Bí ẩn về dòng sông Lưu Sa trong “Tây du ký” đến lông ngỗng cũng không thể nổi được
Sông Lưu Sa là nơi Đường Tam Tạng gặp Sa Tăng và cũng là một trong những địa điểm có nhiều bí ẩn nhất.
Lưu Sa Hà được biết đến trong tiểu thuyết “Tây du ký” của Ngô Thừa Ân. Đây là con sông lớn bao la, hùng dũng, rộng tám trăm dặm, sâu ba ngàn thước, là nơi lông ngỗng không nổi trên mặt nước, lau sậy phải chìm xuống đáy sông.
Sông Lưu Sa Hà trong “Tây du ký”
Trong tập 8 bộ phim “Tây du ký” bản 1986, trên con đường đi lấy kinh, 3 thầy trò Đường Tăng phải vượt qua một con sông lớn tên là Lưu Sa. Đây là một con sông rất đặc biệt nên ngay từ khi đặt chân đến, Tôn Ngộ Không đã dự cảm điều bất bình thường. Tên thật của con sông này là Mạc Hạ Diên Thích, còn được gọi là Bát Bách Lý Hãn Hải, hiện nay là Ha Thuận Qua Bích, là địa danh nằm giữa La Bố Bạc và Ngọc Môn Quan.
Video: Cảnh thầy trò Đường Tăng đi qua sông Lưu Sa trong “Tây du ký” bản 1986.
Theo ghi chép, Lưu Sa Hà dài tám trăm dặm, trên không nhìn thấy chim bay, dưới không có dấu thú chạy, đáy nước lại càng không có thuỷ tảo, một vẻ yên ắng đến lạ kỳ. Lưu Sa Hà là “căn cứ địa” của Sa Tăng, năm xưa vì làm vỡ chén lưu ly ở Hội Bàn Đào trong lúc say rượu nên bị đày xuống đây làm yêu quái. Ở phân đoạn này, chi tiết dòng sông Lưu Sa được nhắc đến rất ít, chủ yếu là trận đánh long trời lở đất giữa Sa Tăng và Tôn Ngộ Không trước khi trở thành huynh đệ.
Sa Tăng được miêu tả là có khuôn mặt xanh, răng nanh, râu và tóc màu đỏ, đã ở trên sông nhiều năm và ăn thịt người qua đường. Trên cổ của Sa Tăng đeo chuỗi được làm từ đầu lâu của các nạn nhân. Sau này, Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.
Tạo hình yêu quái của Diêm Hoài Lễ khi trú ở sông Lưu Sa.
Cái tên Sa Tăng là do chính Tôn Ngộ Không đặt cho bởi Tôn Ngộ Không nói: “Tên yêu quái này có cách chào giống các vị hoà thượng”. Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Ngộ Tĩnh đã từ bỏ được rất nhiều ma tính của mình trong quá khứ.
Từ đó, hắn trở thành một trong 3 đồ đệ của Đường Tăng cùng với Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới. Nhiệm vụ của họ là phò tá sư phụ đến Tây Trúc thỉnh kinh. Vì có công trong việc bảo vệ sư phụ về Tây Phương, hàng phục được yêu ma quỷ quái, Sa Tăng đã được siêu độ, được Đức Phật Tổ Như Lai phong cho là “Kim Thân La Hán”.
Bí ẩn về dòng sống nhấn chìm tất cả
Hình ảnh bia đá trên bờ sông Lưu Sa.
Trên bờ sông Lưu Sa có tấm bia đá viết: “Bát Bách lưu sa giới, tam thiên nhược thủy thâm, nga mao phiêu bất khởi, lô hoa định để trầm”. Tạm dịch là: “Lưu Sa rộng tám trăm, nước yếu sâu ba ngàn, lông vũ không thể nổi, hoa lau cũng phải chìm”.
Theo truyền thuyết, những người muốn qua sông không thể đi lại như bình thường. Họ đều phải nhờ vào một vị thần cao lớn dùng hai bàn tay làm chiếc cầu giúp họ qua sông. Sau khi sang tới bờ bên kia, vị thần sẽ chắp hai bàn tay lại trước ngực để tiễn chân người qua đường. Sở dĩ, con sông được đưa vào truyền thuyết như vậy là vì trên thực tế nó có một số điểm kỳ lạ. Theo đó, cát ở dưới sông không nằm yên dưới đáy và chuyển động theo dòng nước. Dòng chảy trộn lẫn với cát khiến những thứ ở trên mặt nước khó có thể nổi được.
Đường Tăng nhận Sa Tăng là đệ tử, lấy pháp danh là Ngộ Tĩnh.
