Bí ẩn về “quái vật” cá tầm khổng lồ
Có kích thước lên tới hơn 8m, nặng cả tấn, loài “quái vật” cá tầm khổng lồ này là một trong những loài cá cổ nhất còn tồn tại và có thể sống tới hàng trăm năm…
Vừa qua, hai ngư dân Trung Quốc đã hết sức sửng sốt khi bắt được một con cá lạ dài 2,1m nặng 99kg. Ban đầu họ nghĩ là một con cá tầm thông thường nhưng một chuyên gia về thủy sản cho biết, con cá trên có thể lai giữa cá tầm Kaluga và một loài không xác định.
Con cá lớn vừa bắt được ở sông Dương Tử, thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì loại cá tầm này cũng thuộc dạng bình thường so với các loại cá tầm khác trên thế giới. Mời bạn đọc Dân Việt cùng Ngon Sạch Lạ điểm qua một số thông tin về loài “quái vật” cá tầm khổng lồ này:
Một con cá tầm khổng lồ đánh bắt được ở Trung Quốc
Cá tầm là một trong những loại cá cổ nhất hiện còn tồn tại, chúng có nguồn gốc tại các vùng nước Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Cá tầm có kích thước dài khoảng 2,5 -3,5m không phải là dạng hiếm, thậm chí có những loại còn có kích thước lớn hơn.
Chỉ sau gần 8 tháng thả nuôi, trọng lượng cá tầm có thể gần 3,5kg, tương đương với cá thả nuôi hơn 1 năm. (Ảnh: Công Xuân/Dân Việt)
Cá tầm là loài cá ăn ở tầng đáy. Với chiếc mõm hình nêm chúng sục sạo lớp đáy bùn mềm và bằng cơ quan xúc giác nhạy cảm (râu) thì chúng có thể phát hiện các loài động vật giáp xác và cá nhỏ, là nguồn thức ăn của chúng. Vì không có răng nên chúng không thể bắt các con mồi lớn.
Nhiều loại cá tầm sinh sống phần lớn thời gian ngoài biển, nhưng theo chu kỳ thì chúng lại ngược dòng quay trở lại các con sông lớn để đẻ trứng. Chỉ có một ít loại là sống hoàn toàn trong vùng nước ngọt và không có loại nào sinh sống tại khu vực nhiệt đới hay ở nam bán cầu.
Video đang HOT
Ở vùng lưu vực biển Caspian và biển Đen (đôi khi ở cả biển Adriatic) có một loại cá tầm khổng lồ và là loại cá tầm lớn nhất thế giới, là cá tầm Beluga có kích thước dài tới 6m, thậm chí có con dài tới 8m và nặng nửa tấn.
Cá tầm Beluga có danh pháp khoa học là Huso husom thuộc Acipenseridea của bộ Acipenseriformes. Trứng cá tầm Beluga có giá trị kinh tế rất cao, lên tới 10.000 USD/kg. Chính vì thế, chúng bị săn lùng rất ráo riết. Loại cá tầm này có thể sống tới 200 năm.
Cá tầm Beluga có kích thước cực lớn, dài tới 6m, thậm chí có con dài tới 8m và nặng nửa tấn.
Loại cá nước ngọt lớn nhất thế giới và được xếp vào nhóm loài cực kỳ nguy cấp và gần tuyệt chủng do người dân săn lùng để lấy trứng là cá tầm Kaluga. Loại cá này có chiều dài phát triển cực đại lên tới 5-6m và nặng trung bình 400kg. Thậm chí, có con đạt trọng lượng tới 1 tấn khi trưởng thành.
Cá tầm Kaluga có pháp danh khoa học là Huso dauricus. (Ảnh: ICPRESS)
Tuổi thọ của loài cá tầm Kaluga rất đáng nể, lên tới 80 năm. Chúng sống chủ yếu ở tầng nước ngầm có độ sâu 45-50m với nhiệt độ nước từ 10 đến 20 độ C. Tuy có thân hình khổng lồ nhưng loại cá này được cho là hiền lành vì chúng không có răng và ít gây hại cho đồng loại.
Cá tầm Việt Nam với trọng lượng trên 9kg/con sau khoảng 18 tháng. (Ảnh: Công Xuân/Dân Việt)
Ở Việt Nam, cá tầm được nuôi ở một số nơi như Đami – Bình Thuận, Buôn Tua Srah – Đắc Lắc, Cấm Sơn – Bắc Giang, Vĩnh Sơn – Bình Định… Yêu cầu khắt khe nhất của giống cá này là nhiệt độ nước, bởi nếu nuôi trong môi trường quá nóng, cá khó phát triển, dễ mắc dịch bệnh. Cá tầm giống được ươm thả trong khu vực riêng để đảm bảo quá trình sinh trưởng ban đầu. Trước đây cá giống được dùng nguồn trứng thụ tinh từ các nước như Nga, Đức… Ngày nay, một số công ty Việt Nam đã sản xuất thành công giống cá này.
Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang nghiên cứu, nuôi sinh sản và bảo tồn giống cá quý hiếm này. Tuy nhiên, loại cá tầm Kaluga không thích nghi với môi trường nhân tạo, nên nỗ lực của các nhà khoa học chưa đạt được mong muốn.
Theo Danviet
Cận cảnh cây sâm "nhớ vợ" của người Ca Dong
Dù được rất nhiều người biết đến và mua về để sử dụng làm thuốc, thế nhưng ngay cả tại quê hương của sâm cau là huyện miền núi Sơn Tây (Quảng Ngãi), không phải ai cũng đã tận mắt nhìn thấy loại cây này.
Vì hình dáng của lá và rễ giống như cây cau, nhưng lại bổ như sâm nên loại sâm này được gọi là sâm cau. Còn lý do được ví là sâm "nhớ vợ" bởi lẽ loại sâm này gắn với câu chuyện "nửa đùa nửa thật" của một số người rằng, một khi đã uống sâm cau thì chỉ muốn về nhà "thăm" vợ.
Tùy từng nơi mà sâm cau có tên gọi khác, như: ngải cau, tiên mao, cồ nốc lan... còn tên khoa học của nó là Curculigo orchioides Gaertn. Đây là loại cây thảo mọc hoang ở những vùng núi rừng tại Việt Nam. Riêng tại Quảng Ngãi, huyện Sơn Tây là nơi sâm cau được tìm thấy nhiều nhất; đồng thời cũng là địa phương nổi tiếng với loại rượu ngâm với rễ của loại cây này.
Một cây sâm cau trưởng thành nằm xen với cây bụi khác
Qua quan sát thì cây sâm cau trưởng thành cao từ 50-100cm, lá có hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau với phiến thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 30-50cm, rộng từ 2-4cm.
Tìm, đào rễ sâm cau
Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu đỏ thẫm, bên trong màu vàng ngà và khi phơi có mùi thơm ngậy. Và đây cũng là bộ phận chính được sử dụng làm thuốc. Có nhiều cách để chế biến rễ sâm cau như rửa sạch rồi phơi khô, bỏ vào ấm nấu nước uống. Tuy nhiên phổ biến nhất là ngâm rượu, với lượng rễ khô đã sao từ 2-2,5kg/bình 10 lít rượu.
Việc tìm, đào sâm cau để lấy rễ có thể diễn ra quanh năm. Tuy nhiên theo một số người dân Sơn Tây thì thời điểm rễ có chất lượng tốt nhất là vào tháng 11.
Số cây sâm cau còn nhỏ
Rễ sâm cau
Là một trong số những người chuyên đi đào rễ sâm cau về bán, ông Đinh Văn Ngin (41 tuổi, ở xã Sơn Mùa) cho biết: "Bình quân mỗi ngày đi đào được từ 2-3 kg tươi/người. Tuy nhiên gặp chỗ mọc nhiều được đến 4-6 kg/ngày/người". Số sâm này được bán cho các chủ đại lý ở trung tâm huyện với mức giá từ 70.000-90.000 đồng/kg.
Cách chế biến sâm cau để sử dụng chữa bệnh phổ biến nhất là phơi khô, sao rồi ngâm rượu uống
Theo một số tài liệu y học thì rễ sâm cau có tác dụng trị bệnh liệt dương do tinh khí lạnh, yếu sinh lý, giúp kiện gân cốt, bồi bổ sức khỏe, thần kinh suy nhược... cho nên thời gian qua loại cây này ở Sơn Tây bị người dân khai thác nhiều, dẫn đến số lượng đang giảm.
"Cùng với tuyên truyền người dân không khai thác ồ ạt, chính quyền huyện Sơn Tây đang chỉ đạo cho các ngành chuyên môn trực thuộc nghiên cứu để trồng và phát triển loại cây thuốc này", ông Lê Văn Tùng - Chủ tịch UBND huyện Sơn Tây cho biết.
Theo Danviet
Kỳ lạ chanh vỏ xanh ruột vàng như nghệ, ăn được cả... hạt Loại chanh kỳ lạ có vỏ xanh ruột vàng như nghệ khi chín thường được gọi với cái tên chanh Tây Ban Nha. Khác với các loại chanh thông thường, chanh Tây Ban Nha còn có thể ăn được cả hạt. Những trái chanh này có tên khoa học là Mamoncillos, có nguồn gốc từ Mexico, Trung và Nam Mỹ, và ở vùng...