Bí ẩn về những người sử dụng chất độc làm thuốc bổ tại Châu Âu thế kỷ 19
Ngày nay chúng ta biết tới Asen như một chất có hại đối với sức khỏe, thế nhưng trong quá khứ chúng lại từng được coi là một loại thuốc bổ.
Bất kể là ở thời đại nào, vẫn sẽ có những người làm những điều ngu ngốc. Và ở thời đại mà khoa học càng mơ hồ và lạc hậu thì con người càng dễ dàng làm những điều ngu ngốc.
Như chúng ta đã biết, asen trioxide, còn được gọi là asen, là một chất độc cổ xưa. Chất độc phổ biến nhất trong bộ phim cung đấu của Trung Quốc là Thạch tín, một loại asen trioxit chứa nhiều tạp chất.
Tuy nhiên, khi sử dụng thạch tím ở một lượng nhỏ thì sẽ không gây ra hiện tượng tử vong ngay lập tức bởi vậy vẫn có một số người tin rằng thạch tím cũng có chức năng như một loại thuốc bổ và họ có tên là ” Những người ăn thạch tín” (Arsenic Eaters). Và hành vi kỳ lạ này thậm chí đã tạo ra một làn sóng tự đầu độc cơ thể vào thế kỷ 19.
Ở châu Âu thế kỷ 19, có một khu vực có tên là Styria (nay thuộc Áo). Ngoài vẻ đẹp của tự nhiên và rượu vang, người dân địa phương nơi đây còn nổi tiếng với việc họ rất thích ăn arsenic và coi chúng như một loại thuốc bổ.
Đôi khi họ sẽ nuốt chửng những khối thạch tín, nhưng thường thì họ sẽ nghiền chúng thành bột và rắc lên bánh mì, thịt xông khói, một số người trong còn bị nghiện chúng đến mức nếu một bữa không ăn sẽ cảm thấy mệt mỏi và chẳng thiết tha làm điều gì hết.
Người ta ước tính rằng thói quen kỳ lạ này bắt đầu lan rộng dần từ thế kỷ 17. Vào thời điểm đó, ngành công nghiệp khai thác ở Styria đang phát triển mạnh.
Quặng dưới lòng đất thường bị ảnh hưởng bởi asen, vì vậy nó cần phải được nung chảy để thu được nhiều kim loại nguyên chất hơn. Trong quá trình này, asen chứa trong quặng sẽ trải qua phản ứng oxy hóa với không khí, và một loại chất rắn màu trắng được hình thành ở thành ống khói, chất này ngày nay được biết đến với cái tên asen trắng. Nhưng tại thời điểm đó, những người dân địa phương gọi các khối thạch tín này là “hittrichfeitl”, có nghĩa là “cục khói trắng”.
Để các ống khỏi của lò nung không bị tắc, người dân địa phương thường xuyên loại bỏ các khối thạch tín này và sử dụng chúng và tất nhiên chúng sẽ được đi vào dạ dày của người dân địa phương.
Năm 1851, bác sĩ có tên Von Tschudi, đã lần đầu tiên giới thiệu về những người ăn thạch tín này trong một tạp chí y khoa.
Video đang HOT
Những người ở đó đã tiêu thụ asen với liều lượng nhỏ trong nhiều năm. Cũng giống như việc uống những viên vitamin, họ đã uống chất độc này như một chất bổ sung sức khỏe.
Họ tin rằng những người đàn ông dùng asen trong một thời gian dài có thể củng cố sức mạnh cơ thể và tăng sức đề kháng. Đối với phụ nữ, asen có thể làm cho làn da trở nên hồng hào cũng như làm cho cơ thể đầy đặn hơn. Người dân địa phương cũng tin rằng chất độc này có thể khiến họ dễ thở hơn khi đi bộ hoặc làm việc trên những ngọn núi có không khí loãng.
Theo mô tả ban đầu của Von Tschudi, người Styria khi bắt đầu ăn chất độc này cũng cần phải có quy trình và họ sẽ ngày càng trở nên nghiện chúng hơn. Lúc đầu, họ chỉ ăn một lượng rất nhỏ và sẽ tăng dần theo thời gian cũng như tùy thuộc vào cảm xúc.
Nhưng dường như những người dân bản địa sau khi sử dụng chúng một thời gian dài có thể phát triển khả năng kháng asen và sức khỏe của họ không hề bị tổn hại nghiêm trọng. Trong số họ, đã có những người sử dụng asen trong hàng chục năm nhưng cơ thể vẫn khỏe mạnh và không hề có phản ứng bất lợi nào.