Còn trong “Tam Tạng truyện” kể rằng, Pháp sư Huyền Trang trên đường đến Tây Thiên đã phải vượt qua Lưu Sa Hà rộng hơn tám trăm dặm, vắng tanh. Đây là đất ngự trị của vô số yêu tinh quỷ mị nhưng Pháp sư không hề sợ hãi. Đi được năm ngày bốn đêm không có một giọt nước, cả người lẫn ngựa khát mệt lả, tưởng chừng như không thể đi được nữa.
Theo “Dõi bước Huyền Trang”, tác phẩm ghi lại những nẻo đường khuất tịch và những vùng đất xa xưa mà Pháp sư Huyền Trang từng đặt chân qua thì Lưu Sa là con sông dài chảy qua Yên Kì. Vào mùa nước lớn, dòng sông sóng cuồn cuộn có thể nhấn chìm cả một thành phố trong biển nước. Dưới lòng sông có một lớp cát dày hơn 100m, đó chính là lý do vì sao sông có tên là “Lưu Sa”, nghĩa là “cát chảy”.
Rơi nước mắt trước những ngày tháng bệnh tật cuối đời của Sa Tăng kinh điển nhất màn ảnh
Những năm tháng cuối đời, "Sa Tăng" Diêm Hoài Lễ phải sống trong khổ sở, đau đớn vì bị bệnh tật giày vò. Ông không thể tự di chuyển mà phải ngồi xe lăn.
"Sa Tăng" kinh điển trên màn ảnh
Có thể nói, Tây Du Ký là một trong những bộ phim truyền hình Trung Quốc được khán giả Việt Nam yêu thích nhất. Sau 40 năm lên sóng, phim đến nay vẫn được tái chiếu nhiều lần, gắn liền với tuổi thơ của hàng triệu khán giả, đặc biệt thế hệ 8X.
Trong Tây Du Ký, ngoài Đường Tăng, Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới, thì nhân vật Sa Tăng cũng để lại ấn tượng sâu đậm. Có 2 diễn viên đảm nhận nhân vật này trong phim là Diêm Hoài Lễ và Vương Đại Cương, tuy nhiên người được khán giả yêu mến và đánh giá cao hơn là cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ.
Sa Tăng là một trong ba đồ đệ phò tá Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Người đầu tiên đảm nhận vai diễn này trong "Tây Du Ký" là cố nghệ sĩ Diêm Hoài Lễ.
Ít người biết, khi đóng Tây Du Ký, Diêm Hoài Lễ đã ở tuổi 50. Trong bốn thầy trò Đường Tăng, ông cũng là diễn viên lớn tuổi nhất. Dù tuổi không còn trẻ, nhưng nghệ sĩ vẫn không quản khó khăn gian khổ, lăn xả hết mình vì vai diễn.
Chính nhờ sự nỗ lực này mà nhân vật Sa Tăng của Diêm Hoài Lễ đã chinh phục khán giả. Cho đến nay, hình ảnh Sa Tăng kiệm lời nhưng cần cù, chất phác vẫn ghi dấu ấn trong lòng khán giả. Diêm Hoài Lễ cũng được ca ngợi là Sa Tăng kinh điển nhất màn ảnh dù sau ông có nhiều diễn viên cũng hóa thân thành vị đồ đệ hiền lành của Đường Tăng.
Có một điều đặc biệt là, dù góp công rất lớn cho thành công của Tây Du Ký nhưng Diêm Hoài Lễ lại không nhận bất kỳ một đồng thù lao nào. Hành động cao đẹp, không cần báo đáp này càng khiến nhiều người thêm cảm phục tấm lòng và tình yêu dành cho nghệ thuật của cố nghệ sĩ.
Diêm Hoài Lễ được đánh giá là Sa Tăng kinh điển trên màn ảnh. Sau khi nam nghệ sĩ không thể tiếp tục đảm nhận vai diễn này, diễn viên Lưu Đại Cương là người thay thế nhưng vẫn không thể vượt qua được "cái bóng" quá lớn của ông.
Trên thực tế, trước khi đến với Tây Du Ký, Diêm Hoài Lễ đã là một nghệ sĩ rất nổi tiếng tại Trung Quốc. Ông là diễn viên kiêm giảng viên dạy diễn xuất đầy tài năng và có thâm niên trong nghề.
Ngoài Tây du ký, Diêm Hoài Lễ còn tham gia nhiều tác phẩm truyền hình kinh điển khác như Tam quốc diễn nghĩa, Ỷ thiên đồ long ký, Đông Chu Liệt Quốc... Với những cống hiến to lớn cho nền nghệ thuật Trung Quốc, ông được phong tặng danh hiệu cao quý NSND của đất nước này.
Không chỉ tài năng, Diêm Hoài Lễ còn vô cùng tốt bụng và đức độ. Ông được nhiều bạn bè, đồng nghiệp và khán giả yêu mến, kính trọng.
Bi kịch những ngày tháng cuối đời
Cũng giống như nhiều ngôi sao khác của Tây Du Ký, dù rất nổi tiếng nhưng Diêm Hoài Lễ sống khiêm nhường và kín tiếng về đời tư. Người ta chỉ biết, ông có cuộc sống êm ấm bên vợ và một con trai.
