Bí ẩn vương quốc chim cánh cụt lớn nhất thế giới mất 90% dân số
Biến đổi khí hậu có thể là thủ phạm cho tình trạng đáng báo động này.
Chim cánh cụt Hoàng đế tại đảo Ile aux Cochons (Pháp). Ảnh: Oceanwide Expeditions.
Theo SCMP đưa tin vào hôm qua (30.7), dân số vương quốc chim cánh cụt lớn nhất thế giới ở hòn đảo Ile aux Cochons (Pháp) đã tụt giảm gần 90%. Cụ thể, số liệu gần đây nhất ghi nhận có 2 triệu con Chim cánh cụt Hoàng đế trên hòn đảo nằm giữa mũi nam của châu Phi và Nam Cực.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Khoa học Nam Cực (Antarctic Science), những bức ảnh vệ tinh và ảnh chụp từ trực thăng cho thấy số lượng đàn chim đã giảm chỉ còn gần 200.000 cá thể. Con số này được cho là chính xác vì Chim cánh cụt Hoàng đế không có tập tính di cư và các con trưởng thành thường chỉ bơi ra biển kiếm ăn trong vài ngày rồi trở về nhà.
Video đang HOT
Hiện tại, lý do dân số loài chim không bay này bị tụt giảm vẫn là một bí ẩn.
“Đây là một điều hoàn toàn không dự đoán được. Việc &’dân số’ ở Ile aux Cochons bị thu hẹp có tác động rất lớn bởi số cá thể ở đây chiếm tới một phần ba tổng số cá thể Chim cánh cụt Hoàng đế trên thế giới”, ông Henri Weimerskirch – người đứng đầu nhóm tác giả nghiên cứu, đồng thời là một nhà sinh thái học tai Trung tâm Nghiên cứu Sinh học ở Chize (Pháp) cho biết.
Chim cánh cụt Hoàng đế tại đảo Ile aux Cochons chiếm 1/3 tổng số Chim cánh cụt Hoàng đế trên thế giới. Ảnh: Oceanwide Expeditions.
Theo ông Weimerskirch và các đồng nghiệp, biến đổi khí hậu có thể là thủ phạm cho tình trạng đáng báo động này. Theo đó, vào năm 1997, một đợt El Nino mạnh đã làm cho phần phía nam của Ấn Độ Dương trở nên ấm hơn, đẩy lượng cá và mực – nguồn thức ăn chính của Chim cánh cụt Hoàng đế – ra khỏi tầm hoạt động kiếm ăn của loài này tại Ile aux Cochons.
“Tình trạng này khiến cho dân số tụt giảm, tỷ lệ sinh sản cũng bị ảnh hưởng không nhỏ”, ông Weimerskirch giải thích.
Trong khi đó, Chim cánh cụt Hoàng đế tại Ile aux Cochons lại không thể di cư do không có bất kỳ hòn đảo nào đủ điều kiện sinh sống cho loài này. Bên cạnh đó, việc dân số quá tải cũng là một trong những lý do gây tụt giảm số cá thể chim.
Một số nguyên nhân khác cũng được các nhà khoa học xem xét đó là dịch bệnh và sự xâm lấn của sinh vật ngoại lai. Một số loài chim tại các hòn đảo lân cận mắc dịch tả gia cầm và có thể đã lây nhiễm bệnh này cho đàn cánh cụt hoàng đế đảo Ile aux Cochons. Ngoài ra, chuột hoặc mèo hoang có thể đã tìm đường đến hòn đảo, phá vỡ lối sống của loài sinh vật đang cư ngụ tại đây.
Chim cánh cụt hoàng đế (emperor penguin) là loài cánh cụt lớn nhất thế giới với chiều cao trung bình trên 1 m và nặng khoảng 22-45 kg. Loài động vật nay sinh sống chủ yếu ở châu Nam Cực, chúng được mệnh danh là “những viên đạn biển” vì khả năng bơi với vận tốc trung bình 6-9 km/h, có thể lặn sâu đến 500 m và giữ hơi thở hơn 20 phút trong quá trình săn mồi.
Theo Danviet
Căn cứ hải quân khủng của Mỹ có nguy cơ chìm trong biển nước
Căn cứ hải quân chính của Hạm đội Đại Tây Dương của Hải quân Mỹ ở Norfolk, Virginia, có thể bị ngập chìm dưới nước, The National Interest viết.
Căn cứ hải quân Mỹ ở Virgina
Công ty nghiên cứu American Security Project đưa vào danh sách các căn cứ quân sự có nguy cơ cao nhất do biến đổi khí hậu. Từ năm 2000, đã có nhiều trận lụt ở Norfolk hơn trước đây. Hầu hết các đánh giá biến đổi khí hậu cho thấy trong tương lai sẽ còn ngập nhiều hơn nữa theo dự báo, đến năm 2100, mực nước lũ sẽ tăng thêm 1,5 mét.
Ngoài ra, khi khí hậu thay đổi nhiều hơn, các cơn bão mạnh hơn sẽ bắt đầu xuất hiện trong khu vực. Quân đoàn Cơ khí Mỹ cho rằng một chỉ cần cơn bão như vậy đã có thể phá hủy căn cứ Norfolk và cơ sở hạ tầng liên quan.
Tạp chí The National Interest lưu ý rằng Hải quân có thể từ chối xây dựng ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất để giải quyết vấn đề, nhưng sẽ không dễ dàng bảo vệ cơ sở hạ tầng khi đối mặt trong điều kiện bị thu hẹp ngân sách.
Theo Danivet
Cây nghìn năm to như xe buýt chết hàng loạt bí ẩn ở châu Phi 9 cây bao báp, tuổi 1.100 đến 2.500 năm, đã chết hàng loạt ở châu Phi. Một cây bao báp ở Nam Phi Nhiều cây bao báp to nhất và cổ nhất châu Phi đã chết đột ngột trong thập kỷ qua, các nhà nghiên cứu cho biết. Các cây chết toàn bộ hoặc một phần, có tuổi từ 1.100 đến 2.500 năm....