Bí ẩn xác ướp 4.000 năm tuổi có các triệu chứng của bệnh tim
Xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời cổ đại.
Theo một nghiên cứu mới, xác ướp 4000 năm tuổi ở Dakhla Oasis, Ai Cập có sự tích tụ cholesterol trong động mạch, cho thấy bệnh tim có thể phổ biến từ thời cổ đại.
Các phát hiện này đã được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ với một loạt các bằng chứng liên quan đến các xác ướp được phát hiện ở Nam Mỹ và Ai Cập.
Các nhà nghiên cứu đã phân tích các động mạch từ năm xác ướp cổ đại từ Nam Mỹ, Ai Cập cổ đại và phát hiện giai đoạn xơ vữa động mạch sớm hơn khi thu được các mảng bám thu thập trên thành động mạch hạn chế lưu lượng máu.
Các phát hiện đã được công bố trên Tạp chí Tim mạch Hoa Kỳ.
Mohammad Madjid, đến từ Đại học Texas, cho biết: “Tôi đã xem xét mô hình bệnh tim trong dân số hơn 20 năm qua. Theo thời gian, câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi: Đó có phải là một căn bệnh của thời hiện đại hay đó là một quá trình vốn có của con người, bất kể cuộc sống hiện đại là gì?”.
Video đang HOT
Để trả lời câu hỏi đó, Madjid và các đồng nghiệp đã thu thập các mẫu động mạch từ năm xác ướp có niên đại từ năm 2000 đến 1000 TCN. Hài cốt là 3 người đàn ông và hai người phụ nữ, những người từ 18 tuổi đến 60 tuổi. Các nhà khoa học đã quét các phần nhỏ của các động mạch chỉ dài vài cm.
Thảo luận về kết quả nghiên cứu, Madjid giải thích rằng cholesterol tích tụ trên thành động mạch “Về cơ bản là cơ chế chữa lành vết thương của cơ thể. Nó phản ứng với nhiều chấn thương chẳng hạn như nhiễm trùng, cholesterol cao, tiếp xúc với khói thuốc và các yếu tố khác có thể làm hỏng lớp lót bên trong của động mạch, được gọi là nội mô. Thành động mạch bị hư hỏng dẫn đến sự tích tụ của các tế bào bạch cầu, do đó, làm tích tụ cholesterol. Chất này sau đó có thể dày lên đến mức chặn dòng máu qua động mạch”.
Tiến sĩ Madjid nói thêm: “Đây là những quá trình rất phức tạp và chúng ta chỉ có thể biết được nhờ vào sự giúp đỡ của kính hiển vi hiện đại, chúng ta cũng có thể thấy được những mô hình này tương tự ở tổ tiên của chúng ta. Có vẻ như quá trình tích tụ này là một phần vốn có trong cuộc sống của chúng ta”.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy cholesterol tích lũy đến sự tích tụ mảng bám làm tắc nghẽn động mạch và dẫn đến các cơn đau tim. Đây là bằng chứng đầu tiên về các tổn thương ở giai đoạn sớm ở các xác ướp từ các nơi khác nhau trên thế giới.
Bí ẩn xác ướp đầu tiên trên thế giới về quý bà mang thai chết vì ung thư
Xác chết 2.000 năm tuổi của một phụ nữ mang thai hé lộ dạng bệnh hiếm gặp khi mang thai từ tuần thứ 26 đến 30. Nghiên cứu mới cho thấy xác ướp Ai Cập cổ đại mang thai đầu tiên trên thế giới thiệt mạng vì một dạng ung thư hiếm gặp.
Bí ẩn xác ướp đầu tiên trên thế giới quý bà mang thai chết vì ung thư
Các nhà nghiên cứu ở Ba Lan đã tiến hành kiểm tra hộp sọ của xác ướp bằng máy quét thì phát hiện những dấu vết bất thường trong xương.
Tương tự như những gì tìm thấy ở những bệnh nhân bị ung thư vòm họng, các nhà khoa học cho rằng người phụ nữ đang mang thai đã chết vì căn bệnh tương tự.
Người phụ nữ bí ẩn đã chết khi đang mang thai được 28 tuần. Ung thư vòm họng là một loại ung thư hiếm gặp, ảnh hưởng đến phần cổ họng nối phía sau mũi với phía sau miệng.
Rafał Stec, giáo sư khoa ung thư Đại học Y Warsaw cho biết: "Chúng tôi phát hiện có những thay đổi bất thường trong xương mũi họng. Tuy nhiên, xác ướp này không phải là ví dụ điển hình về quá trình ướp xác của người Ai Cập cổ đại".
Các nhà khoa học hiện có kế hoạch thu thập các mẫu mô và so sánh với các mẫu ung thư từ các xác ướp Ai Cập khác.
Với phát hiện mới, các nhà nghiên cứu hi vọng rằng điều này sẽ mở rộng kiến thức về sự tiến hóa ung thư, đóng góp vào sự phát triển y học hiện đại.
Vào thế kỷ 19 và 20, xác ướp này được cho là thuộc về một thầy tu. Tuy nhiên, dự án xác ướp Warsaw hé lộ người chết là phụ nữ. Đây cũng là trường hợp xác ướp mang thai đầu tiên.
Người phụ nữ đưa đến Warsaw, Ba Lan vào năm 1826, đây là khoảng thời gian diễn ra một số khám phá quan trọng nhất từ Thung lũng các vị vua ở Ai Cập mà hiện đang trưng bày tại Bảo tàng quốc gia Warsaw.
Quan sát hình ảnh chụp cắt lớp cho thấy người phụ nữ chết khi ở độ tuổi khoảng từ 20 đến 30 tuổi và đang ở tuần thứ 26 đến 30 của thai kỳ.
Xác ướp được bọc cẩn thận bằng vải, kèm theo một bộ bùa hộ mệnh để tiễn cô ấy sang thế giới bên kia. Thai nhi vẫn nằm bên trong xác ướp. Các chuyên gia không rõ lý do vì sao người xưa không tách bào thai ra khỏi xác ướp của người phụ nữ.
"Thai nhi vẫn là một phần không thể thiếu trong cơ thể người mẹ, dù nó chưa được sinh ra. Trường hợp này giống như một số xác ướp có trẻ chết lưu", Rafał Stec cho biết.
Mặc dù theo tín ngưỡng của người Ai Cập cổ đại, tên là một phần quan trọng của con người nhưng không rõ vì lý do gì thai nhi này chưa có tên.
Đây không phải là lần đầu tiên phát hiện xác ướp của bệnh nhân. Năm 2017, các nhà khoa học đã phát hiện ra trường hợp ung thư vú cổ xưa nhất thế giới trên một xác ướp cổ đại.
Hiểu nhầm ngàn năm: Người Ai Cập cổ đại ướp xác không phải để bảo quản thi thể mà vì mục đích hoàn toàn khác này Dù quả thật đem đến khả năng bảo quản thi thể đáng kinh ngạc, nhưng đây không phải là mục đích ban đầu của việc ướp xác. Xác ướp Ai Cập vẫn luôn là một minh chứng quan trọng cho nền văn minh nhân loại từ ngàn xưa và là đề tài nghiên cứu của giới sử học, khoa học hàng ngàn năm....