Bí ẩn xác ướp 3.000 năm tuổi trong ngôi đền cổ
Các nhà khảo cổ khai quật hàng chục xác ướp 3.000 năm tuổi trong ngôi đền cổ đại.
Bí ẩn xác ướp 3.000 năm tuổi trong ngôi đền cổ
Các nhà khảo cổ ở Ai Cập đã khai quật được hàng chục xác ướp và quan tài bằng gỗ có niên đại hơn 3.000 năm ở vùng Saqqara phía nam thủ đô Cairo.
Nhà khảo cổ Zahi Hawass cho biết đã tìm thấy tổng cộng 52 quách quan tài bằng gỗ nằm trong các hầm địa táng độ sâu từ 10 đến 12 mét.
Những chiếc quách quan tài có niên đại từ thơi Tân Vương quôc (thê ky 16 – 11 trươc CN). Cùng với quan tài và xác ướp, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy một tấm giấy cói dài khoảng 4 mét có đoạn trích trong ’sách của người chết’, một văn bản cổ của người Ai Cập gồm những câu thần chú hướng dẫn người chết cách vượt qua những nguy hiểm của thế giới bên kia.
Ngoài ra họ cũng phát hiện ra nhiều dấu tích về đồ chơi cổ xưa, tượng và mặt nạ. Khám phá này là kết quả của sự hợp tác giữa Bộ Cổ vật Ai Cập và Trung tâm Zahi Hawass tại Bibliotheca Alexandrina. Saqqara là một nghĩa địa tại Memphis, cố đô Ai Cập cổ đại, bao gồm các kim tự tháp Giza nổi tiếng.
Video đang HOT
Các nhà khảo cổ học cũng tìm thấy ngôi đền chôn cất của Nữ hoàng Naerit, vợ của vua Teti, người đầu tiên cai trị của Vương triều thứ 6, cùng với ba nhà kho làm bằng gạch bùn. Các chuyên gia cho biết những khám phá này sẽ viết lại lịch sử của khu vực, đặc biệt trong các triều đại 18 và 19 của Saqqara trong thời kỳ Tân vương quốc, khẳng định tầm quan trọng của việc thờ cúng Vua Teti trong Vương triều thứ 19 của Tân vương quốc.
Những chiếc quan tài bằng gỗ có hình dạng giống con người với bề mặt trang trí cho nhiều cảnh về các vị thần được thờ cúng trong thời kỳ này, cùng các trích đoạn khác nhau trong cuốn sách của người chết.
Khám phá giúp các chuyên gia xác nhận rằng khu vực Saqqara không chỉ từng sử dụng để chôn cất trong thời kỳ Hậu kỳ mà còn trong thời kỳ Tân vương quốc.
Hé lộ bí ẩn xác ướp rắn, chim,.. trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại
Người Ai Cập cổ đại ướp xác người chết để đảm bảo họ tái sinh ở thế giới bên kia. Trong các lăng mộ, ngoài hài cốt, điều gây ngạc nhiên là còn có rất nhiều xác động vật, một bí ẩn đang được các nhà khoa học tìm cách giải mã.
Trong các ngôi mộ ở Thung lũng sông Nile, Ai Cập, các nhà khảo cổ học tìm thấy vô số xác ướp động vật, gồm mèo, cò ruồi, diều hâu, rắn, cá sấu và chó,...
Các nhà khoa học đã xác định thành phần đồng vị của oxy, carbon, nitơ, lưu huỳnh và stronti trong các mẫu và so sánh kết quả với dữ liệu tương tự đối với xác ướp người, từ đó xác định xác ướp động vật có nguồn gốc hoang dã hay vật nuôi.
Xác ướp chim phổ biến trong các lăng mộ Ai Cập cổ đại. Ảnh: Romain Amiot/LGL-TPE/CNRS.
Từ những kết quả nghiên cứu đã gợi ý rằng, hài cốt động vật được ướp xác có thể được chôn theo hài cốt người với mục đích: vật nuôi được chôn cùng với chủ nhân của chúng; xác ướp thức ăn (là động vật) được chôn cùng với con người để cung cấp thức ăn ở thế giới bên kia; những con vật linh thiêng được thờ cúng; lễ vật vàng mã mô tả các vị thần,..
Hình chụp X-quang xác ướp chim. Ảnh: Nature.
Đồ cúng bằng vàng mã là những xác ướp động vật cho đến nay phổ biến nhất. Việc sản xuất chúng bắt đầu một cách nghiêm túc vào thời kì Hậu nguyên (672-332 trước Công nguyên) đến thời kì La Mã, ít nhất là đến thế kỉ thứ tư sau Công nguyên với hàng triệu xác ướp.
Hình chụp X-quang xác ướp mèo. Ảnh: Nature.
Lễ vật vàng mã được dâng cho các vị thần, với những con vật cụ thể gắn với từng vị thần. Các vị thần cũng có thể được tượng trưng như động vật, chẳng hạn như nữ thần Bastet, người có thể được mô tả như một con mèo hoặc một con người với đầu mèo; và thần Horus, người thường được miêu tả là một con diều hâu hoặc chim ưng.
Một số mẫu xác ướp động vật. Ảnh: Naturre.
Các nhà Ai Cập học cũng cho rằng, động vật vàng mã được ướp xác có ý nghĩa hoạt động như những sứ giả giữa con người trên và các vị thần.
Việc cung ứng động vật để ướp xác phổ biến đến mức nó trở thành một nghề chuyên nghiệp tại những trại nuôi động vật, trong khi các loài động vật khác được nhập khẩu hoặc săn bắt từ tự nhiên. Các thầy tu trong đền thờ giết và ướp xác những con vật để chúng được dùng làm vật cúng dường cho các vị thần.
Khai quật lăng mộ 2500 năm tuổi, tìm thấy hàng loạt lời nguyền xác ướp Ai Cập khắc trên tường Theo Salima Ikram, nhà Ai Cập học ở Đại học Mỹ tại Cairo, những lời nguyền được khắc trong các ngôi mộ cổ chủ yếu nhằm ngăn cản những kẻ trộm mộ có ý đồ xâm phạm nơi yên nghỉ của các xác ướp. Hàng ngàn năm trước, những người Ai Cập cổ đại đã được an táng tại thành phố Saqqara, cách...