Bị bạn tẩy chay vì bố thích ‘con mình là nhất’
Dù chỉ là thành tích “ảo” thì bố tôi cũng vẫn muốn con mình hơn con người khác.
ảnh minh họa
Bố mình không bao giờ nói xấu hay chê bai con trước mặt mọi người nhưng bù lại, để “thoả mãn” tính hiếu thắng của bản thân, bố chẳng cần quan tâm đến mình sẽ ra sao, chỉ cố gắn bằng mọi cách để con đứng lên vị trí đầu lớp cho bố “nở mày nở mặt” mà thôi. Mình rất yêu bố, rất thương bố nhưng ước gì, bố đừng đẩy mình vào hoàn cảnh như bây giờ.
Từ lúc mình học cấp 1, bố mình đã làm trưởng ban phụ huynh lớp. Rồi cứ thế, đến khi mình lên cấp 2, cấp 3, bố mình luôn xung phong nhận vị trí này. Bố nói là làm như vậy thì sẽ có điều kiện để nắm bắt mọi tình hình học tập của mình. Thật ra thì bây giờ mình cũng thừa hiểu là bố mình làm thế còn là để có thể gần gũi thầy cô giáo hơn, để các thầy cô “chú ý” và “tạo điều kiện” cho mình hơn. Lúc còn nhỏ, mình cũng không hiểu lắm vì sao so với bạn bè, lúc nào mình cũng được ưu ái hơn hay khi đến chơi nhà một đứa trong lớp, bố mẹ nó không gọi mình bằng tên mà luôn nói: “à, con của ông trưởng ban phụ huynh”. Nhưng giờ mình học lớp 10 rồi, mình hiểu chuyện và biết tất cả những “thủ đoạn” bố dùng sau lưng để con mình “giỏi nhất” như thế nào.
Đầu tiên phải kể lại chuyện từ ngày bé. Hồi đấy hay có các môn mỹ thuật rồi kỹ thuật phải đan lát, vẽ tranh. Lúc nào bố thấy mình làm cũng đòi “để bố hướng dẫn” nhưng rồi thì bố sẽ làm hết còn mình chỉ ngồi chơi. Tất nhiên là kết quả mình luôn đạt điểm cao nhất lớp. Lúc trẻ con có biết gì đâu, thấy được điểm cao là vui rồi, mình còn đi khoe khắp nơi với bạn bè là có bố làm giúp hết, chẳng phải làm gì. Bây giờ nghĩ lại, mình mới cảm thấy xấu hổ khi tất cả tuổi thơ của mình đều có người “làm hộ”.
Video đang HOT
Rồi năm nào cũng thế, bố mình đã đến tận nhà cô giáo chủ nhiệm để nói chuyện với cô, xin cho mình làm lớp trưởng. Nhưng thú thật, tính mình nhát lắm, hầu như trên lớp chẳng nói gì, mình học hành cũng không nhanh như nhiều bạn nên dù bố có cố gắng làm thân với các cô giáo, ép mình đi học thêm thì mình cũng không “đủ xuất sắc” để làm cán bộ lớp. Năm nào cũng bị các cô giáo từ chối như vậy mà bố mình vẫn không nản lòng, bố bảo chỉ cần mình học giỏi, nhất định các cô sẽ phải đồng ý. Nhiều lúc mình mệt mỏi vì phải đi học quá nhiều, nghĩ mà ấm ức phát khóc. Mỗi lần mình bị điểm kém, bố không mắng mình mà ngồi trầm tư một góc hút thuốc, rồi nói oang oang với mẹ:”Đầu tư cho học hành như thế mà còn để thua kém bạn bè. Đến là dơ mặt vì con cái”. Điều đấy còn làm mình đau lòng hơn cả việc đánh đòn. Những lúc như thế, mình chỉ biết ôm mặt khóc, chẳng dám giải thích hay thanh minh gì cả vì bố mình có bao giờ chịu nghe mình đâu.
Năm nay mình vào lớp 10, cố gắng hết sức của 4 năm cấp 2 giúp mình vào trường chuyên. Như nhiều năm trước, bố mình lại làm trưởng ban phụ huynh và lại tiếp tục chuỗi ngày “kết thân” với các giáo viên từ chính đến phụ của mình. Nhưng cấp 3 rồi, bạn bè không giống ngày xưa, ai cũng biết thừa là bố mình suốt ngày đi nhờ vả để mình có điểm cao, để được “ưu tiên” hơn trong lớp. Thế nên, chẳng ai muốn chơi với mình. Đứa nào cũng sợ để lộ việc gì với mình thì sẽ đến tai bố, rồi bố lại mách các thầy cô để lấy lòng. Nhưng quả thật, mình chưa bao giờ kể với bố bất cứ chuyện gì trên lớp cả và bố mình cũng không bao giờ đi nói xấu ai với các thầy cô.
