Bí ẩn về hang núi có hơn chục cỗ quan tài thần bí, ai bước vào đều không thể trở về, hàng trăm năm sau sự thật được hé lộ
Vì truyền thuyết rùng rợn xung quanh hang động Cửu Long mà nhóm chuyên gia đã quyết tìm ra sự thật.
Thôn Cửu Long của trấn Mạc Nhung, huyện Cổ Trượng ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) là một thôn trang cư ngụ của tộc người Miêu.
Cái tên Cửu Long đến từ 9 hang đá trên núi, trong đó có một hang động rất lớn trông như cái miệng đang há rộng. Đặc biệt, bên trong hang có hơn 10 cỗ quan tài gỗ thần bí. Trong những quan tài gỗ là những bộ hài cốt với lai lịch vẫn còn là sự bí ẩn chưa có lời giải.
Năm 1985, nhân viên công tác của Cục Văn hóa huyện Cổ Trượng trong một lần khảo sát khu vực đã nghe về tin tức liên quan đến quan tài thần bí trong hang núi. Thế là đoàn chuyên gia quyết định tiến hành điều tra thân thế kì lạ của những cỗ quan tài kia.
Qua quá trình tìm hiểu, nhóm người đoàn công tác văn hóa biết được rất nhiều truyền thuyết xung quanh hang động Cửu Long. Có người thì nói trên núi có rồng yêu dài hàng trăm mét trấn thủ, có người thì nói những ngôi mộ trên núi lúc ẩn lúc hiện trong đất đá,… bất kể người nào dám cả gan đi vào thì đều có chung một kết cục là một đi không trở về.
Hang động nằm sâu trong rừng rậm nguy hiểm càng trở nên đáng sợ hơn với những truyền thuyết thần bí. Thôn dân trong làng Cửu Long không dám bén mảng lên núi mà chỉ dám đi đường vòng. Song, đoàn công tác văn hóa lại cảm thấy vô cùng thích thú và họ vẫn hạ quyết tâm phải tìm ra sự thật về những cỗ quan tài trong hang động kia.
Sau khi tham khảo những tư liệu liên quan, nhóm chuyên gia khảo cổ bắt đầu lên đường đến hang động lớn nhất trong 9 hang Cửu Long dưới sự dẫn dắt của thôn dân trong làng. Đến trước cửa hang động, người dân không dám tiến thêm, nhóm khảo cổ chỉ đành dũng cảm tự đi vào tìm hiểu.
Thông qua quan sát, hang động thần bí được nhắc đến là một hang động thiên nhiên nằm trên sườn núi với độ cao là 200m.
Quả nhiên, nhóm chuyên gia đã nhìn thấy được trong hang động có hơn mười mấy cỗ quan tài gỗ được chôn lộ một phần ra khỏi đất. Vì đất đá trong động vô cùng khô ráo nên những cỗ quan tài không có dấu hiệu mục rữa.
Sau khi đo đạc, nhóm chuyên gia biết được quan tài gỗ dài hơn 2.1m và rộng hơn 1m, được làm từ chất liệu gỗ cây Trinh nam trăm tuổi, trọng lượng hơn ngàn cân.
Quan tài trong hang động không được chôn sâu dưới lòng đất hẳn hoi và cũng không hề có bia mộ. Điều này khác hẳn so với phương thức mai táng thông thường. Vị trí mai táng chôn ở hang động trong núi sâu càng làm cho lai lịch của những cỗ quan tài trở nên bí hiểm hơn.
Nhóm chuyên gia một lần nữa điều tra thăm hỏi thêm thông tin từ người dân trong thôn và đã đưa ra những kết luận sơ bộ như sau:
1. Thôn làng xung quanh không hề có phong tục mai táng người chết trong hang núi. Cũng có thể nói, những cỗ quan tài đã tồn tại hơn 800 năm, trước khi thôn Cửu Long được hình thành.
2. Căn cứ vào chiều dài rộng của quan tài gỗ, người được mai táng bên trong là nam.
3. Người được mai táng có thân phận giàu có cao sang vì những cỗ quan tài được đóng từ gỗ cây trinh nam quý hiếm.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thể hiện thêm nhiều nghi vấn:
1. Tộc người đã sinh sống từ hơn 800 năm trước có lai lịch thế nào và họ đã đi đâu?
2. Làm sao người ta có thể di chuyển những cỗ quan tài nặng hơn nghìn cân để vượt rừng núi và rồi còn mang lên hang động trên cao?
3. Tại sao những cỗ quan tài bị chôn nửa lấp nửa kín và không có bia mộ?
Sau khi xác định phương hướng điều tra, các chuyên gia đã tham khảo rất nhiều tư liệu nhưng cũng không tra ra được manh mối giải đáp. Tiếp theo, họ đành phải báo lên cơ quan chuyên môn để tiến hành những biện pháp khai quật mộ cổ chuyên sâu hơn.
