Bí ẩn về sự khác biệt giới tính khủng long đực và cái
Trong thế giới khoa học, vấn đề giới tính của khủng long từ lâu đã gây tranh cãi. Mới đây, một nghiên cứu phát hiện ra rằng chúng ta thực sự không có đủ bằng chứng để phân biệt khủng long đực và cái.
“Nhiều năm trước, một bài báo khoa học cho rằng khủng long bạo chúa cái dường như lớn hơn con đực. Tuy nhiên, điều này dựa trên nghiên cứu từ 25 mẫu vật bị hỏng và kết quả cho thấy mức độ dữ liệu không đủ tốt để có thể đưa ra kết luận”, nhà động vật học David Hone, từ Đại học Queen Mary, London nói.
Có nhiều giả thuyết về lý do tại sao con cái lại lớn hơn con đực, trong đó các nhà nghiên cứu cho rằng có thể việc lớn hơn giúp con cái sản xuất nhiều trứng hơn. Nhưng ở các loài chim, con đực lại lớn hơn.
Thực tế dị hình giới tính hay dị hình lưỡng tính là sự khác biệt hình dạng rõ rệt giữa giống đực và giống cái trong cùng một loài động vật hay thực vật. Việc này phổ biến trong khắp vương quốc động vật.
Video đang HOT
Điều này cũng có thể đúng ở một số loài khủng long như loài Shringasaurus. Tuy nhiên, số lượng hóa thạch được kiểm tra với loài này rất ít. Chúng ta chưa thể loại trừ hai cá thể được cho là con cái do sừng bị mất có thể nó chỉ mất những chiếc sừng đó do tai nạn.
Nhóm nghiên cứu của Hone đã cố gắng phát hiện sự khác biệt về kích thước liên kết đến vấn đề giới tính trong 106 mẫu vật của bảo tàng về một loài cá sấu Ấn Độ (Gavialis gangeticus). Nghiên cứu cho thấy con đực trưởng thành có một cục thịt ở cuối mõm dài ấn tượng của chúng. Con đực cũng được biết là lớn hơn con cái.
“Không có tín hiệu thống kê rõ ràng cho bất kỳ đặc điểm liên tục nào tạo ra hai cụm trên tất cả các mẫu vật, mặc dù có một bộ dữ liệu gồm hơn 100 mẫu vật”, các nhà nghiên cứu kết luận.
Điều này hỗ trợ đánh giá năm 2017 trong đó phát hiện các nghiên cứu trước đây về dị hình tình giới tính ở khủng long không mạnh về mặt thống kê.
“Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy ngay cả khi có kiến thức trước về giới tính của mẫu vật, vẫn có thể khó phân biệt được cá sấu đực với cái. Với hầu hết các loài khủng long, không có bộ dữ liệu đầy đủ được sử dụng cho nghiên cứu vì vậy nhiệm vụ này sẽ khó khăn hơn nhiều”, Hone giải thích.
Trong khi các đặc điểm dị hình giới tính khác có khả năng tồn tại ít nhất ở một số loài khủng long chẳng hạn như sự khác biệt màu sắc nhưng không tìm thấy hóa thạch với trứng bên trong, giới tính của hầu hết các khám phá về giới tính của khủng long sẽ vẫn còn là một bí ẩn.
Phát hiện ong 'nửa đực, nửa cái' cực hiếm
Các nhà khoa học vừa tìm thấy con ong 'nửa đực, nửa cái' và cho rằng nó không giống bất cứ sinh nào từng quan sát được trước đây.
Con ong đặc biệt này có phần thân mình dày 4 mm, thuộc giống ong megachile amoena, sống chủ yếu ở Trung và Nam Mỹ.
"Đây là sinh vật đáng chú ý, không giống bất cứ sinh vật nào tôi từng quan sát trước đây", nhà côn trùng học Erin Krichilsky tới từ Đại học Cornell nói. Ông cũng là người tìm thấy con ong trong cánh rừng trên đảo Barro Colorado, Panama.
Điểm kỳ lạ mà Krichilsky nói đến nằm ở chỗ con ong này mang các đặc điểm của giống cái ở bên phải và đặc điểm giống đực ở bên trái. Nó giống như thể một con ong đực và một con ong cái bị chia đôi sau đó hợp nhất. Phần vòi của nó nhô ra ở nửa thân phải.
Con ong "nửa đực, nửa cái" thu hút sự chú ý của các nhà khoa học. (Ảnh: Scienec Alert)
Các nhà khoa theo dõi con ong này trong 4 ngày và phát hiện nó dậy sớm hơn một chút so với đồng loại. Tuy nhiên, thời gian nó hoạt động năng nổ nhất trong ngày gần giống với hành vi của con cái. Điều này cho thấy các hành vi kiếm ăn của ong megachile amoena có liên quan mật thiết tới phần bên phải của não.
"Cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ hơn về sự khác biệt nhịp sinh học dựa trên giới tính ở loài này. Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu mô hình hoạt động không bình thường của con ong nửa đực, nửa cái này tới từ đâu", ông Krichilsky cho hay.
Cách đây 20 năm, các nhà khoa học từng phát hiện con megachile amoena "nửa đực, nửa cái".
Thông thường, một trứng ong sẽ biến thành con cái nếu được thụ tinh, các trứng không được thụ tinh sẽ tạo ra con đực. Nhưng nghiên cứu năm 2018 chỉ ra rằng nếu tinh trùng từ cá thể thứ 2 hoặc thậm chí thứ 3 xâm nhập vào trứng đã được thụ tinh, nó có thể phân chia tạo ra mô đực dẫn tới một cá thể "nửa đực, nửa cái" như trên.
1001 thắc mắc: Vì sao rồng Komodo cái 'đoản mệnh' hơn con đực? Trong thế giới loài rồng Komodo, một loài thằn lằn ăn thịt khổng lồ, con cái thường chỉ có tuổi thọ 31 năm, trong khi con đực lại có tuổi thọ trung bình cao gấp đôi Rồng Komodo là loài thằn lằn nặng nhất và lớn nhất trong số những loài còn tồn tại trên Trái đất. Nó có thể dài tới hơn...