Bí ẩn về loài rắn độc Ai Cập và cái chết của nữ hoàng Cleopatra
Cái chết của nữ hoàng Cleopatra đến nay vẫn là ẩn số, dù trong đó nhiều ý kiến nghi ngờ rắn được đưa vào phòng để bà tự sát. Vậy rắn hổ mang Ai Cập có những đặc điểm gì?
Hàng nghìn năm đã trôi qua, đến nay, cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn còn là điều bí ẩn. Theo các nhà khoa học và sử liệu, vị nữ hoàng quyền lực nhất Ai Cập đã tự sát sau khi người tình là danh tướng Antonius qua đời.
Các nguồn tài liệu sử học cổ đại nói rằng Cleopatra vĩ đại, và hai người hầu của bà đã tự sát bằng cách cắn con rắn có tên là Aspis. Theo đó, vị nữ hoàng quẫn trí vì sự sụp đổ của vương quốc và cái chết của người tình đã lén đem một con rắn độc vào khuê phòng khóa kín rồi tự sát, bên cạnh hai nữ tì.
Chính Plutarch đã viết rằng các thí nghiệm về những người bị kết án cắn bởi con rắn này cho thấy rằng chất độc của loài này ít gây đau đớn nhất trong số tất cả các chất độc chết người.
Aspis có lẽ là tên của loài rắn hổ mang Ai Cập. Tuy nhiên, nếu vậy thì cái chết đó sẽ cực kì đau đớn vì nọc độc của chúng gây hoại tử mô. Ngoài ra, con rắn rất lớn, vì vậy sẽ khó che giấu nó.
Tyldesley, giảng viên tại Đại học Manchester, Anh, phát biểu với Discovery News rằng “Có vẻ đối với tôi giả thuyết rắn độc này khó mà đứng vững, vì có quá nhiều lỗ hổng trong câu chuyện trên.” Bà đặt ra những câu hỏi như: Một con rắn đã giết cả ba người, hay có đến ba con rắn được đem vào? Những con rắn vào phòng như thế nào? Sau đấy chúng thoát đi đâu? Vì không phải tất cả các loài rắn đều độc, làm sao những người này đảm bảo là họ sẽ chết?
Bà tin rằng thay vào đó, Cleopatra và các nữ tì chết vì một loại độc tự chế, có thể được đưa lén vào phòng hoặc cất giữ trên người nữ hoàng trong một cái trâm cài hoặc lược. Một trong những người chú của Cleopatra tự tử bằng cách nuốt thuốc độc; tự tử là một điều cao quý trong truyền thống Hy Lạp mà gia đình bà tuân theo.
Còn về truyền thuyết con rắn, Tyldesley nghĩ rằng do người Ai Cập sợ và tôn sùng loài rắn. Cleopatra, chính vì thế, đã đội vương miện mang hình rắn được những nghệ nhân tạo ra bằng tất cả sự sùng kính “Những nghệ sĩ đời sau đã say mê ý tưởng về con rắn của hoàng gia Ai Cập và phát triển nó, càng khẳng định sự suy đoán Nữ hoàng chết vì rắn cắn.”
Nói về rắn hổ mang Ai Cập, nhiều tài liệu cho rằng, nọc độc của rắn hổ mang Ai Cập bao gồm chủ yếu là các độc tố thần kinh và độc tố tế bào. Trong một nhát cắn chúng có thể tiết ra 175-300 mg nọc độc (Liều lượng gây chết 50% đối với chuột là 1,15 mg/kg). Hình vẽ rắn hổ mang Ai Cập trên một lăng mộ cổ đại.
Các vết cắn gây đau đớn và sau một thời gian thì sưng, bầm tím, mọc mụn nước và sau đó là hoại tử. Các triệu chứng khác bao gồm: đau đầu và chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, cuối cùng là ngã gục hoặc co giật. Trong trường hợp nặng nhất, nọc độc gây giãn cơ nghiêm trọng.
Rắn hổ mang Ai Cập được biết đến là loài có thể bơi trên biển, và là một trong những loài hổ mang châu Phi lớn nhất. Một nhát cắn của hổ mang Ai Cập có thể giết chết một con voi trong 3 giờ và một người đàn ông trong vòng 15 phút. Hổ mang Ai Cập là biểu tượng sức mạnh của các pharaoh ở Ai Cập cổ đại, do đó nó được khắc trên mặt nạ vàng của Tutankhamen.
