Bí ẩn về sự biến mất của “nền văn minh Maya” cuối cùng cũng được tiết lộ
Các nhà khảo cổ học của Na Uy cuối cùng đã khám phá được bí ẩn về sự biến mất của nền văn minh Maya. Theo đó, hạn hán kéo dài là nguyên nhân chính khiến nền văn minh Maya sụp đổ ngay ở thời kỳ đỉnh cao nhất.
Nền văn minh Maya là một trong những nền văn hóa phát triển nhất trên thế giới. Vậy tại sao chúng lại biến mất một cách kỳ lạ như vậy?
Câu hỏi này là một bí ẩn đối với các nhà khoa học trong một thời gian dài và rất khó để tìm ra bằng chứng thuyết phục để xác nhận các lý thuyết khác nhau.
Có nhiều lý giải khác nhau. Sự diệt vong của nền văn minh là do nạn phá rừng, bệnh tật, nội chiến, dân số quá đông hoặc hạn hán khắc nghiệt.
Tàn tích còn sót lại của nền văn minh Maya vĩ đại – Ảnh: AP.
Người Maya có một nền văn hóa phát triển cao, họ đã chứng minh được năng lực phi thường trong các lĩnh vực như thiên văn học, kiến trúc và toán học. Đồng thời, người Maya là một trong những “người đầu tiên” xây dựng nên “thành phố”.
Video đang HOT
Vậy tại sao nền văn minh này biến mất 1.000 năm trước?
Câu trả này lời nằm dưới đáy hồ ở Mexico. Nghiên cứu đá trầm tích ở đáy hồ Chichancanab, các nhà khoa học đã đưa ra lý thuyết rằng người Maya đã trở thành nạn nhân của một đợt “hạn hán kéo dài và vô cùng thảm khốc”.
Lượng mưa giảm mạnh: lượng mưa hàng năm giảm 1/2 so với trung bình, hạn hán kéo dài hơn 100 năm, thậm chí đôi khi lượng mưa thấp hơn bình thường 70%.
Đây là một thảm họa cho nông dân, đặc biệt là nông nghiệp. Có lẽ điều này dẫn đến hậu quả là các hồ chứa nước trở nên khô cạn, và các kho thực phẩm cạn kiệt, vì vậy gây ra sự khó khăn để tiếp tục một nền văn minh, vốn quen với khí hậu ẩm ướt.
Các nhà khoa học đã khoan giếng sâu dưới lòng đất và phân tích về lượng mưa, nhiệt độ, và thậm chí cả ô nhiễm không khí. Đối với các nhà khí hậu học, đây là một kỹ thuật phổ biến để tìm ra khí hậu trước khi chúng ta bắt đầu thực hiện các phép đo liên quan đến nó.
Các nhà khoa học hy vọng rằng, nghiên cứu này sẽ giúp các nhà khảo cổ hiểu được hạn hán tại một thời điểm quan trọng ảnh hưởng đến nền văn minh cổ đại như thế nào.
Được biết, Vương quốc Maya ở vùng Trung Mỹ khi xưa trải rộng trên diện tích các nước mà ngày nay là Mexico, Belize, Guatemala và Honduras.
Vương quốc Maya đã có mức độ phát triển đáng kinh ngạc: Cấu trúc xã hội tinh vi, phức tạp, người dân biết phát triển nông nghiệp, biết tính toán lịch, xây dựng nên những công trình kim tự tháp đồ sộ, biết sáng tạo nghệ thuật và buôn bán thông thương khắp vùng Trung Mỹ…
Phong Lâm
Theo Lao động
Nhân loại xuất thân từ Botswana?
Nữ giáo sư Vanessa Hayes, nhà di truyền học ở Viện Nghiên cứu Y học Garvan (Australia), cho rằng nhân loại xuất thân từ khu vực phía Nam sông Zambezi ở châu Phi, thuộc lãnh thổ Botswana ngày nay.
Khoảng 200.000 năm về trước, người homo sapiens xuất hiện tại trung tâm khu vực phía Nam sông Zambezi. Khi đó, ở trung tâm khu vực này có một hồ nước lớn.
Theo nữ Giáo sư Vanessa Hayes, tổ tiên của chúng ta bắt đầu di cư khỏi khu vực này khoảng 130.000 năm trước.
"Chúng ta đã biết rõ là thời điểm người hiện đại xuất hiện ở châu Phi là khoảng 200.000 năm trước. Chủ đề gây tranh luận lại là nơi mà tổ tiên chúng ta xuất hiện và sau đó rời bỏ" - bà Hayes nhấn mạnh.
Bà Hayes cho rằng, tổ tiên chúng ta xuất hiện tại Bắc Botswana ngày nay. Họ sống quần tụ gần hồ Makgadikgadi (hiện nay đã khô cạn) trong khu vực khoảng 80.000 km2. "Khi đó, đây là khu vực rất thuận lợi để sống: Ẩm ướt và thực vật rất phong phú đa dạng" - nữ Giáo sư Hayes khẳng định.
Khoảng 130.000 năm về trước, người homo sapiens bắt đầu rời bỏ khu vực này, trong 3 "làn sóng" di cư thông qua việc "mở ra hành lang qua những khu vực phì nhiêu".
Những người di cư đầu tiên đã di chuyển lên phía Đông - Bắc; "làn sóng "di cư thứ hai - về phía Tây - Nam; còn "làn sóng" di cư thứ ba không di chuyển quá xa nơi ở cũ.
Kịch bản di cư nói trên dựa trên kết quả nghiên cứu hàng trăm mẫu mitochondrial DNA (mtDNA) thu thập từ những người dân hiện sống tại châu Phi.
Sự kết hợp thành tựu di truyền và khảo cổ học đã giúp các nhà nghiên cứu tạo ra bức tranh về sự phân bổ dân cư ở châu Phi khoảng 200.000 năm trước.
Tuấn Sơn
Theo giaoducthoidai.vn
Giải mã bí ẩn: "Hồ tử thần đỏ rực" kỳ lạ - nghĩa địa của hàng nghìn xác động vật chết "hóa đá" Hồ Natron là một trong những hồ nước có vẻ đẹp thanh bình nhất châu Phi, thế nhưng người dân địa phương gọi nó là "hồ tử thần". "Hồ tử thần" này trở thành nghĩa địa của hàng nghìn xác động vật chết như bị "hóa đá". Điều gì tạo nên hiện tượng này? Hồ Natron ở phía bắc Tanzania thuộc Đông Phi...