Bí ẩn vụ bắt giữ Nelson Mandela năm 1962
Đến nay, việc Nelson Mandela bị bắt tháng 8/1962 vẫn còn nhiều nghi vấn, có những giả thuyết cho rằng có bàn tay của CIA trong vụ này.
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela là một con người vĩ đại, hình ảnh của ông luôn gắn liền với phong trào giải phóng Nam Phi khỏi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc Apartheid.
Cuộc đời ông có rất nhiều chuyện đáng lưu vào sử sách cho những thế hệ sau, một trong số đó là vụ bắt giữ Nelson năm 1962, nghi ngờ có bàn tay của Cơ quan tình báo Mỹ – CIA.
Vụ bắt giữ năm 1962 chính là dấu mốc bắt đầu cho 1 chuỗi những sự kiện đưa tên tuổi của Nelson nổi tiếng lên tầm thế giới.
Sau khi bị bắt, ông đã ngồi tù 27 năm, được thả tự do năm 1990 và đạt giải Nobel Hòa Bình năm 1993 – một trong những giải thưởng danh giá nhất mà con người trao tặng cho nhau.
Vụ bắt giữ Nelson
Ngày 5/8/1962, trên con đường dốc thoải dẫn ra khỏi thị trấn Howick, Nam Phi, một chiếc xe Ford V-8 với đầy đủ cảnh sát chặn đường và ra hiệu dừng lại với chiếc xe chở người da đen cao lớn mặc chiếc áo khoác trắng. Đây là điều bình thường trong thời kỳ Apartheid, tuy nhiên điều đáng nói là người da đen kia đang ở ở ghế hành khách chứ không phải lái xe.
Người đàn ông cao lớn đó chính là Nelson Mandela và đó cũng là ngày kết thúc giai đoạn ẩn náu kéo dài suốt 17 tháng của ông để hoạt động ngầm chống lại chế độ phân biệt chủng tộc Apartheid của Nelson và Hội đồng quốc gia châu Phi ANC do ông lãnh đạo.
Cựu Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đang nằm viện và trong tình trạng nguy kịch khi phải thở bằng máy
Bằng cách nào đó, các cảnh sát của chính quyền Apartheid đã biết được người đàn ông đang bị truy lùng gắt nao nhất Nam Phi khi đó sẽ lên xe đi Johannesburg ngày hôm đó.
Đã có ai đó chỉ điểm cho chính quyền, và nhiều người Nam Phi tin rằng chính các điệp viên CIA của Mỹ đã “đưa đường chỉ lối” cho cảnh sát.
Ngày Nelson bị bắt, người lái chiếc xe chở ông là Cecil Williams – trong vai một doanh nhân da trắng thành đạt để che mắt chính quyền phân biệt chủng tộc.
Tuy nhiên, chỉ có màu da trắng của Cecil là thật, còn lại ông là một giám đốc Nhà hát và thành viên Đảng Cộng sản Nam Phi.
Khi đó, Nelson mới từ một trại đào tạo cũng ở châu Phi lẻn về Nam Phi để lãnh đạo một nhóm chuyên đánh phá các mục tiêu công cộng của chính quyền.
Video đang HOT
Do bị giới hạn về các cuộc biểu tình hòa bình, ANC (Hội đồng quốc gia Châu Phi) đã thành lập cánh vũ trang và do Nelson lãnh đạo.
Lúc bị bắt, Nelson đang rời thị trấn Howick của thành phố Durban để tới Johannesburg tìm địa điểm tấn công tiếp theo.
Ông Nelson (giữa) cùng các đồng nghiệp ở Hội đồng quốc gia châu Phi ANC năm 1952
Theo cuốn tự truyện “Những bước dài đến tự do” của Nelson, khi bị chiếc V-8 của cảnh sát chặn đường ông đã giới thiệu mình với bí danh David Motsamayi.
Tuy nhiên, viên trung sĩ cảnh sát râu ria đã không đếm xỉa và đọc lệnh bắt ngay tức khắc.