Bí ẩn xác ướp đôi nam nữ phủ vàng, bên nhau 2.000 năm trong đền cổ
Các xác ướp được xác định là một đôi nam nữ, có thể là 2 vị quan tư tế dưới triều Cleopatra, có thể nắm giữ bí mật về lăng mộ của vị nữ hoàng vĩ đại này.
Cuộc khai quật tại thành phố cổ Taposiris Magna ở đồng bằng sông Nile của Ai Cập đã hé lộ 2 xác ướp đặc biệt của 2 người có địa vị cao trong triều đại nữ hoàng Ai Cập huyền thoại Cleopatra. Họ được ướp cẩn thận và phủ vàng lá, một hình thức chôn cất xa xỉ chỉ dành cho những nhân vật quyền lực hàng đầu của vương quốc.
Ngôi mộ của họ được đặt sâu trong một ngôi đền cổ, tuy nhiên rất tiếc các cấu trúc mộ không được kín, hai xác ướp đã bị thấm nước nhiều lần trong suốt 2.000 năm và không còn nguyên vẹn như những người chôn cất mong muốn.
Một nữ bác sĩ cơ xương khớp trong nhóm nghiên cứu đang kiểm tra tình trạng cơ thể 2 xác ướp - ảnh: ARROW MEDIA
Tiến sĩ Glenn Godenho, nhà Ai Cập học từ Đại học Liverpool cho biết 2 người trong mộ là một đôi nam nữ, và rất có thể đều là quan tư tế - một chức sắc tôn giáo cấp cao ở Ai Cập cổ đại, được coi như người kết nối với thế giới của các vị thần.
Những lá vàng trên một trong 2 xác ướp vẫn còn hình ảnh con bọ hung, tượng trưng cho sự tái sinh. Đồ tùy táng của đôi nam nữ còn gồm 200 đồng xu in hình Cleopatra, bằng chứng rõ ràng về thời đại họ tồn tại.
Hiện trường ngôi đền cổ - ảnh: ARROW MEDIA
Đặc biệt, ngôi đền chôn cất đôi nam nữ quý tộc nằm rất gần thành phố Alexandria - thủ đô Ai Cập dưới thời Cleopatra. Việc để cho 2 nhân vật quan trọng trấn giữ ngôi đền này có thể cho thấy nữ hoàng Cleopatra và người tình Mark Anthony của bà rất có thể được chôn cất ngay gần đó.
Ảnh: ARROW MEDIA
Tình trạng đôi nam nữ không được tốt do nước đã tràn vào mộ - ảnh: ARROW MEDIA
Thành phố cổ tìm thấy xác ướp đôi nam nữ cũng mang ý nghĩa đặc biệt. Để trở thành người thống trị hoàn hảo trong mắt người dân Ai Cập, Cleopatra nhiều lần cố gắng xây dựng hình ảnh mình và người tình như nữ thần Isis và Osiris - em trai và cũng là chồng bà. Theo thần thoại, Osiris sau đó bị giết hại, xẻ xác ra nhiều mảnh và đem xác rải khắp nơi. Nữ thần Isis đã đi nhặt từng mảnh xác chồng và tái sinh ông. Taposiris Magna chính là "mộ phần của Osiris" theo tiếng Ai Cập cổ đại! Vì vậy, đó có thể là nơi Cleopatra chọn an nghỉ cùng người tình.
Lăng mộ nữ hoàng Ai Cập Cleopatra được cho là xây dựng vào năm 30 trước Công Nguyên, bên bà còn có người tình Anthony. Tuy nhiên dù nỗ lực truy tìm, các nhà khảo cổ hiện đại vẫn chưa thể tìm ra dấu vết lăng mộ của cặp đôi nổi tiếng này.
Bí ẩn người phụ nữ Australia nhớ như in kiếp trước Câu chuyện của Gwen McDonald khi có thể nhớ như in về kiếp trước của mình vẫn là những ẩn số đối với các nhà khoa học. Vào năm 1981, nhà tâm lý học người Australia Peter Ramster thực hiện bộ phim tài liệu với tên gọi: "Thí nghiệm về sự tái sinh". Nhân vật tham gia thí nghiệm là Gwen McDonald -...