Bí ẩn vụ trộm tranh lớn nhất lịch sử nước Mỹ
Vào ngày 18/3/1990, một nhóm “cảnh sát dỏm” đến Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston, Mỹ và thực hiện trót lọt vụ trộm tranh nổi tiếng thế giới.
Vào ngày 18/3/1990, một nhóm “cảnh sát dỏm” đến Bảo tàng Isabella Stewart Gardner ở Boston, Mỹ và thực hiện trót lọt vụ trộm tranh nổi tiếng thế giới.
Nhóm trộm giả mạo cảnh sát đã cuỗm đi 13 bức tranh, trong đó có các kiệt tác của Rembrandt, Vermeer và Degas trị giá 500 triệu USD. Chính vì vậy, đây được coi là vụ trộm tác phẩm nghệ thuật lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Sự việc xảy ra vào lúc nửa đêm ngày 18/3/1990, hai người đàn ông giả trang, mặc sắc phục của cảnh sát đã qua mặt các bảo vệ tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner. Bọn tội phạm đã giả danh cảnh sát để khám xét khu nhà. Khi đó, các nhân viên an ninh của bảo tàng không chút hoài nghi thân phận 2 cảnh sát dỏm trên và cho bọn tội phạm vào bên trong.
Sau đó, một trong hai tên cảnh sát dỏm đã còng tay 2 bảo vệ khi nói có lệnh bắt giữ người này rồi yêu cầu bảo vệ rời vị trí đứng gác. Chỉ trong vòng 81 phút, bọn tội phạm đã cuỗm 13 bức tranh có tổng giá trị 15 triệu USD.
Bảo tàng Isabella Stewart Gardner – nơi 2 tên trộm giả mạo cảnh sát ăn trộm 13 bức tranh trị giá 500 triệu USD.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, an ninh tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner được tổ chức khá lỏng lẻo. Thêm vào đó, bảo tàng cũng không mua bảo hiểm cho số tác phẩm nghệ thuật trong trường hợp bị trộm cắp. Đặc biệt, một trong những nhân viên an ninh bảo tàng này đã hút cần sa trước khi làm việc vào hôm xảy ra vụ trộm.
FBI đã treo thưởng cho người nào cung cấp thông tin về những bức tranh bị đánh cắp tại bảo tàng Isabella Stewart Gardner sẽ được thưởng 5 triệu USD. Giới chức trách cũng từng hoài nghi những tên trộm tranh trên đến từ một băng đảng tội phạm có cơ sở tại các bang như Connecticut, Massachusetts, New Hampshire, New Jersey, New York…
Hình ảnh từ camera an ninh của bảo tàng Isabella Stewart Gardner cho thấy tên trộm ung dung mang những bức tranh “cuỗm” được ra khỏi bảo tàng.
Vào tháng 5/2012, giới chức trách bang Connecticut đã cáo buộc Robert Gentile, 76 tuổi, có liên quan đến vụ trộm tranh ở bảo tàng Isabella Stewart Gardner năm 1990. Tuy nhiên, luật sư của Robert Gentile đã chứng minh thân chủ của mình không hề biết tới vụ trộm tranh này. Do vây, Robert không bị định tội.
Đến tháng 3/2013, FBI thông báo đã xác định được danh tính hai tên trộm tranh năm xưa và rất có khả năng chúng đã giấu những bức tranh đó ở Connecticut hoặc khu vực Philadelphia. Tuy nhiên, cho đến nay giới chức trách Mỹ vẫn chưa tìm ra tung tích 13 bức tranh trị giá 500 triệu USD trên.
Theo_Kiến Thức
Cảnh sát hàng không Mỹ bị tấn công bằng kim tiêm tại Nigeria
Một cảnh sát hàng không Mỹ đang bị buộc phải điều trị cách ly, với nghi ngại có thể đã nhiễm virus ebola sau khi người này bị tấn công bằng kim tiêm tại sân bay Lagos, Nigeria, FBI cho biết.
(Ảnh minh họa)
Hiện vẫn chưa rõ trong chiếc kim tiêm trên có chứa chất gì khi vụ tấn công xảy ra hôm Chủ nhật 7/9. Tại thời điểm đó, nhân viên an ninh hàng không này đang thực thi nhiệm vụ. Danh tính của người này không được công bố, và hiện ông đang được điều trị tại một bệnh viện ở Boston.
Vụ việc đã làm dấy lên lo ngại rằng kẻ tấn công có thể đã bơm một dạng virus Ebola nào đó vào nạn nhân, do Nigeria là một trong những quốc gia Tây Phi đang phải đối diện với đại dịch nguy hiểm này.
Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) cho biết cơ quan chức năng nước này đang thực thi mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết, nhưng những dấu hiệu ban đầu cho thấy nạn nhân không phải là mối nguy hiểm cho những người khác, và cũng không có triệu chứng đáng ngờ nào.
"Nằm trong số nhiều biện pháp phòng ngừa rất thận trọng, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh đã tiến hành một cuộc kiểm tra tại chỗ đối với nạn nhân, khi chuyến bay số hiệu 143 của United hạ cánh tại Houston trong sáng sớm thứ Hai", thông báo cho biết.
"Nạn nhân không có bất kỳ biểu hiện nào của tình trạng bị bệnh trong chuyến bay, và đã được chuyển tới một bệnh viện sau khi hạ cánh để làm các xét nghiệm khác. Không có xét nghiệm nào cho thấy ông ta là mối nguy hiểm cho những người khác".
Các nguồn tin khác thì khẳng định với kênh NBC rằng hung thủ có vẻ không biết nạn nhân là một viên chức an ninh hàng không liên bang của Mỹ, và có lẽ chỉ tìm cách cướp tài sản.
Tại thời điểm đó, "một nhóm các nhân viên an ninh liên bang trong thường phục đang chuẩn bị bước qua cổng an ninh sân bay Lagos, thì có một nhóm nam giới tiến lại gần. Các nguồn tin cho biết một trong số những kẻ này đã đâm kim tiêm vào tay một viên chức an ninh, sau đó cả nhóm bỏ chạy", kênh KPRC cho biết.
Nhân viên này sau đó đã rút kim tiêm ra và cất giữ trong một hộp an toàn. Hiện FBI đang xét nghiệm kim tiêm này.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Em trai Foley tin anh tình nguyện bị xử tử đầu tiên Trong tâm trí của em trai và em gái, Foley 'luôn quan tâm tới người khác còn hơn cả bản thân mình' và vì thế anh đã chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với việc bị phiến quân cựu đoan hành quyết. James Foley trả lời phỏng vấn hãng AP tại Boston tháng 5/2011. Ảnh: AP. Trong cuộc phỏng vấn với Yahoo...