Bí ẩn về sự tồn tại của quái vật Kraken
Theo thần thoại Scandinavia, Kraken là một sinh vật biển khổng lồ đáng sợ dài khoảng hơn 1,6km.
Những câu chuyện thường mô tả nó như một con bạch tuộc khổng lồ hoặc mực khổng lồ đáng sợ chuyên tấn công tàu bè đi trên biển.
Một hình ảnh mô tả về quái vật Kraken huyền thoại.
Thậm chí, một số câu chuyện còn mô tả Kraken lớn đến nỗi cơ thể của nó có thể bị nhầm lẫn với một hòn đảo trên biển. Nhiều lời đồn đoán đã được đặt ra, nhưng liệu một sinh vật như vậy có thể tồn tại?
Kraken được nhắc đến lần đầu tiên trong rvar-Oddr, một câu chuyện của Iceland có từ thế kỷ XIII liên quan đến hai quái vật biển có tên Hafgufa và Lyngbakr.
Vào khoảng thời gian đó (khoảng năm 1250), một báo cáo khác về Kraken đã được ghi nhận trong một… công trình khoa học của Na Uy. Công trình này mô tả thói quen ăn uống của Kraken chủ yếu bằng cách bẫy cá xung quanh nhờ nhả thức ăn ra khỏi miệng. Các ý kiến khác lại cho rằng con thú phát ra một mùi hương mạnh mẽ và kỳ dị khi nó muốn kiếm ăn.
Dù bằng cách nào, cá được cho sẽ bị dụ vào miệng Kraken. Kết quả là một lượng lớn trong số chúng sẽ bị mắc kẹt. Do đó, việc thu thập cá đột ngột được coi là một dấu hiệu cảnh báo cho các thủy thủ di chuyển tàu bè ra khỏi một khu vực được cho là nguy hiểm nhanh chóng, vì họ rất có thể trở thành nạn nhân của Kraken.
Kraken cũng được đề cập trong ấn bản đầu tiên của Systema Naturae (1735), một phân loại sinh vật học của nhà thực vật học, bác sĩ và nhà động vật học người Thụy Điển Carolus Linnaeus. Ông đã phân loại Kraken là một động vật chân đầu, có tên khoa học là Microcosmus marinus. Linnaeus mô tả Kraken trong tác phẩm sau này của mình, Fauna Suecica (1746) như một quái vật độc nhất được cho là sống ở vùng biển Na Uy. Nhưng chính bản thân Linnaeus lại khẳng định… chưa nhìn thấy con quái vật này bao giờ.
Video đang HOT
Sau đó, nhờ những thông tin từ các ngư dân, nhà sử học người Đan Mạch Erik Pontoppidan tiếp tục mô tả sự xuất hiện của Kraken trong tác phẩm Lịch sử tự nhiên của Na Uy (1755.) Ông viết rằng con thú “tròn, phẳng và đầy cánh tay khác nhau” và đáng ngạc nhiên nhất trong tất cả các sáng tạo của tự nhiên về động vật.
Hầu hết các học giả nghiên cứu tin rằng quái vật Kraken dựa trên một hoặc sự hợp nhất của các loài mực hoặc bạch tuộc. Phổ biến nhất là niềm tin rằng sự xuất hiện của con thú dữ gần nhất với một con mực khổng lồ.
Quái vật Kraken được mô tả là một sinh vật hung dữ thường tấn công tàu bè trên biển.
Một số người thậm chí còn cho rằng Kraken là một con mực khổng lồ thậm chí còn lớn hơn, nhưng có thể là mực khổng lồ sống gần Nam Cực, chứ không phải Scandinavia.
Mặc dù Kraken thường được mô tả trông giống như một con bạch tuộc hoặc mực khổng lồ, nhưng cũng có ý kiến mô tả nó giống như con cua, thường gây ra những xoáy nước lớn.
Tác giả người Thụy Điển Jacob Wallenberg đã mô tả Kraken trong tác phẩm năm 1781 có thể bay lên khỏi mặt nước. Khi đạt độ 10 – 12 tuổi, Kraken như một hòn đảo nổi, có thể phun nước từ lỗ mũi đáng sợ của mình và làm cho nước sóng vòng xung quanh hàng km.