Dần dần, mình bị tẩy chay khỏi tất cả các cuộc chơi, các nhóm học. Giờ ra chơi, mình toàn phải giả vờ cắm cúi làm bài tập vì không ai thèm nói chuyện với mình. Lúc làm bài tập nhóm, các bạn không ai chịu làm cùng nhóm với mình. Không ai trong lớp muốn dính dáng gì đến mình. Bây giờ, tuy mình vẫn làm lớp trưởng nhưng lời nói của mình chẳng có tí ý nghĩa nào với các bạn trong lớp. Chẳng ai chịu nghe mình, thậm chí còn có những đứa cố tình phá phách để cô giáo trị tội lớp trưởng không quản nổi lớp…
Thật sự bây giờ mình rất mệt mỏi. Áp lực học hành đã nặng lại không có ai để chia sẻ, tâm sự, mình luôn trong tình trạng u uất và mệt mỏi. Mình rất yêu bố. Bố thương mình còn hơn cả mẹ. Bố chăm sóc mình từ bữa cơm mình ăn gì cho đến cốc sữa trước khi đi ngủ. Thế nên mình không bao giờ dám oán trách gì bố cả. Nhưng giá như, chỉ một lần thôi, bố đọc được những gì con viết để cho con được tự bước đi trên đôi chân của mình.
Theo VNE
Cần điều chỉnh chiến lược kinh doanh với Trung Quốc
Một "Hội nghị Diên Hồng" của giới doanh nhân hoạt động, kinh doanh ở TP.HCM đã diễn ra tại Hội trường Thành ủy TP.HCM.
Một "Hội nghị Diên Hồng" của giới doanh nhân hoạt động, kinh doanh ở TP.HCM đã diễn ra lúc 10 giờ sáng 14.5, tại Hội trường Thành ủy TP.HCM với chủ đề "Doanh nhân Việt Nam trước việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam".
Mở đầu chương trình, nhà báo Đăng Bình - Báo Pháp luật Việt Nam, cho biết: "Buổi tọa đàm là một "Hội nghị Diên Hồng" của giới doanh nhân Việt Nam. Đây là động thái của giới doanh nhân để bày tỏ lòng yêu nước, ý chí quyết tâm đấu tranh đến cùng để bảo vệ Tổ quốc trước việc làm ngang ngược của Trung Quốc trong việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa của Việt Nam".
Một vấn đề nhiều doanh nhân quan tâm tại buổi tọa đàm là làm thế nào để hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc mà vẫn đảm bảo phát triển kinh tế trong nước. Trong khi hiện nay cán cân thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam đang mất cân đối nghiêm trọng. Cụ thể, Việt Nam nhập siêu lên đến 30 tỷ USD mỗi năm từ Trung Quốc.
Hàng hóa Trung Quốc có mặt rất nhiều ở các vùng nông thôn Việt Nam.
Ngoài ra, nhiều thương nhân Trung Quốc đang có những hoạt động kinh doanh không rõ ràng, gây thiệt hại kinh tế cho nông dân, doanh nghiệp tại nhiều địa phương của Việt Nam. Đó là chưa kể rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc từ Trung Quốc đang lưu hành tại Việt Nam, gây ra sự quan ngại về sức khỏe cho người sử dụng.
Ông Thái Vũ Hòe - Giám đốc chi nhánh phía Nam của Trung tâm Văn hóa doanh nhân Việt Nam, cho rằng, thông điệp mà giới doanh nhân muốn gửi đi qua hội thảo này là Việt Nam cần nói không với những sản phẩm kém chất lượng từ Trung Quốc. Đồng thời, doanh nhân, doanh nghiệp Việt nên tự điều chỉnh dần chiến lược kinh doanh để không phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, từ nhập khẩu đến xuất khẩu hàng hóa. Đặc biệt là những ngành hàng như may mặc, giày da, vật liệu xây dựng đến nông sản...
"Đây là cơ hội để doanh nghiệp tận dụng sự ủng hộ của người tiêu dùng trong nước, cần tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội địa"- ông Hòe nhấn mạnh.
Ông Hòe cho rằng, với vai trò là doanh nhân, không nên đánh đồng hành động của chính quyền Trung Quốc với doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam, làm chia rẽ quan hệ của nhân dân hai nước. Cần kêu gọi người lao động bình tĩnh, có ứng xử phù hợp, sáng suốt, doanh nghiệp nên tuyên truyền cho công nhân nắm được những thông tin về hành động của Trung Quốc"- ông Thái Vũ Hòe - Giám đốc Trung tâm Văn hóa Doanh nhân Việt Nam nói.
Th.S Đỗ Thanh Năm-Giám đốc Công ty Tư vấn Win Win cho rằng, nhìn ở góc độ chiến lược, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan là tự cô lập và làm cho nhà đầu tư Trung Quốc khó khăn trong hoạt động tại nước ngoài nói chung và Việt Nam nói riêng.
Nhân dịp này, Ban tổ chức sẽ kêu gọi các doanh nhân tham gia ủng hộ Chương trình "Vì biển đảo quê hương".
Theo Dân Việt
Thêm cửa hàng Việt treo biển tẩy chay hàng Trung Quốc Tình hình biển Đông đang diễn biến rất căng thẳng, nhiều người Việt tuyên bố tẩy chay hàng Trung Quốc để thể hiện lòng yêu nước. Điều này đang diễn ra thành phong trào không chỉ với giới trẻ mà với mọi người dân Việt Nam. Những ngày gần đây, người tiêu dùng Việt rộ lên phong trào "tẩy chay hàng Trung Quốc"...