Vì để tránh tổn hại đến mộ gỗ trong hang, đoàn chuyên gia chỉ chọn khai quật một cỗ quan tài duy nhất. Vì đất hang khô ráo nên quan tài gỗ vẫn giữ được hiện trạng ban đầu mà không có dấu hiệu mục rữa.
Sau khi mở nắp quan tài, nhóm chuyên gia đã có phát hiện to lớn. Bên trong quan tài có binh khí bồi táng là một thanh đao đã bị rỉ sét.
Theo đó, nhóm chuyên gia phán đoán chủ mộ có thể là người luyện võ. Nhưng thanh đao rỉ được tìm thấy chỉ là vật bồi táng thông thường, tạm thời chưa thể xác định được niên đại của nó. Đoàn khảo cổ đã chia thành hai nhóm nhỏ, một nhóm mang thanh đao trở về phòng thí nghiệm để nghiên cứu, một nhóm tiếp tục tìm hiểu thông tin từ người dân trong thôn.
Qua tìm hiểu, quả nhiên phát hiện thôn Cửu Long từng có một vị quyền sư nổi tiếng có tên Long Diên Cửu, được người dân tôn xưng là “Miêu Vương”.
Vị quyền sư này từng luyện võ ở núi Nga Mi, tinh thông phi đao và thần côn, còn biết đánh “Bát Hợp quyền” – bộ quyền độc chế của tộc người Miêu. Năm 1919, ông cùng thôn dân của 58 trại trong huyện nổi dậy để chống đối tô thuế. Đến năm 1920, ông đã bị bắn chết. Thế nhưng kể từ đó đến nay cũng chỉ hơn 80 năm, sai lệch hoàn toàn so với phán đoán ban đầu.
Nhóm chuyên gia tiếp tục dò hỏi và tìm ra được con cháu của Long Diên Cửu là Long Vân Hải. Ông cho biết Long Diên Cửu và thuộc hạ đều được mai táng ở vùng đồng bằng chứ không phải trên núi, hơn nữa thanh đao rỉ kia không phải vũ khí mà Long Diên Cửu từng sử dụng.
Mặt khác, nhóm nghiên cứu ở phòng thí nghiệm đã xác định thanh đao là binh khí có niên đại hơn 800 năm trước. Đến đây, phương hướng điều tra lại đi vào ngõ cụt một lần nữa.
Trong thời gian đó, Báo Dân tộc Trung Quốc đưa tin chuyên gia khảo cổ đã phát hiện di tích Nham Động táng của người dân tộc Choang cổ đại ở Quảng Tây. (Nham Động táng là phương thức mai táng cổ xưa, đặt quan tài trong hang động đá)
Chuyên gia đối chiếu và phát hiện di tích Nham Động táng ở Quảng Tây có những đặc điểm gần giống với những cỗ quan tài ở hang đá Cửu Long.
Sau khi nghiên cứu chuyên sâu theo manh mối mới, chuyên gia đã phát hiện: Thì ra trước lúc tộc người Miêu di dân đến khu vực Cổ Trượng Hồ Nam sinh sống thì nơi đây đã từng là nhà của một nhánh dân tộc Ngật Lão đến từ Quảng Tây. Đồng thời, dân tộc Ngật Lão cũng có tập tục Nham Động táng.
Về sau, tộc Ngật Lão đã cùng chung sống với tộc người Miêu di dân đến. Vì số lượng người Miêu chiếm ưu thế nên tộc Ngật Lão đã bị người Miêu dung hòa hoàn toàn và hình thành nên cư dân ngày nay.
Lai lịch của những cỗ quan tài trong động núi Cửu Long đã được giải mã. Thế nhưng cách thức để người xưa vận chuyển quan tài nghìn cân lên động núi cao vẫn là một bí ẩn chưa có lời giải đáp.
Bí ẩn thiếu nữ 'khóc ra đá'
Một thiếu nữ 15 tuổi ở vùng nông thôn Ấn Độ được biết đến với hiện tượng lạ, cô khóc ra những viên đá nhỏ mỗi ngày suốt hơn 2 tháng qua.
Khám phá bất ngờ bên trong 'giếng địa ngục' kỳ quái ở Yemen Những người thợ lặn phát hiện một cái hố ngoằn ngoèo là nơi ở của đàn rắn bên trong giếng sâu được mệnh danh là giếng địa ngục ở Yemen. Khám phá bất ngờ bên trong 'giếng địa ngục' kỳ quái ở Yemen Giếng sâu Barhout ở đất nước Tây Á Yemen vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn mà các nhà khoa học...