Bị bắt cóc nhầm khi đi xe của sếp
Hạ Tiểu Vũ (26 tuổi) được sếp giao chiếc Beetle để tiết kiệm thời gian đi lại, không ngờ chính điều này khiến cô gái trở thành mục tiêu của kẻ bắt cóc.
Chiều 11/9/2013, Vũ nhận chìa khóa ôtô Beetle từ người sếp tên Ngô và rời công ty lúc gần 15h để nộp hóa đơn giấy tờ tại chi cục thuế quận Long Loan, thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang. Đến 17h19, cô vẫn chưa thấy về, sếp cũng không liên lạc được. Gia đình cũng không biết Vũ đi đâu.
Bình thường, bất kể tại công ty hay tại nhà, Vũ đều đúng giờ. Khi có công việc đột xuất, cô bao giờ cũng gọi điện báo trước, chưa bao giờ như lần này.
Điều đầu tiên bà Ngô nghĩ đến là tai nạn giao thông vì Vũ tay lái chưa vững. Tuy nhiên, đường dây nóng của cảnh sát giao thông cho biết chiều hôm đó trong quận không có vụ tai nạn nào. Bà Ngô cùng nhân viên đi tìm, hơn 18h đến bãi đỗ xe gần chi cục thuế thì thấy chiếc xe màu vàng của mình vẫn đậu ở đó. Xe khóa cửa, bên trong không có người, điện thoại, túi xách và túi hồ sơ đều không thấy.
Chiếc Beetle màu vàng của sếp Ngô. Ảnh: CCTV.
Cảnh sát ban đầu không quá để ý tới tin báo của bà Ngô vì một phụ nữ 26 tuổi mới mất tích hơn ba tiếng, trên xe không có vết máu hay dấu vết nào đáng chú ý. Tuy nhiên sau khi nắm thêm một số thông tin, cảnh sát bắt đầu phát hiện những điểm đáng ngờ.
Lúc này, gia đình vẫn liên tục gọi điện cho Vũ nhưng không liên lạc được. Camera trước cửa chi cục thuế ghi lại hình ảnh Vũ từ tòa nhà đi ra lúc 16h11, tay trái giơ túi hồ sơ lên che nắng, nhưng lúc này trong túi trống không, chứng tỏ Vũ đã nộp xong giấy tờ.
Rời tòa nhà, Vũ rẽ trái đi về hướng bãi đậu xe. Đây là bãi đậu xe vắng vẻ nhất gần chi cục thuế, phương tiện vào tự do không mất phí, không có nhân viên trông xe, cũng không có camera giám sát. Vậy tại sao Vũ lại không lên xe, hay là có người quen đến đón?
Gia đình cho biết từ trước đến giờ Vũ luôn tập trung vào học tập và công việc, đến 26 tuổi vẫn chưa có người yêu, cũng rất ít khi tụ tập với bạn bè, hôm nào cũng về nhà trước 21h30. Thông tin từ nhà mạng cho thấy điện thoại của Vũ tắt máy từ 16h24, chỉ hơn 10 phút sau khi ra khỏi tòa nhà chi cục thuế, trước đó cũng không có người nào liên lạc với Vũ. Như vậy là Vũ có thể đã gặp nguy hiểm.
Bãi đậu xe không có camera, nhưng trên lối đi từ bãi đậu xe ra đường chính lại có. Từ 16h20 đến 17h có tổng cộng hơn 20 chiếc xe đi ra, trong đó chỉ có chủ chiếc xe Toyota Camry màu đen, biển kiểm soát Quảng Đông là cảnh sát không liên lạc được. Biển kiểm soát của xe này được xác minh là giả.
Hỏi han xung quanh, cảnh sát được nhân viên một cây xăng cho biết có nhận ra chiếc xe này. Gần 17h, xe vào đổ xăng, người lái xe đeo kính đen hạ kính xuống nói chuyện, giọng nói không phải của người địa phương. Nhân viên bán xăng ngửi thấy trong xe có mùi rượu rất nồng, trên ghế sau xe có một nam, một nữ. Tuy nhiên, người phụ nữ không ngồi mà nằm trên ghế.
Tiếp tục kiểm tra dữ liệu camera về chiếc xe này, cảnh sát tìm được hình ảnh chạy lên đường cao tốc lúc 18h11. Bốn tiếng sau, chiếc xe ra khỏi cao tốc tại thành phố Cù Châu cách đó 300 km. Từ đường dẫn có tổng cộng ba con đường khác nhau để đi vào thành phố Cù Châu nhưng trên cả ba đều không phát hiện chiếc xe. Sau khi loại trừ, cảnh sát xác định chỉ còn khả năng cuối cùng, chiếc xe quay lên đường cao tốc nhưng ở chiều ngược lại.