Sau khi lập gia đình, Diêm Hoài Lễ dành nhiều thời gian và tâm sức cống hiến cho nghệ, mọi việc trong nhà đều do vợ ông đảm nhận. Dù vậy, bà chưa một lần than phiền mà luôn ủng hộ chồng hết mực.
Có lẽ cuộc sống của Diêm Hoài Lễ sẽ trôi qua hạnh phúc và bình yên như vậy nếu ông không mắc phải căn bệnh viêm phổi quái ác. Những năm tháng cuối đời, diễn viên Tây Du Ký phải sống trong khổ sở, đau đớn vì bị bệnh tật giày vò. Ông không thể tự di chuyển mà phải ngồi xe lăn.
Sau khi bị bệnh, sức khỏe của Diêm Hoài Lễ rất yếu. Ông không thể tự di chuyển mà phải ngồi xe lăn.
"Trư Bát Giới" Mã Đức Hoa từng khiến nhiều người rơi nước mắt khi tiết lộ về căn bệnh của Diêm Hoài Lễ: "Bệnh viêm phổi khủng khiếp lắm. Anh ấy không thể ngửi thấy gì, ăn vào cũng chẳng cảm nhận được mùi vị, mắt bị lòa, tai cũng không nghe thấy rõ. Khi ra đi, anh ấy cũng đau đớn vô cùng".
Xót xa hơn, nguyên nhân khiến Diêm Hoài Lễ mắc bệnh lại liên quan đến Tây Du Ký. Mã Đức Hoa chia sẻ: "Có một lần, đoàn phim Tây Du Ký đến quay tại một ngôi làng nhỏ. Khi đó vì trong phòng nhiều muỗi quá nên người trong đoàn đã đốt hương muỗi và nhắc nhở mọi người ra ngoài, nhưng Diêm Hoài Lễ bảo không sao đâu và ở lại.
Lần ấy, Diêm Hoài Lễ bị trúng độc, ảnh hưởng đến phổi nhưng anh ấy lại không hề hay biết. Sau khi quay phim xong trở về Bắc Kinh, Diêm Hoài Lễ bất ngờ bị ngất trong một chuyến du lịch.
Khi đưa tới bệnh viện cấp cứu, phổi của anh ấy đã sưng to. Từ đó, căn bệnh của anh ấy ngày càng nghiêm trọng".
Năm 2009, sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật, Diêm Hoài Lễ đã trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện, hưởng thọ 73 tuổi. Khi ông ra đi, trong phòng bệnh có bốn người là vợ, con trai, Lục Tiểu Linh Đồng và Trì Trọng Thụy.
Sau khi "Tây Du Ký" đóng máy, bốn thầy trò Đường Tăng vẫn giữ mối quan hệ thân thiết. Thời điểm Diêm Hoài Lễ qua đời, họ là những người ở bên cạnh ông.
Chia sẻ về giây phút gặp Diêm Hoài Lễ lần cuối, Lục Tiểu Linh Đồng nghẹn ngào kể: "Khi tôi đến, anh ấy đang được các bác sĩ cấp cứu và thở oxy, dường như không còn tỉnh táo nữa.
Vợ Hoài Lễ nói với chồng: Anh ơi, đại sư huynh đến thăm anh này. Tuy không nói được nhưng tôi thấy những giọt nước mắt chảy ra từ khóe mắt của Hoài Lễ".
Trong số bốn huynh đệ, Diêm Hoài Lễ và Mã Đức Hoa là thân thiết nhất bởi họ có rất nhiều cảnh quay cùng nhau. Lục Tiểu Linh Đồng cho biết có lẽ vì không gặp được Mã Đức Hoa nên khi ra đi Diêm Hoài Lễ đã không thể nhắm mắt.
Khi Mã Đức Hoa đến bệnh viện, biết mình tới muộn, ông đã bật khóc thảm thiết. Trong tang lễ của Diêm Hoài Lễ, "Trư Bát Giới" cũng không kìm được những giọt nước mắt vì không kịp gặp vị sư đệ của mình lần cuối.
Trong tang lễ của Diêm Hoài Lễ, Mã Đức Hoa rơi nước mắt vì không thể gặp vị "sư đệ" lần cuối.
Trong 'Tây Du Ký' năm 1986, đây là nam diễn viên vất vả nhất khi đóng 30 vai mà không mấy ai nhận ra Nhờ sự cống hiến hết mình với nghề mà nam diễn viên này đã được khán giả vô cùng yêu mến và kính trọng. Bộ phim "Tây Du Ký" phiên bản 1986 đã trở thành tác phẩm kinh điển trong lòng nhiều thế hệ khán giả. Dù phim đã được làm đi làm lại nhiều lần nhưng không bao giờ vượt qua được...