Thậm chí có những người còn nghiện chúng, nếu họ đột nhiên bỏ lỡ một bữa ăn có asen hoặc giảm liều, họ sẽ cảm thấy khó chịu, với các triệu chứng như mất ngủ, chán ăn, nôn mửa và táo bón, hay đau do co thắt.
Trong quá khứ, con người cũng bổ sung các chất độc chết người khác nhau như chì và radium vào mỹ phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày trên quy mô lớn. Nhưng nhóm những người ăn thạch tín này đã khơi dậy sự tò mò của con người đến mức độ rất lớn bởi thạch tín là chất độc chết người, nhưng những người này có vẻ như chẳng bị làm sao khi tiêu thụ chúng.
Khi asen xuất hiện dưới dạng asen trioxide, liều gây chết người của chúng chỉ là 14,6 mg/kg. Đối với một người trưởng thành nặng 50 kg, 0,1 gram sẽ gây tử vong. Nếu độ tinh khiết đủ cao, một hạt asen trắng to bằng hạt đậu nành đủ để giết chết một người nhiều lần. Do đó, vấn đề này thực sự kỳ lạ.
Ngay khi các báo cáo và quan sát của Von Tschudi được báo cáo, ngay lập tức điều đó đã khiến giới khoa học trở nên tò mò các học giả khác bắt đầu các chuyến đi thực địa để tìm ra câu trả lời. Họ đã đến thăm hơn một chục bác sĩ địa phương và xác nhận tính xác thực truyền thống ăn arsenic của người dân địa phương và ngày càng nhiều chi tiết cũng được tiết lộ.
Đến năm 1875, một bác sĩ tên Knapp đã đặc biệt mời hai người ăn arsenic thử nghiệm. Họ đã nuốt 400 mg asen trioxide và 300 mg arsenic sulfide trước công chúng. Cả hai vẫn khỏe mạnh trước đám đông vào ngày hôm sau, và xét nghiệm nước tiểu cho thấy trong cơ thể họ tồn tại một lượng lớn thạch tín.
Cho tới nay bí ẩn này vẫn chưa thể xác định được, tuy nhiên việc sử dụng asen trong thời gian dài sẽ khiến mọi người trông hồng hào hơn. Nhưng tất nhiên điều này không liên quan gì đến sức khỏe. Và có một sự thật là asen có thể ở trong mô cơ và gây phù, có thể gây ra giãn mao mạch và làm cho da trở nên hồng hơn. Điều này cũng giải thích cho khuôn mặt đỏ ửng và tăng cân của phụ nữ Styria.
Nhưng nếu người bình thường sử dụng asen trong một thời gian dài, họ sẽ sớm xuất hiện các triệu chứng ngộ độc asen mãn tính khác nhau, chẳng hạn như da chuyển sang màu vàng và dần dần phát triển thành vết chai màu vàng nâu có vảy – còn được gọi là keratosis. Ngoài ra, những người bị ngộ độc asen mãn tính cũng sẽ bị rụng tóc rất nhiều và có những đường trắng trên móng tay.
Hé lộ bí mật 'động trời' về cái chết của Hoàng đế Quang Tự
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng Quang Tự, vị hoàng đế đời nhà Thanh của Trung Quốc, đã bị chết vì đầu độc.
Tên tuổi của vua Quang Tự gắn liền với phong trào Duy Tân nổi tiếng bị thất bại trong Trung Quốc. Quyền lực hầu hết vẫn bị Từ Hy Thái Hậu với tư tưởng bảo thủ nắm giữ. Ngay cả hoàng đế Quang Tự cũng bị Từ Hy giam lỏng trong đào Doanh Đài, sống như một kẻ tù tội "muốn bay nhưng không có cánh, muốn đi nhưng không có thuyền".
Ngày 14/11/1908 Hoàng đế Quang Tự băng hà ở đảo Doanh Đài sau 10 năm bị cầm tù, hưởng thọ 38 tuổi. Chưa đầy một ngày sau khi ông mất, Từ Hy thái hậu cũng qua đời . Điều trùng hợp này làm cho mọi người phải suy nghĩ. Dường như có uẩn khúc trong cái chết của Hoàng đế.