Video đang HOT
Quả nhiên, cảnh sát trích xuất camera giám sát tại trạm thu phí bên kia đường và ghi nhận nửa tiếng sau khi chiếc xe khả nghi ra khỏi đường cao tốc, một chiếc Camry màu đen biển Phúc Kiến lại đi theo đường dẫn lên cao tốc chạy về phía Ôn Châu.
Dù biển kiểm soát đã thay đổi nhưng cảnh sát vẫn có thể nhận ra chiếc xe nhờ ba đặc điểm. Thứ nhất, tài xế lái xe bằng tay phải, tay trái chống cằm, dường như khuỷu tay đặt trên bệ tì tay. Thứ hai, bất kể ngày hay đêm, tấm che nắng bên lái đều hạ xuống, còn bên phụ thì không. Thứ ba, không giống những chiếc xe bình thường dán đủ thứ tem trên kính chắn gió bên phải, chiếc xe này chỉ có tem đăng kiểm hình tròn màu xanh da trời dán rất cao sát nóc xe.
Chiếc xe khả nghi. Ảnh: CCTV.
Như vậy, đối tượng tình nghi không định đến Cù Châu mà chỉ ra khỏi cao tốc để đánh lạc hướng điều tra của cảnh sát. Các điều tra viên hy vọng sau khi đánh lạc hướng, bọn chúng sẽ lắp biển kiểm soát thật lên xe, nhưng biển số thứ hai này vẫn là giả.
Bám theo tung tích chiếc xe, cảnh sát thấy bọn chúng lên đường cao tốc Thượng Hải – Côn Minh, chạy một mạch hơn 1.500 km đến thành phố Khải Lý, tỉnh Quý Châu. Sau khi mất dấu xe, cảnh sát một lần nữa bỏ qua biển kiểm soát mà tìm kiếm dựa theo các đặc điểm nhận dạng đã biết và nhanh chóng tìm được chiếc xe đã thay biển kiểm soát lần thứ ba.
Lần này, biển kiểm soát bị thay là thật, chủ xe là công ty cho thuê xe tự lái tại Quý Châu. Ông nói đã cho khách hàng thuê từ 27/8/2013, đặt cọc 9.000 nhân dân tệ, tiền thuê mỗi ngày 500 nhân dân tệ. Đến lúc này đã sắp hết tiền đặt cọc, ông chủ liên lạc thì khách thuê nói đang đi làm ăn, hai ngày nữa sẽ trả xe.
Chủ thuê xe cho biết, người thuê là Dương Đình Trung, người huyện Kiếm Hà trong tỉnh. Ôtô là tải sản có giá trị nên ông chủ đã bỏ công xác minh chứng minh thư này là thật trước khi cho thuê. Dựa vào hệ thống định vị GPS, cảnh sát tìm được chiếc xe tại bãi đậu trong thành phố nhưng không có người bên trong.
Đã bốn ngày trôi qua mà vẫn không nhận được điện thoại đòi tiền chuộc của những kẻ bắt cóc, gia đình Vũ vô cùng lo lắng cho an nguy của con gái nhưng không thể làm gì khác ngoài liên tục gọi điện. Ngày 15/9/2013, mẹ Vũ đột nhiên gọi được đến số của Vũ, nhưng bên kia chỉ đổ hai hồi chuông, sau đó tắt máy không gọi lại được nữa. Cùng ngày, cảnh sát phát hiện tài khoản ngân hàng của Vũ bị quẹt để mua đồ ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông.
Do ôtô đi thuê bị bỏ lại ở Khải Lý, từ Khải Lý đến Quảng Châu là 1.000 km, cảnh sát nhận định nghi phạm rất có thể đã đi tàu cao tốc hoặc máy bay. Cảnh sát trích xuất toàn bộ thông tin hành khách trên tuyến tương ứng, thấy nghi phạm Dương Đình Trung đi máy bay đến Quảng Châu ngày 14/9/2013. Ngoài ra, ngay lúc này, chiều 16/9/2013, Trung đang đáp chuyến bay từ Quảng Châu về Quý Châu.
Trung bị bắt ngay khi vừa hạ cánh. Qua lời khai của Trung, cảnh sát tìm được Hạ Tiểu Vũ đang bị nghi phạm thứ hai là Hoàng Long Phi khống chế trong phòng trọ ở Khải Lý.
