Bị bắt chỉ vì bấm Like trên Facebook
Một người phụ nữ Ấn Độ cùng người bạn bấm Like một thông điệp trên Facebook của cô đã bị bắt sau khi phàn nàn về tang lễ chính trị gia Balasaheb Thackeray trên mạng xã hội này.
Truyền thông Ấn Độ xác định người phụ nữ bị bắt vì phàn nàn trên Facebook là Shaheen Dhada. Cả Dhada và người bấm Like thông điệp của cô đều ở tuổi 21.
Cả hai bị bắt hôm 18.11, khi đám tang của ông Thackeray, nhà sáng lập gây tranh cãi của đảng Cánh hữu Shiv Sena, được cử hành ở thành phố Mumbai.
Hai người bị bắt vì “xúc phạm những quan điểm tôn giáo” và được cho tại ngoại hôm 19.11, theo cảnh sát Ấn Độ.
Video đang HOT
Một bức ảnh của ông Balasaheb Thackeray tại tang lễ hôm 18.11 – Ảnh: Reuters
Cái chết của Thackeray vào hôm 17.11 khiến cả Mumbai gần như ngưng hoạt động, khi các cơ sở kinh doanh đóng cửa và taxi ngưng chạy, giữa những nỗi lo sợ về làn sóng bạo lực của những người ủng hộ Thackeray.
Theo tường thuật, Dhada đã viết lên Facebook: “Những người như Thackeray sinh ra và chết đi hằng ngày vì thế không nên tổng đình công vì chuyện này”.
Bình luận trên Facebook đã khiến những người ủng hộ Thackeray giận dữ và một số người đã tấn công phòng khám chữa bệnh do người chú của Dhada làm chủ.
Hãng AP dẫn lời các chuyên gia nhận xét các vụ bắt giữ dường như là động tác của cảnh sát nhằm ngăn chặn làn sóng bạo lực từ những người ủng hộ Thackeray.
Các nhóm bảo vệ quyền tự do ngôn luận cũng như cộng đồng mạng Ấn Độ đã nổi giận với vụ bắt giữ, theo AFP.
Trong một lá thư gửi đến Thủ hiến bang Maharashtra, Chủ tịch Hội đồng Báo chí Ấn Độ Markandey Katju đã gọi những cáo buộc chống lại hai người phụ nữ là lố bịch và phi pháp, đồng thời yêu cầu truy tố những cảnh sát liên quan đến vụ việc.
“Chúng ta đang sống trong chế độ dân chủ, không phải chế độ độc tài phát xít”, ông Katju viết.
Theo tường thuật của kênh truyền hình Ấn Độ IBN, giám đốc cảnh sát bang Maharashtra, nơi Mumbai là thủ phủ, đã ra lệnh điều tra về các vụ bắt giữ trong hôm 19.11.
Theo TNO
Nhiều nghị sỹ Mỹ lo ngại việc theo dõi mạng xã hội
Các nghị sỹ Mỹ đã bày tỏ mối lo ngại khi Bộ An ninh nội địa Mỹ tiến hành theo dõi các mạng xã hội như Facebook hay Twitter.
Ảnh minh họa. (Nguồn: xaloso.com)
Nghị sỹ Patrick Meechan, Chủ tịch tiểu ban an ninh nội địa về chống khủng bố và tình báo của Quốc hội Mỹ, cho biết ông ủng hộ "việc thu thập thông tin tình báo dựa trên các điều luật của Mỹ" song ông nhấn mạnh tới quyền tự do bày tỏ ý kiến.Ông Meechan khẳng định: "Theo quan điểm của tôi, thu thập, phân tích và nghiên cứu những bình luận của các cá nhân có thể ảnh hưởng tới quyền tự do cá nhân cũng như quyền tự do ngôn luận. Điều này có thể ảnh hưởng tới cả chính phủ Mỹ."
Trong khi đó, nghị sỹ của Đảng Dân chủ, bà Jackie Speier cho biết bà cảm thấy không hài lòng khi các mạng xã hội bị theo dõi. Bà cho rằng đây là không phải là "một hoạt động chính trị."
Tại Mỹ, Bộ An ninh nội địa có nhiệm vụ bảo vệ nước Mỹ khỏi các cuộc tấn công khủng bố và họ thường không tích cực theo dõi Facebook hay Twitter. Tuy nhiên, khi cơ quan này nhận được một số dấu hiệu về các mối nguy tiềm tàng, họ sẽ "sục sạo" các trang này để tìm kiếm thông tin.
Bà Mary Ellen Callahan, quan chức cấp cao của Bộ An ninh Nội địa Mỹ, khẳng định rằng những quy định cụ thể giữa quyền cá nhân và nghĩa vụ của một công dân đã được xây dựng để đáp ứng những tình huống thực tế.
Bà Callahan cho biết: "Nếu bạn không thể làm điều đó ngoài đời, bạn cũng không được phép làm điều đó trực tuyến. Chúng tôi không thu thập thông tin của các cá nhân. Chúng tôi không theo dõi họ. Song những cá nhân đó có thể là những người đầu tiên ở hiện trường. Họ có thể cung cấp thông tin cho các điều tra viên như tai nạn tàu hoả ở Michigan."
Hiện Bộ An ninh nội địa Mỹ không phải là cơ quan duy nhất của nước này theo dõi các nội dung trên các mạng xã hội.
Theo đó, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang phát triển một ứng dụng có thể theo dõi những thông tin được người sử dụng các mạng xã hội Facebook, Twitter.. đưa lên trang cá nhân của họ. Mục đích của việc phát triển phần mềm này là giúp cho các điều tra viên của FBI có thể dự đoán và ngăn chặn kịp thời những hành vi phạm pháp hay khủng bố./.
Theo TTXVN
Nhận thưởng 10.000 USD vì đấu tranh đòi toilet Một quan chức cho biết một phụ nữ Ấn Độ đã được khen ngợi vì một quyết định táo bạo khi rời nhà ngay trong những ngày đầu kết hôn để phản đối việc thiếu một nhà vệ sinh trong gia đình. Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)Anita Narre đã nhận 10.000 USD từ Sulabh International, một tổ chức phi lợi nhuận, để từ...