Bí ẩn vết cắn chí mạng của loài sứa nặng tới 100 kg
Đâu đó ngoài biển cả, con sứa Nemopilema nomurai khổng lồ đang chờ đợi để giải phóng một loại nọc độc bí ẩn qua những chiếc xúc tu dài.
Nặng tới 200 kg, sứa Nemopilema nomurai hay còn gọi là Nomura là một trong những loài sứa lớn nhất thế giới.
Mỗi năm, nó tấn công hàng trăm nghìn người bơi lội ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Vết chích của Nomura sinh nọc độc, gây ra cơn đau tức thời và dữ dội, kéo theo đó là vết mẩn đỏ và sưng tấy.
Trong một số ít trường hợp, vết chích có thể dẫn tới sốc, chấn thương nặng hoặc thậm chí là thiệt mạng.
Một con sứa Nemopilema nomurai. (Ảnh:The Star)
Các nhà khoa học nhiều năm qua vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân vì sao nọc độc của sinh vật này trở nên nguy hiểm như vậy.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phân tích nọc độc của loài sứa này thông qua việc giải trình bộ gen, hệ phiên mã và protein.
Họ phát hiện ra rằng vết chích của Nomura có liên quan tới một hỗn hợp cực kỳ phức tạp của 200 chất độc. Mỗi một loại chất đốc có thể tấn công các cơ quan cụ thể hoặc gây hại cho cơ thể.
“Mặc dù chúng tôi đã cố gắng tinh chế độc tố gây chết người khỏi nọc độc của N. nomurai , nhưng thật khó để tách chúng ra khỏi các protein khác”, nhóm nghiên cứu cho hay.
Nói cách khác, những chất độc này hết sức phức tạp và rất khó để phân tách từng chất độc để phân tích nếu không dùng tới các thí nghiệm khác.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã cắt và đóng băng xúc tu của một con sứa sống trước khi sử dụng phương pháp ly tâm để thu thập các tế bào châm ngứa vốn là nơi chuyên biệt chứa nọc độc của loài sứa.
Sau khi trích xuất các protein của nọc độc và tách chúng thành các nhóm khác nhau, các nhà khoa học tiêm từng phần protein vào chuột để xem phản ứng.
Kết quả, một nhóm 13 protein có khả năng gây hậu quả nghiêm trọng. Một số nhắm vào màng tế bào, một số lại nhắm vào kênh kali trong khi số khác làm đông máu.
Ở quy mô lớn hơn, hậu quả bao gồm tắc nghẽn mạch máu của tim, thoái hóa mạch máu, làm chết tế bào ở gan, thay đổi ở thận và viêm phổi.
Phân tích xác chết của chuột, các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiễm trùng phổi và phù nề là nguyên nhân gây thiệt mạng nhiều nhất.
Kỳ thú đời sống sinh vật biển Bắc Cực
Đại dương xanh biếc là ngôi nhà của muôn loài sinh vật biển, từ những vi tảo siêu nhỏ cho đến động vật to lớn nhất trên hành tinh.
Bắc Cực là nơi có hệ sinh thái độc đáo bởi điều kiện băng giá ở đó. Bắc Cực với tài nguyên dầu khí vô cùng to lớn đang là mối quan tâm của nhiều tập đoàn dầu khí thế giới, và vấn đề bảo vệ môi trường cũng thu hút sự chú ý của các tổ chức quốc tế và bản thân các công ty dầu khí. Gazprom Neft là công ty dầu khí đang có hoạt động khai thác dầu ở Bắc Cực với một giàn khai thác duy nhất hiện nay Prirazlomnaya. Công ty tham gia tích cực vào các hoạt động giữ gìn môi trường. Các hình ảnh được giới thiệu ở đây là một trong số các dự án nghiên cứu môi trường sinh vật biển Bắc Cực với sự tài trợ của Gazprom Neft.
Hãy cùng khám phá đời sống vô cùng sinh động với những sinh vật biển Bắc Cực nhé!
Loài sứa này được coi là một loài thủy quái, sống ở độ sâu 1500 đến 2000m và hiếm khi nổi lên mặt nước. Bên trong các xúc tu có các ký sinh trùng sinh sống và di chuyển sang con sứa khác khi lớn lên.
Sứa lược sống ở nơi nước lạnh, chúng săn mồi bằng cách quăng các sợi mỏng dính từ các xúc tu ra vùng nước xung quanh.
Hải sâm - sống ở nơi nước nông, sử dụng các xúc tu điện để tự vệ.
Một loài giun sống ở vùng nước lạnh bất thường nhất, sống ở các đám bọt biển, đôi khi lên mặt biển. Các chi hoạt động như cơ quan xúc giác.
Loài sứa này lớn nhất thế giới, sống ở biển bắc, đường kính có thể tới 2m, các xúc tu có thể chích điện dài tới 30m, phóng sợi độc vào nạn nhân khi săn mồi.
Trên hình là ký sinh trùng sống trong các loài sứa lớn ở Bắc Cực.
Sứa Aurelia, loại phổ biến ở các vùng biển trên thế giới, có hàng trăm xúc tu để săn mồi.
Cá Tu hài, một loài nhuyễn thể, chân "ốc sên" có thể biến thành "đôi cánh" để bơi.
Đây là loài giun rất lớn, sống trong hang sâu, chỉ nổi lên vào mùa sinh sản, ăn thịt với có bộ hàm lớn.
Klion hay Thiên thần biển - một loài nhuyễn thể, chân ốc phát triển thành cánh, trong 2 hoặc 3 tuần trong năm nó có thể bị ăn thịt bởi một loài thủy quái.
Loài giáp xác, màu đỏ, trong quá trình lột xác có màu hồng và dễ bị tấn công vào thời điểm này.
Hoa thủy tiên phương bắc, có kích cỡ 2cm, di chuyển từ độ sau lên mặt biển bằng các bước nhảy.
Sao biển Bắc Cực - loài lớn nhất và di chuyển nhanh nhất. Đây là loài săn mồi, ăn các động vật ở đáy biển, tấn công cả các loài sao biển khác.
Flabeline nước lạnh, chỉ tìm thấy ở nước sâu, có thể thay thế lớp vỏ bằng lớp vỏ sặc sỡ khác.
Loài sứa hoa đặc biệt, chỉ thấy ở vùng biển sâu, nước lạnh Bắc Cực.
1001 thắc mắc: Động vật biển nào dài nhất, hơn cả cá voi xanh, cá nhà táng? Nhờ các xúc tu vươn dài, sứa bờm sư tử đứng đầu danh sách các loài động vật dưới biển có cơ thể dài nhất, hơn cả cá voi xanh và cá nhà táng. Sứa bờm sư tử là loài sứa lớn nhất thế giới. Đây cũng là loài có cơ thể dài nhất trong thế giới động vật đại dương. Khi vươn...