Theo kết quả xác minh, do áp lực trả nợ, Trung và Phi lên kế hoạch bắt cóc tống tiền. Sau khi tìm hiểu một số biện pháp nghiệp vụ của cảnh sát, chúng chuẩn bị biển số giả, thuê xe đi từ Khải Lý đến Ôn Châu cách đó 1.500 km để tìm mục tiêu. Chiều 11/9/2013, chúng đến bãi đậu xe gần tòa nhà chi cục thuế, thấy Vũ lái xe Beetle màu vàng đi vào.
Thấy Vũ đi xe Beetle một mình, bọn chúng cho rằng gia đình Vũ có điều kiện nên chờ đến lúc đi ra để khống chế bắt lên xe. Vũ bị chúng ép uống hết hai chai rượu nhỏ, vì thế say rất lâu mà không biết gì. Sau khi đánh lạc hướng cảnh sát rồi chạy về Khải Lý, Trung giao cho Phi nhiệm vụ trông giữ con tin, còn mình đi liên lạc với gia đình để đòi 500.000 nhân dân tệ tiền chuộc. Sợ bị cảnh sát định vị, Trung mua vé máy bay đến Quảng Châu rồi mới gọi. Hắn nghĩ Quảng Châu đông dân, việc định vị sẽ khó khăn hơn.
Sau khi đến Quảng Châu, Trung do dự rất lâu mới hạ quyết tâm gọi điện thoại. Không ngờ vừa khởi động điện thoại của Vũ thì mẹ cô gọi tới. Lúc này Trung chưa chuẩn bị tinh thần nên vội tắt nguồn điện thoại. Đến khi bị bắt, hai nghi phạm đã tốn rất nhiều tiền thuê xe, xăng xe, cầu đường, vé máy bay, thuê khách sạn mà chỉ quẹt thẻ của Vũ mua đồ hết 500 nhân dân tệ.
Đến khi được giải cứu, tinh thần Vũ vẫn ổn định. Trừ hạn chế về đi lại và liên lạc, còn lại cơ bản mọi nhu cầu của Vũ đều được Phi đáp ứng. Thậm chí thỉnh thoảng Phi còn động viên Vũ đừng sợ, bọn chúng sẽ không làm gì cô, sau khi nhận được tiền sẽ trả tự do. Chiều 19/9/2013, đúng ngày tết Trung Thu sum họp gia đình, Vũ về đến sân bay Ôn Châu trong niềm vui như vỡ òa của gia đình sau tám ngày con gái mất tích.
'Lệnh bài' của người Trung Quốc thời Covid-19
Để vào các văn phòng, nhà hàng, công viên hay trung tâm thương mại Trung Quốc hiện nay, người dân phải chứng minh tình trạng sức khỏe bằng một ứng dụng.
Khoảnh khắc mở ứng dụng khi đến một địa điểm thường khá căng thẳng. Đèn xanh cho phép bạn vào bất cứ đâu, đèn vàng nghĩa là bạn có thể phải tự cách ly tại nhà, trong khi đèn đỏ chứng tỏ bạn sẽ phải cách ly nghiêm ngặt trong hai tuần tại một khách sạn.
Việc sử dụng công nghệ để xác định tình trạng sức khỏe đã làm dấy lên cảnh báo ở châu Âu khi các nước như Anh, Pháp và Thụy Sĩ cân nhắc thiết kế các ứng dụng riêng nhằm theo dõi tình trạng lây nhiễm.
Một phụ nữ mặc đồ bảo hộ dùng điện thoại quét mã y tế của thành phố trước khi vào một khu dân cư hôm 11/4. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, việc sử dụng ứng dụng rất phổ biến ở Trung Quốc, nơi chính phủ theo dõi sát sao người dân và thu thập dữ liệu cá nhân. Nhiều người Trung Quốc cho hay họ rất vui khi được hợp tác với chính phủ vì mục đích tốt đẹp.
"Chúng tôi đang ở trong một bối cảnh đặc biệt với đại dịch này, vì thế việc bị lộ các thông tin di chuyển không khiến tôi thấy khó chịu", Debora Lu, 30 tuổi, ở Thượng Hải, nói. "Tính mạng con người quan trọng hơn".
Có nhiều ứng dụng theo dõi ở Trung Quốc. Một ứng dụng của Quốc Vụ viện dùng GPS do các công ty viễn thông chia sẻ, cho phép giới chức truy dấu lịch sử đi lại của người dân trong 14 ngày, xem liệu họ đến các khu vực có nguy cơ cao hay tiếp xúc với ai mắc Covid-19 không.
Ứng dụng này dường như có một số lỗi. Mã y tế của nhiều người nước ngoài tại Trung Quốc đã chuyển sang màu vàng một cách khó hiểu vào một ngày tháng 4. Khi một phóng viên AFP gần đây gặp vấn đề tương tự, ứng dụng đã chuyển về màu xanh sau khi anh tắt đi và bật lại nhiều lần.
