Bí ẩn xác ướp thời Trung Cổ trong vỏ cây bạch dương ở Nga
Các nhà khảo cổ vừa tìm thấy một chiếc kén làm từ vỏ cây bạch dương có chứa xác ướp từ thời Trung Cổ bên trong. Đặc biệt, xác ướp được cho là còn nguyên vẹn.
Tin tức từ Dailymail cho hay, một chiếc kén vỏ cây bạch dương được cho là chứa xác ướp Trung Cổ mới đây đã được phát hiện gần thị trấn Salekhard tại Tyumen Oblast, Nga (cách vòng cực Bắc 18 dặm về phía nam).
Nơi đây được xác định từng là nghĩa địa của một ngôi làng cổ xưa thuộc về một nền văn minh Bắc cực bí ẩn, có liên quan đến văn minh Ba Tư.
Ngôi làng Salekhard ở Tyumen Oblast (Nga) là một bãi tha ma có từ thời trung cổ với kiểu an táng không giống bất kì nơi nào khác. Nhờ khí hậu lạnh giá, nên thi thể được bảo quản khá tốt.
Thi hài tại Salekhard, Siberia
Xác ướp được cho là có niên đại từ khoảng thế kỉ 12 – 13, được bọc trong một lớp kim loại mỏng và bao bên ngoài bởi một lớp vỏ cây bạch dương, nằm sâu trong băng tuyết. Tổng thể kén vỏ cây dài khoảng 1,3m và có bề ngang khoảng 30 cm.
Đây được coi là một cách an táng khá kì lạ, khác hẳn với những cách an táng thường thấy trước đây.
Alexander Gusev, một thành viên của Trung tâm Nghiên cứu Bắc Cực Nga – người lãnh đạo cuộc khai quật, nói rằng: “Nó có vẻ là một xác ướp cơ thể người. Nếu đúng như vậy thì xác ướp rất có thể vẫn đang ở trong tình trạng bảo quản tốt. Chúng tôi nghĩ rằng đó có thể là một đứa trẻ hoặc là một thiếu niên.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ khai quật ngôi mộ
Chiếc kén vỏ cây hiện đang được lưu trữ tại Bảo tàng Shemanovsky, trong một chiếc tủ lạnh đặc biệt. Ngày 15/7 tới, những nhà khảo cổ sẽ tiến hành mở kén để tìm ra sự thật nằm sau lớp vỏ cây dày.
Công tác nghiên cứu thi hài vẫn đang được tiến hành
Ban đầu, nhiều chuyên gia cho rằng thi hài được bảo quản bằng kỷ thuật ướp xác giống với nhiều nơi khác. Nhưng cuối cùng họ cũng tìm được điểm khác biệt nằm ở lớp kim loại được thêm vào bên dưới lớp kén (bao bọc thi hài). Lớp kén này dài 1,3m và rộng 30cm làm bằng vỏ cây.
Lớp kim loại đồng này giúp bảo vệ thi hài khỏi bị oxy hóa, ngăn cách thi hài với vi khuẩn trong mộ và nhờ vào thời tiết lạnh giá mà thi hài sẽ khô đi một cách tự nhiên.
Natalia Fyodorova, thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga, nhìn nhận: “Đây là phát hiện tuyệt vời. Một bước tiên phong. Điều này chứng minh vẫn còn nhiều địa điểm khảo cổ đặc biệt tồn tại khắp nơi trên thế giới.”
Trước đây, các nhà khảo cổ đã tìm thấy 34 ngôi mộ ở khu vực này. Năm xác ướp trong số đó được bao phủ bằng đồng và bọc thêm một lớp lông tuần lộc, hải ly, chó sói.
Tuy nhiên,việc khai quật đã bị dừng lại vào năm 2002 sau khi người dân địa phương phản đối vì cho rằng nó làm ảnh hưởng đến linh hồn của tổ tiên họ. Nếu như trong chiếc kén vỏ cây có chứa xác ướp thực sự thì đây sẽ là xác ướp đầu tiên được tìm thấy tại khu vực này kể từ năm 2002.
Những mảnh vỡ còn lại của di hài được phát hiện ở Yamal trước đây.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Vì sao thi hài hàng trăm tuổi của thánh La Mã tỏa mùi thơm như hoa?
Không những không bị mục rữa hay bốc mùi thối mà ngược lại, một số thi hài của những vị thánh trong Công giáo La Mã mất từ hàng trăm năm trước còn tỏa mùi thơm như hoa.
Tin tức từ Dail Mail cho hay, tại Ý đang trưng bày rất nhiều thi hài của các vị thánh của Công giáo La Mã. Trong số đó, có những vị thánh qua đời chưa lâu nhưng có những vị đã mất từ hàng trăm năm trước, tất cả đều vẫn đang ở tình trạng nguyên vẹn.
Người ta cho rằng, chính sự liêm khiết và thánh thiện lúc sinh thời của họ đã khiến Chúa Trời động lòng và ban cho họ một cái chết "bất tử".
Người ta cho rằng, chính sự liêm khiết và thánh thiện lúc sinh thời của họ đã khiến Chúa Trời động lòng và ban cho họ một cái chết "bất tử".
Đặc biệt hơn, những thi hài của các vị thánh không những không bị mục rữa hay bốc mùi hôi thối mà ngược lại, một số còn tỏa ra mùi hương thơm dịu dàng như các loại hoa.
Tuy nhiên, phép màu của Chúa không thể giúp thi hài của những vị thánh được nguyên vẹn mãi mãi mà buộc phải có sự can thiệp của khoa học để bảo quản.
Từ khoảng cuối thế kỷ XVI, việc bảo quản xác đã được áp dụng lần đầu cho trường hợp của Thánh Cecilia - một vị thánh chuyên về âm nhạc của La Mã.
Ban đầu việc bảo quản bằng hóa học vấp phải sự phản đối kịch liệt bởi truyền thống không đồng ý với điều đó để đảm bảo sự thuần khiết nhất cho những vị thánh.
Tuy nhiên về sau phương pháp này đã được chấp nhận bởi một số thi hài đã bắt đầu có dấu hiệu hư hỏng. Phần thịt của họ bị teo đi rất nhiều, khiến những thi hài này xuất hiện dấu hiệu "da bọc xương". Đã có rất nhiều chất liệu được sử dụng để bảo quản xác, phổ biến nhất là sáp, bạc và axit cacbolic.
Việc bảo quản xác thể hiện sự tôn trọng của người dân La Mã cổ đại và người dân Ý hiện nay dành cho những vị thánh Công giáo. Một số thi hài được bảo quản tốt đang được đặt tại các nhà thờ, tu viện phục vụ cho thờ cúng.
Đối với một số thi hài không còn nguyên vẹn, bộ xương của họ sẽ được cất giữ cẩn thận trong những hầm mộ và những hình nộm sẽ được đặt trong các quan tài bằng kính trong nhà thờ.
Thanh Ngọc
Theo_Người Đưa Tin
Khám phá thành phố thời Trung cổ độc đáo ở Hy Lạp Đầu thế kỷ 14, thành phố cổ Rhodes là thành phố lý tưởng tại Châu Âu và cũng là một trong những thành phố thời Trung cổ nổi tiếng nhất thế giới. Nằm trên hòn đảo nổi tiếng Rhodes của Hy Lạp, thành phố cổ Rhodes(còn được gọi là Rodos) là một trong những thành phố thời Trung cổ nổi tiếng nhất thế...