Ai là kẻ chỉ điểm?
Denis Goldberg, một nhà hoạt động chính trị Nam Phi, đồng thời cũng là bị cáo bị kết án trong phiên tòa xét xử Nelson năm 1964 cho biết, ông tin rằng, các điệp viên CIA đã biết được tung tích của Nelson tại thành phố Durban và đưa ra lời “hướng dẫn” cho cảnh sát Nam Phi khi đó.
Theo Denis, cộng đồng tình báo khi đó rất thân thiết, ông nói: “Tất cả bọn họ đều biết và uống với nhau nhiều lần”.
Để có được những thông tin về nơi lẩn trốn của Nelson, nhiều người tin rằng CIA đã mua chuộc được người thân tín của ông và khiến người đó phản bội.
Nhiều năm sau đó, các phương tiện truyền thông đã rộ lên thông tin về một nhà ngoại giao ở lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Durban đã ba hoa về thành tích “chỉ điểm” cho cảnh sát bắt Nelson trong một bữa tiệc khi đã ngà ngà say.
Sau này, báo chí Nam Phi và Anh đã chính thức xác nhận và tìm ra nhân viên ngoại giao Mỹ đó có tên Donald Rickard.
Đám đông vây quanh xe cảnh sát chở ông Nelson đến tòa án để luận tội “phản quốc” năm 1956
Rickard hiện sinh sống ở Colorado và khi nghe điện thoại của phóng viên về vụ bắt giữ Nelson, ông nói: “Câu chuyện này đã nổi lên một thời gian, tuy nhiên nó không có thật”.
Ông cũng từ chối bình luận về những gì mình đã làm khi còn làm việc như một nhân viên ngoại giao ở Nam Phi vì cho đó là chuyện riêng tư.
Trong khi đó, các thông tin ở Cơ quan lưu trữ quốc gia Mỹ và hồ sơ quản lý của CIA không có nhắc đến Rickard cũng như không đề cập đến mối liên hệ giữa vụ bắt giữ Nelson ngày 5/8/1962 và CIA.
CIA cũng từ chối bình luận về sự việc này, trong khi đó phía cảnh sát Nam Phi không có phản hồi về các nghi vấn xung quanh vụ bắt giữ.
Theo tờ Wall Street Journal, Chính phủ Mỹ khi đó cũng không ưa gì chính quyền phân biệt chủng tộc Apartheid.
Một bức thư mật được lưu trữ của Bộ Ngoại giao Mỹ năm 1964 được An ninh lưu trữ quốc gia công bố sau này đã cho thấy sự lo ngại của Mỹ về việc gia tăng các vụ bắt bớ những người chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc ở Nam Phi.
Năm 1964, sau 8 tháng xét xử, ông Nelson bị kết tội phá hoại đời sống nhân dân và nhận án tù chung thân
Bản lưu trữ đã đề cập đến sự quan ngại về việc Nelson Mandela và những người bị đem ra xét xử năm 1964 sẽ bị tử hình.
“Cái chết của họ sẽ là nguyên nhân gia tăng bạo lực và các biện pháp đàn áp ở Nam Phi”, một đoạn của báo cáo ghi rõ.
Mặc dù có nhiều người tỏ ra nghi ngờ CIA, nhưng chính Nelson lại nhận lỗi về mình và cho rằng bị bắt là do thiếu sót trong quá trình ngụy trang, lẩn trốn của ông và phong trào phá hoại chính quyền của ANC.
Kết án và ngồi tù
Sau khi bị bắt, một thẩm phán đã kết tội Nelson 5 năm tù, 3 năm vì tội kích động đình công (trong những cuộc biểu tình hòa bình của ANC) và 2 năm vì tội xâm nhập Nam Phi trái phép (ông về nước mà không có hộ chiếu).
Sau đó, tới năm 1964, Nelson cùng 7 người khác lại bị đem ra xét xử 1 lần nữa với tội danh phá hoại đời sống và một số hành vi khác, khi đó ông phải nhận án chung thân.