Ý kiến cho rằng vua Quang Tự bị Từ Hy thái hậu hại chết
Vị vua này không phải là con ruột của Từ Hy thái hậu. Ông là em họ của Hoàng đế Đồng Trị, là cháu của vua Hàm Phong và là con của em gái Thái hậu.
Sống trong cung, Quang Tự như chim lồng cá chậu, không được làm điều mình thích, mọi sự phải tuân theo sự sắp đặt của bác gái nên tâm trạng trở nên u uất, phiền muộn.
Bản thân ông muốn một ngày thoát khỏi vòng kìm hãm của Thái hậu nên đã bày tỏ rõ thái độ chống đối ra mặt.
Khi chiến tranh Giáp Ngọ nổ ra, Quang Tự chủ trương đánh nhau với Nhật song Từ Hy lại e dè, sợ hãi. Cuối cùng, cuộc chiến này vẫn không thể tránh khỏi và nhà Thanh phải ký "Hiệp ước Mã Quan".
Sự kiện này khiến mối bất hòa giữa vua Quang Tự và Từ Hy thái hậu ngày càng gia tăng. Quang Tự kể từ đó càng nỗ lực làm cách mạng, sát lại gần những trí thức như Khang Hữu Vi, Lương Khởi Siêu.
Lẽ tất nhiên, Từ Hy không thể vui. Sau thất bại của Duy Tân biến pháp, ông vua này đã bị Thái hậu khét tiếng của Thanh triều giam lỏng, không cho phép bất cứ ai được tiếp xúc.
Cái chết của Quang Tự có liên quan rất lớn đến Từ Hy. Bản thân người phụ nữ này đã nhiều lần muốn phế "con trai hờ", nhưng vì người phương Tây không đồng ý.
Phải chăng, bản thân bà ta khi ý thức được rằng mình sắp chết, sợ rằng Hoàng đế đương nhiệm sẽ lên nắm quyền nên đã đi trước một bước, ra tay sai người tiêu diệt "cái gai trong mắt".
Quang Tự bị Lý Liên Anh hại chết
Cách nói này cũng tồn tại song song với nghi vấn Từ Hy giết Quang Tự trong một thời gian dài.
Trong Từ Hy ngoại truyện của tác giả người Anh Poland và Doanh Đài khấp huyết ký của Đức Linh cho rằng: "Bọn quan lại trong triều, đứng đầu là đại thái giám Lý Liên Anh thường ngày ỷ thế chủ là Từ Hy hay làm nhiều chuyện tổn thương Quang Tự.
Bọn họ sợ rằng Từ Hy qua đời, Quang Tự nắm quyền sẽ trừng phạt, vì thế "Tiên hạ thủ vi cường", hạ độc cho Quang Tự đi trước".
Ông Bị trúng độc cấp tính
Các giám định pháp y đã lấy 2 nhúm tóc, một ít xương và mẫu y phục của Quang Tự để xét nghiệm. cho thấy, trong tóc của Quang Tự có nồng độ thạch tín khá cao và có sự chênh lệch hàm lượng rất lớn giữa các đoạn tóc.
Đồng thời với việc xét nghiệm, các chuyên gia khoa học cũng thông qua những tư liệu về tình hình 10 ngày trước khi Quang Tự băng hà để chứng minh rằng vị vua này bị trúng độc cấp tính do sử dụng thạch tín quá liều trong thời gian ngắn.
Việc phát hiện một lượng lớn chất độc asen trong quan tài của Hoàng đế Quang Tự giúp làm sáng tỏ những đồn đại xung quanh cái chết của ông.
Như vậy, lý do bí ẩn cái chết của vua Quang Tự cũng như những "đối tượng có liên quan" đều đã được giải mã. Tuy nhiên, điều khiến hậu thế "vò đầu bứt tai" là tại sao Từ Hy lại có thể chết ngay sau Quang Tự 1 ngày?
Đây là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là sự sắp xếp của con người, điều này cho đến nay vẫn chưa có lời giải thích nào thỏa đáng.
Hồ Thị Huyền Trang
Theo Khỏe và Đẹp
Kiến nhận biết xác chết thế nào? Khi một con kiến chết, các thành viên khác sẽ nhanh chóng chôn nó nhằm ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để kiến phát hiện những con chết. Một nhóm sinh viên của Đại học California (Mỹ) đã nghiên cứu loài kiến nhỏ xíu, màu sẫm sống ở phía bắc Argentina. Trong quá...