin nghi phạm bị bắt vào khoảng 20h (giờ địa phương) và một đơn vị phá bom đã được triển...