Tiếp theo đó là quá trình 27 năm ngồi tù của Nelson như một tù nhân chính trị đầy tôn kính. Đây chính là khoảng thời gian thay đổi nhiều thứ, nhất là nhận thức của Nelson và những đồng chí của mình về việc làm cách mạng.
Theo Nelson, nó đã giúp ông nhìn lại những gì mình đã làm, nhận ra sai sót và thành tựu từ đó tự rút ra kinh nghiệm và có thể chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp cách mạng.
Theo vietbao
Obama thăm nhà tù từng giam Nelson Mandela
Tổng thống Mỹ cùng gia đình hôm qua bày tỏ niềm ngưỡng mộ với cựu tổng thống Nam Phi khi đến thăm hòn đảo nơi Nelson Mandela từng bị giam suốt 18 năm.
Ông Obama cùng Đệ nhất phu nhân Michelle, hai con gái Sasha và Malia, mẹ vợ Marian Robinson và cháu gái Leslie Robinson đến thăm đảo Robben ở ngoài khơi thủ đô Cape Town.
Họ tham quan hòn đảo dưới sự dẫn dắt của cựu tù nhân Ahmed Kathrada. Giống như Mandela, Kathrada từng bị giam giữ 18 năm vì tham gia các hoạt động chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.
Ông Obama nhìn ra bên ngoài cửa sổ tại phòng giam số 7B, nơi ông Mandela từng bị giam cầm. Ảnh: sfgate
Khi tham quan nhà tù trên đảo Robben, ông Obama đã một mình đứng trong phòng giam số 7B, nơi ông Mandela từng bị giam cầm một phần lớn thời gian trong suốt 27 năm làm tù nhân chính trị, trước khi được phóng thích vào năm 1990.
Ông Obama cũng thăm mỏ đá vôi, nơi tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi từng lao động khổ sai, khiến ông bị mắc bệnh phổi, căn bệnh vẫn hành hạ ông cho đến bây giờ.
"Nhìn chúng đứng trong những bức tường nơi từng giam giữ Nelson Mandela, tôi biết đây là một trải nghiệm mà chúng sẽ không bao giờ quên", ông Obama nói, nhắc đến các con gái. "Tôi biết bây giờ các con đã trân trọng hơn những hy sinh của Madiba và những người khác để giành lấy tự do", ông dùng tên thường gọi trong bộ tộc của Mandela.
Obama từng đến đảo Robben vào năm 2006, khi còn là một thượng nghị sĩ Mỹ. Đây là lần đầu tiên ông đến thăm nơi này trên cương vị tổng thống.
Trong cuốn sổ lưu bút dành cho khách tham quan trước khi rời hòn đảo, ông viết: "Chúng tôi cảm thấy mình thật quá bé nhỏ khi đứng đây, nơi những người đàn ông với lòng quả cảm đã đối mặt với bất công và quyết không khuất phục".
Ông và gia đình bay đến Cape Town hôm qua, sau khi gặp gỡ các thành viên của gia đình ông Mandela và trò chuyện qua điện thoại với phu nhân của ông, bà Graca Machel.
Tuy nhiên, ông không đến thăm ông Mandela tại bệnh viện Pretoria. Biểu tượng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc 94 tuổi đã được điều trị tại đây từ đầu tháng 6 và đang ở trong tình trạng nguy kịch, dù sức khỏe của ông có chút tiến triển nhẹ.
Theo VNE
Người dân Nam Phi: Mandela thất vọng về Obama Nhiều người dân Nam Phi đã tuần hành phản đối chuyến thăm nước này của Tổng thống Obama và cho rằng họ cũng như Mandela đều thất vọng về Obama. Người dân Nam Phi biểu tình phản đối chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Nam Phi đã tổ chức tuần hành bên ngoài bệnh viện Pretoria, nơi người anh hùng...