Kraken thường nằm dưới đáy biển và bề mặt để tìm kiếm thức ăn hoặc khi bị làm phiền, có thể là bởi một con tàu lớn. Các câu chuyện thường nhấn mạnh rằng khi con người gặp Kraken chắc chắn sẽ có rắc rối.
Huyền thoại về Kraken được nhiều nhà sử học tin rằng có nguồn gốc từ một con mực khổng lồ. Con mực khổng lồ này có thể dài tới 13 mét và hiếm khi được con người nhìn thấy khi nó sống ở vùng nước rất sâu.
Thực tế, với rất nhiều phần sâu nhất của đại dương vẫn chưa được con người khám phá, Kraken vẫn là một bí ẩn nhận được sự quan tâm đặc biệt về sự tồn tại của nó.
Nhanh trí kẹp ngón tay vào mũi cá sấu, người mẹ cứu sống con
Một người mẹ ở Zimbabwe đã nhanh trí kẹp ngón tay vào mũi một con cá sấu nguy hiểm để giải cứu cho đứa con nhỏ của mình hồi tuần này
Chị Maurina Musisinyana, 30 tuổi, đã để hai đứa con nhỏ ngồi chơi dưới chiếc dù bên bờ sông Runde ở Zimbabwe trong lúc chị đi câu cá gần đó. Sau đó, chị nghe tiếng hét lớn và nhanh chóng chạy lại để tìm chiếc dù đang trôi trên mặt nước thì trông thấy đứa con trai 3 tuổi, bé Gideon, đã bị một con cá sâu lớn kéo lê.
Chị Musisinyana đã nhảy lên người con cá sấu và dùng ngón tay khóa chặt lỗ mũi nó, ép nó thả đứa bé ra. Trong lúc chạm trán với con cá sấu, chị đã bị cắn vào tay.
Chị Musisinyana đã nhảy lên người con cá sấu và dùng ngón tay khóa chặt lỗ mũi nó, ép nó thả đứa bé ra. Ảnh: Mirror
Bé Gideon đã được đưa đến bệnh viện gần đó và hiện đã hoàn toàn bình phục. Ảnh: Mirror
"Tôi đã kẹp mạnh vào mũi nó, đây là một mẹo mà tôi đã học được từ những người lớn" - chị Musisinyana nói với báo Mirror từ làng Chihosi.
"Nếu bạn khiến con cá sấu ngạt thở ở mũi của nó, nó sẽ mất sức và đó chính xác là những gì tôi đã làm. Tôi đã dùng tay còn lại để đưa đầu của đứa bé con ra khỏi hàm cá sấu. Thậm chí đến hôm nay, tôi vẫn không thể tin được là mình đã giải cứu được con trai của tôi" - chị cho biết.
Trong lúc chạm trán với con cá sấu, người mẹ đã bị cắn vào tay. Ảnh: Mirror
Bé Gideon đã được đưa đến bệnh viện gần công viên quốc gia Gonarezhou trong tình trạng chảy máu nhiều và bị thương vùng mặt. Tuy nhiên, bé hiện đã hoàn toàn bình phục.
Cá sấu sông Nile được biết đến với việc tấn công hơn 200 người/năm. Ảnh: Reuters
Hầu hết cá sấu thở bằng miệng nhưng khi vật lộn với con mồi ở dưới nước, khoang miệng của chúng đóng lại và chuyển sang thở qua lỗ mũi.
Sông Runde là nơi cá sấu sông Nile kéo bầy đàn. Động vật này có thể dài đến 6m và nặng hơn 760kg. Chúng được biết đến với việc tấn công hơn 200 người/năm.
Minh Yến
Hệ thống bảo hiểm thất nghiệp đáng mơ ước tại Thụy Điển Bị sa thải chưa bao giờ đem lại cảm giác dễ chịu, song với 'hệ thống chuyển tiếp' đặc biệt tại Thụy Điển, bạn sẽ không còn quá lo lắng cho tương lai của bản thân. Bị sa thải nhiều lúc không phải nỗi sợ hãi của người Thụy Điển. Ảnh: Sweden.se Theo đài BBC, 'hệ thống chuyển tiếp' có tên gọi Trygghetsrdet...