Bí ẩn xác chết chim báo bão nằm la liệt trên bờ biển
Hình ảnh ghi lại xác chết của loài chim báo bão đuôi ngắn nằm la liệt tại bờ biển phía Nam Australia. Được biết loài chim này đang di cư sang phía Nam.
Nguyên nhân của sự cố này có thể là do nhiệt độ tăng, thức ăn của loài chim này là cá đã b ị suy giảm. Xác chết của chim báo bão đuôi ngắn rải rác trên các bờ biển bao gồm Bondi, Manly và Cronulla. Chim báo bão đang di cư về phía nam nước Úc trong mùa giao phối sau khi dành thời gian hoạt động ở Alaska.
Theo chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến cái chết hàng loạt của chim báo bão là vì tình trạng thiếu lương thực.
Loài chim này cần ở trạng thái khỏe mạnh nhất để có thể vượt qua quãng đường lên tới 14,000 km qua Thái Bình Dương. Nhưng do lượng dầu nhuyễn thể và số lượng cá đã bị suy giảm vì nhiệt độ biển tăng lên dẫn đến cái chết hàng loạt của loài này.
Theo Peter Barrand, chủ tịch của BirdLife Warrnambool: “Hàng năm có khoảng 30.000 chú chim bay đến Đảo Griffiths ở cổng Fairy, Victoria, nhưng năm nay số lượng giảm xuống còn một nửa”.
Video đang HOT
Ông giải thích thêm với Yahoo News :” Nhiệt độ của nước biển tăng, con mồi của chim báo bão sẽ không di chuyển vào chỗ nông. Đây là dấu hiệu của một sự bất ổn nghiêm trọng.”
Birdlife Australia gọi đây là “sự khủng hoảng”.
Trong một thông báo trên website, nhóm này nói: “Trong năm thứ 5 liên tiếp, nhiệt độ bề mặt nước của Alaska ấm lên bất thường, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng thức ăn cho chim báo bão, kết quả dẫn đến hàng ngàn sinh vật bị dạt vào bờ biển Alaska.
“ Đây không phải là một hiện tượng bình thường, thay vào đó là một chuỗi những cái chết tàn khốc. B ắt đầu từ cuối tháng 6, hiện tượng này tiếp diễn trên nhiều địa điểm khác nhau dọc bờ biển Alaska và xảy ra liên tiếp ở khu vực phía nam đến hết tháng 8.
Chim báo bão đuôi ngắn là loài chim biển phổ biến nhất ở Australia. Vào mùa phối giống, hàng triệu con hội tụ trên những hòn đảo nơi đây, với thành lũy trên eo biển Bass.
Sau khi những con nhỏ đủ khả năng sinh tồn, chim báo bão trưởng thành sẽ rời khỏi hòn đảo nơi sự phối giống diễn ra và di cư sang vùng Đông Bắc băng qua Thái Bình Dương. Chúng sẽ nghỉ đông ở bắc Thái Bình Dương.
Theo Saostar
Anh: Đá "quả bóng" trên bờ biển, kinh ngạc khi biết đó là thứ gì
Người đàn ông ở Anh đã hết sức sửng sốt khi biết thứ mình tưởng là một quả bóng cũ trên bãi biển, thực ra là một phần hộp sọ người có niên đại hàng ngàn năm.
Phần hộp sọ mà người đàn ông tưởng là quả bóng.
Theo Daily Mail, người đàn ông tên Anthony Plowright dắt chó đi dạo trên bãi biển gần Binstead, ở đảo Wight, Anh, thì phát hiện phần trên của hộp sọ người.
Các chuyên gia trên đảo đã làm xét nghiệm đồng vị carbon, phát hiện hộp sọ này có niên đại từ cách đây 2.800 năm.
Chiếc hộp sọ được phát hiện vào ngày 4.6.2018 nhưng điều tra viên Caroline Sumeray đến nay mới công bố phát hiện. Theo kết quả nghiên cứu, đây là hộp sọ của một người nào đó sống trong giai đoạn thời Đồ Sắt, khoảng năm 800 trước Công nguyên - năm 540 trước Công nguyên.
Hộp sọ có niên đại 2.800 năm tuổi.
Plowright nói: "Tôi nghĩ đó là một mảnh của quả bóng đá khi lần đầu tiên thấy nó, nhưng đá thử một lần, tôi nhận ra đó không phải là bóng đá".
"Tôi liền cho nó vào túi và mang về nhà, gửi thông tin cho cảnh sát. Tôi không ngờ rằng vật đó đã tồn tại lâu đến vậy", Plowright nói thêm.
Hộp sọ được đưa đến bảo tàng trên đảo để tiếp tục phục vụ nghiên cứu. Ở thời Đồ Sắt, người sống trên đảo Wright đã biết giao thương với các cộng đồng lân cận bằng đường biển. "Có một mạng lưới giao thương hàng hải trải dài từ bờ biển Anh đến châu Âu, kéo dài tới Địa Trung Hải", Stephanie Smith đến từ bảo tàng Anh, nói.
Theo danviet.vn
Kền kền hỗn chiến tranh giành thức ăn cực hung dữ Nhiếp ảnh gia Roie Galitz ghi lại cảnh tượng kền kền hỗn chiến tranh giành thức ăn trong vườn quốc gia Serengeti, Tanzania. (Nguồn: Daily Mail) Trong chuyến thăm vườn quốc gia Serengeti vào tháng trước, nhiếp ảnh gia đến từ Israel có cơ hội chứng kiến một nhóm kền kền hỗn chiến tranh giành thức ăn, chúng đánh nhau ác liệt để...