Bị bảo vệ mắng vì cho con bú ở Disneyland
Laura cho biết cảm thấy rất bức xúc khi bị các bảo vệ tại Disneyland Paris mắng nhiếc cô vì cho con bú trên băng ghế công viên.
“Tôi đã cho bú trong lúc ba người bảo vệ vây quanh mắng nhiếc và yêu cầu tôi dừng hành động mà tôi cho là rất đỗi tự nhiên cũng như bình thường trong cuộc sống. Tôi cảm thấy bị tổn thương, đe dọa và có chút sợ hãi”, người phụ nữ Australia tên Laura chia sẻ về trải nghiệm tại Disneyland Paris tuần này.
Mẹ của hai đứa trẻ cho biết cô đã nói với các bảo vệ rằng sẽ không làm theo đề nghị của họ, song những người này nhất quyết đòi cô dừng cho con bú và di chuyển đến khu chỉ dành riêng cho mẹ và bé.
Sau khi câu chuyện của Laura lan khắp mạng xã hội từ hôm 7/7, đại diện Disneyland đã lên tiếng phản hồi, cho rằng các bà mẹ luôn có sẵn những căn phòng đặc biệt phù hợp với những thiết bị thoải mái như ghế cho con bú.
Video đang HOT
Logo của Disneyland Paris, Pháp, hồi tháng 7/2020. Ảnh: Reuters.
Quan chức Bộ Nội vụ Pháp Marlene Schiappa, một nhà vận động nữ quyền, cũng chỉ trích cách cư xử của bảo vệ Disneyland Paris. “Cho con bú không phải hành động xúc phạm. Thật tốt khi có phòng riêng để cho con bú, nhưng không ai biết được khi nào đứa trẻ sẽ đói”, bà Schiappa nói.
Đại diện Disneyland Paris sau đó tiếp tục lên tiếng về sự việc của Laura, cho biết thêm họ “thực sự lấy làm tiếc về tình huống này và chân thành một lần nữa xin lỗi” cô.
Pháp có tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ thấp thứ hai trong các nước giàu, với khoảng 1/3 trẻ em được nuôi hoàn toàn bằng sữa công thức, theo dữ liệu từ Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF). Pháp không có điều luật nào liên quan tới việc cho con bú nơi công cộng.
Hồi tháng 6, Pháp rộ thông tin một người mẹ đã bị tấn công ở thành phố Bordeaux vì cho con bú nơi công cộng. Sau sự việc này, nghị sĩ Fiona Lazaar đã đề xuất một đạo luật yêu cầu xử phạt 1.500 euro với hành vi ngăn cản người mẹ đang cho con bú.
Tranh cãi về nữ cảnh sát cho con bú trong giờ làm 36 Người phụ nữ Mỹ bị đuổi khỏi bể bơi vì cho con bú 18 Bộ trưởng Canada cho con bú trước nghị viện
4 sát thủ giết Khashoggi từng được huấn luyện ở Mỹ
4 thành viên nhóm sát thủ Arab Saudi giết nhà báo bất đồng chính kiến Khashoggi từng được cử tới Mỹ tham gia khóa huấn luyện bán quân sự.
New York Times hôm 22/6 đưa tin nhóm đặc vụ này từng được đào tạo tại Tier 1 Group, một công ty an ninh tư nhân ở Mỹ. Việc cử các đặc vụ Arab Saudi tới Mỹ huấn luyện được chính quyền cựu tổng thống Barack Obama cấp phép lần đầu vào năm 2014 và kéo dài ít nhất tới khi bắt đầu nhiệm kỳ của Donald Trump.
Louis Bremer, quan chức cấp cao trong Cerberus Capital Management, công ty mẹ của Tier 1 Group, xác nhận nhóm này đã cung cấp khoá huấn luyện cho các đặc vụ Arab Saudi. Tuy nhiên, Bremer nhấn mạnh khóa đào tạo nhằm tăng khả năng bảo vệ của họ và "không liên quan đến hành vi tàn ác sau này".
Theo Bremer, 4 thành viên lực lượng đặc vụ Arab Saudi được đào tạo ở Mỹ vào năm 2017 và hai người trong số họ còn tham gia một khóa học trước đó từ tháng 10/2014 đến tháng 1/2015.
Theo một báo cáo được tình báo Mỹ công bố hồi tháng hai, 7 thành viên trong đơn vị chuyên trách bảo vệ Thái tử Arab Saudi Mohammed bin Salman đã tham gia nhóm sát thủ sát hại nhà báo bất đồng chính kiến Jamal Khashoggi. New York Times không nói rõ 4 người được huấn luyện ở Mỹ có thuộc đơn vị này hay không.
Nhà báo Jamal Khashoggi tại một cuộc họp báo ở Bahrain tháng 12/2014. Ảnh: AFP .
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chưa thể bình luận về thông tin, song kêu gọi các bên phải "sử dụng có trách nhiệm với các thiết bị quân sự và chương trình huấn luyện của Mỹ".
Nhà báo Khashoggi, người thường xuyên chỉ trích chính quyền Arab Saudi và Thái tử Mohammed bin Salman, bị 15 sát thủ xuất thân từ lực lượng an ninh và tình báo Arab Saudi sát hại tại lãnh sự quán nước này ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 10/2018. Thi thể ông được cho là đã bị phân tách để đưa khỏi lãnh sự quán và cho tới nay chưa được tìm thấy.
Cái chết của Khashoggi gây ra làn sóng bất bình khắp thế giới và Thái tử Mohammed là người bị nghi ngờ nhiều nhất. Thái tử tuyên bố không biết gì về kế hoạch giết Khashoggi, nhưng thừa nhận "các cá nhân làm việc cho chính phủ" đã ra tay, đồng thời nhận trách nhiệm với tư cách là người lãnh đạo ở Arab Saudi khi vụ án xảy ra.
Phiên tòa hồi tháng 12/2019 kết án tử hình với 5 người và ba người khác phải ngồi tù. Tuy nhiên, Arab Saudi áp dụng luật Hồi giáo Sharia và sự tha thứ từ gia đình nạn nhân có thể cho phép thẩm phán áp dụng hình thức khoan hồng với thủ phạm. Gia đình Khashoggi sau đó tuyên bố tha thứ cho hung thủ và giúp họ thoát án tử hình.
Trung Quốc kêu gọi Myanmar ngăn chặn bạo lực Trung Quốc hôm nay thúc giục Myanmar ngăn chặn các hành vi bạo lực và bảo vệ những công ty cũng như nhân viên của Bắc Kinh tại nước này. "Trung Quốc kêu gọi Myanmar thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn nữa nhằm chặn đứng mọi hành vi bạo lực, trừng phạt người vi phạm theo pháp luật và đảm bảo...