Bị bắn rơi, MiG 21 vẫn được Ấn Độ tin tưởng
Tư lệnh Không quân Ấn Độ (IAF) Birender Singh Dhanoa khẳng định MiG 21 Bison vẫn là mẫu tiêm kích “đủ khả năng”. Ông cũng khẳng định cuộc không kích mục tiêu khủng bố đã trúng đích, nếu không “tại sao Pakistan phải đáp trả”.
Tiêm kích MiG 21 Bison của Không quân Ấn Độ ẢNH CHỤP MÀN HÌNH ZEE NEWS
Tờ Indian Today dẫn lời tướng Dhanoa bày tỏ sự tin tưởng vào MiG 21 Bison do Ấn Độ nâng cấp dựa trên nguyên mẫu của Nga, dù một chiếc bị rơi trong vụ không chiến với Pakistan vào ngày 27.2.
“MiG 21 nằm trong số các trang bị của chúng ta, vì sao không sử dụng được? Chúng tôi chiến đấu với tất cả các máy bay được trang bị”, ông Dhanoa phát biểu tại một cuộc họp báo, đồng thời cho rằng máy bay này hoàn toàn “đủ khả năng”.
“MiG 21 Bison không phải là mẫu MiG 21bis cũ. Nó có hệ thống vũ khí và tên lửa đối không tốt hơn”, theo tướng Dhanoa.
Video đang HOT
Ấn Độ điều chiến đấu cơ ném bom một địa điểm trên lãnh thổ Pakistan bị cho là sào huyệt của khủng bố. Sau đó, nước này dùng các tiêm kích MiG 21 Bison để chặn các máy bay F-16 của Pakistan khi láng giềng đáp trả.
Theo Indian Today, vụ không chiến khiến mỗi bên bị rơi 1 tiêm kích và 1 phi công trên chiếc MiG 21 Bison của Ấn Độ bị bắt. Vụ việc khiến dư luận thắc mắc vì sao Không quân Ấn Độ vẫn sử dụng mẫu MiG 21 cũ kỹ để đối đầu với F-16 “siêu hiện đại” của đối phương.
Hiện Không quân Ấn Độ có các loại chiến đấu cơ MiG 21, MiG 27, MiG 29, Jaguar, Tejas, Mirage và Su-30, trong khi dự định sẽ sắm thêm Rafale.
Liên quan đến tranh cãi với Pakistan, ông Dhanoa khẳng định vụ không kích tại Pakistan hoàn toàn trúng mục tiêu trong kế hoạch.
“Chúng tôi luôn đánh trúng mục tiêu như dự định. Nếu chúng tôi ném bom vào rừng rậm thì tại sao Pakistan phải đáp trả”, ông nói và cho biết thêm không quân chỉ ghi nhận tấn công mục tiêu trúng hay không, chứ không đếm số thương vong.
Trong khi đó, một số chính trị gia Ấn Độ cho rằng vụ không kích chỉ “phá rừng” và là động thái nhằm “chính trị hóa khủng bố”.
Theo Danviet
Chiến đấu cơ Su-30 Ấn Độ bắn rơi mục tiêu Pakistan xâm phạm lãnh thổ
Một chiến đấu cơ Su-30 của Ấn Độ đã bắn rơi máy bay không người lái (UAV) của Pakistan bằng tên lửa không đối không ở khu vực phía bắc Ấn Độ, cách không xa biên giới Pakistan.
Su-30MKI là chiến đấu cơ chủ lực của Ấn Độ.
Theo Channel News Asia, vụ việc xảy ra vào ngày 4.3 khi quân đội Ấn Độ phát hiện một UAV của Pakistan xâm phạm không phận. Chiến đấu cơ Su-30 ngay lập tức áp sát mục tiêu và phóng tên lửa đối không.
"UAV của Pakistan đã xâm phạm không phận Ấn Độ và bị lực lượng phòng không phát hiện. Một tiêm kích đa năng Su-30MKI đã được triển khai và bắn hạ mục tiêu bằng tên lửa đối không", hãng tin ANI News của Ấn Độ đưa tin.
UAV Pakistan dường như đang tìm cách do thám các vị trí đóng quân của Ấn Độ tại vùng sa mạc thuộc bang tây bắc Rajasthan. Mảnh vỡ của UAV có thể đã rơi xuống lãnh thổ Ấn Độ.
Đây là lần thứ hai Pakistan đưa UAV vào Ấn Độ khi căng thẳng bắt đầu leo thang, kể từ lần đầu tiên vào ngày 27.2.
Xung đột vũ trang giữa Pakistan và Ấn Độ bùng phát vào ngày 26.2 khi 12 tiêm kích Mirage của Ấn Độ oanh tạc dữ dội các mục tiêu nghi là trại huấn luyện phiến quân Hồi giáo Jaish-e-Mohammed ở khu vực do Pakistan kiểm soát.
Đợt không kích nhằm đáp trả vụ đánh bom của phiến quân Jaish-e-Mohammed vào ngày 14.2, khiến 44 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng.Trận không chiến lớn nhất sau 48 năm nổ ra vào ngày 27.2, khi các chiến đấu cơ Ấn Độ giao chiến trực tiếp với máy bay chiến đấu Pakistan.
Cả Ấn Độ và Pakistan đều tuyên bố bắn rơi máy bay đối phương, trong đó Pakistan bắt sống một phi công Ấn Độ. Phía Pakistan sau đó đã trả tự do cho phi công này.
Theo Danviet
Trung Quốc đã chỉnh sửa các máy bay Su-30MKK ra sao? Trung Quốc đã công bố một số bức ảnh về hoạt động tập luyện đầu tiên của các máy bay Su-30MKK trong năm mới hôm 6/1/2019. Các bức ảnh này "tình cờ" tiết lộ một chi tiết: Một chiếc Su-30 MKK chuẩn bị cất cánh mang theo một tên lửa không đối không PL-12 do Trung Quốc chế tạo. Theo tạp chí DefenceTalk,...