Những ứng dụng khác không dùng dữ liệu GPS mà dựa vào nguồn thông tin thay thế. Thủ đô Bắc Kinh có chương trình "Bộ Sức khỏe", hiển thị thông tin như người dùng đã đi tàu hay máy bay, có đi qua chốt an ninh đường bộ vào thành phố không, hay đã xét nghiệm nCoV chưa.
Cảnh sát, giới chức y tế và các ủy ban khu phố khắp cả nước đã cung cấp thông tin cho ứng dụng này. Mặt khác, tất cả các ứng dụng đều cơ bản hoạt động theo cách giống nhau.
Sau khi tải ứng dụng, người dùng nhập tên, số thẻ căn cước, số điện thoại và thậm chí cả ảnh. Họ sau đó được cung cấp một mã sức khỏe theo màu. Ứng dụng này đã trở thành một thứ thiết yếu khi đi lại ở Trung Quốc, để đặt vé tàu hay máy bay, hoặc đến nhiều địa điểm công cộng như siêu thị, dù không phải tất cả các nơi đều yêu cầu.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh khẳng định các ứng dụng trên "chỉ được sử dụng trong cuộc chiến chống đại dịch" và chỉ sử dụng họ cùng hai số cuối của thẻ căn cước.
"Có sự khác biệt giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây", ông Cui Xiaohui, giáo sư tại trung tâm phân tích dữ liệu và nghiên cứu AI, đại học Vũ Hán, nơi khởi phát Covid-19, nói. "Hầu hết người Trung Quốc sẵn lòng từ bỏ chút riêng tư nếu điều đó thực sự là vì sức khỏe của họ".
Li Song, một diễn viên 37 tuổi ở Thượng Hải, đồng tình với quan điểm này.
"Chúng tôi đã rất hợp tác và không tranh cãi về việc sử dụng định vị", Li nói. Ứng dụng của Li đã chuyển màu đỏ khi quay về từ Pháp và chuyển xanh khi anh kết thúc hai tuần cách ly.
Hành khách trình mã sức khỏe màu xanh trên ứng dụng điện thoại khi đến ga thành phố Ôn Châu hôm 28/2. Ảnh: AFP
Tuy nhiên, mọi thứ không đơn giản như thế tại các nước châu Âu. Kế hoạch đưa ra ứng dụng của chính phủ Thụy Sĩ đã bị quốc hội bác bỏ và quyết định rằng cần có một cơ sở pháp lý mới có thể áp dụng biện pháp này. Nếu được thông qua, ứng dụng của Thụy Sĩ sẽ cho phép người dân tùy chọn sử dụng hay không, và không lấy dữ liệu cá nhân hay thông tin định vị.
Tại Pháp, ứng dụng StopCovid đang được phát triển sẽ cho phép người bị bệnh cảnh báo ẩn danh cho những người mà họ có thể đã gặp và không sử dụng công nghệ GPS. Anh cũng đang thử nghiệm một ứng dụng điện thoại mới nhằm xác định những cụm dịch địa phương.
"Trung Quốc không có luật pháp hay quy định cụ thể về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân", Zhou Lina, một giáo sư chuyên về bảo vệ dữ liệu tại đại học Bưu chính Viễn thông Bắc Kinh, nói.
Trung Quốc có những điều luật khác phần nào đó bao hàm vấn đề này và hạn chế sự vi phạm của các công ty trực tuyến, trong đó có luật an ninh mạng được thông qua năm 2017.
Tuy nhiên, những điều luật này không ngăn cản giới chức tiếp cận dữ liệu cá nhân, Jeremy Daum, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Paul Tsai Trung Quốc, đại học luật Yale, Mỹ, nói, nhấn mạnh rằng cảnh sát có quyền thu thập thông tin.
"Quyền truy cập thông tin của chính phủ không tuân theo các tiêu chuẩn tương tự và luật pháp cho rằng kiểm tra trong nước là đủ để ngăn chặn sự lạm dụng của chính phủ," Daum nói.
Có hẳn làng người lùn như trong cổ tích, người cao nhất chỉ 1,3m Những con người cao chưa tới 1.3m này hoàn toàn là người thật, không phải một nhân vật trong thế giới cổ tích nhưng vì một số bệnh lý đặc biệt khiến họ có ngoại hình khác biệt như vậy. Ở Côn Minh, Vân Nam có một bộ lạc người lùn, có khoảng hơn 100 người lùn sinh sống tại đây. Người ta...