Bí ẩn về cách di chuyển của rắn ‘bay’ đã có lời giải
Rắn có thể thay đổi cơ thể khi chúng lướt trong không khí và những chuyển động độc đáo đó cho phép chúng ‘bay’ được.
Bí ẩn về cách di chuyển của rắn ‘bay’ đã có lời giải
Rắn là động vật bò sát, máu lạnh, cùng lớp với các loài vật có vảy như thằn lằn, tắc kè nhưng lại có răng. Chúng có vũ khí sinh học rất lợi hại, đó là răng nanh và nọc độc…, nhưng có điều nhiều người vẫn chưa biết về loài động vật bò sát này chính là việc rắn có thể bay xa tới 15 mét.
Chrysopelea paradisi hay còn gọi là rắn bay thiên đường là loài rắn thường sinh sống ở khu vực châu Á. Chúng có thể cuộn chặt nửa thân mình ở phía đuôi rồi đột nhiên duỗi thẳng ra tạo một sức bật để phóng vào không trung như bay.
Đúng hơn thì trạng thái bay của rắn ở đây chính là trượt hoặc rơi từ độ cao xuống. Loài rắn này có thể bay trên 15 mét truyền từ cây nọ sang cây kia mà không phải bò xuống đất rồi lại leo lên.
Các nhà khoa học từ viện nghiên cứu Virginia Tech đã tiến hành nghiên cứu cho biết sở dĩ những con rắn bay có thể lướt trong không khí vì có cấu tạo cơ thể uốn lượn khi di chuyển.
Nhóm nghiên cứu đã gắn thẻ ghi hình chuyển động lên bảy con rắn và sử dụng máy quay tốc độ cao khi chúng bay qua tòa nhà cao 4 tầng.
Video đang HOT
Jack Socha, giáo sư khoa kỹ thuật y sinh và cơ học tại Virginia Tech, người từng nghiên cứu loài sinh vật này trong hơn 20 năm, đã làm việc với các đồng nghiệp của mình để xây dựng mô hình 3D lần đầu tiên về việc rắn bay.
Bí ẩn về cách di chuyển của rắn ‘bay’ đã có lời giải
Mô hình cung cấp chi tiết về hoạt động của rắn khi bay bao gồm tần số sóng uốn lượn, hướng di chuyển, lực tác động lên cơ thể và sự phân bố khối lượng.
Jack Socha chia sẻ: “Trong nhiều năm qua, tôi đã từng quan sát gần hàng ngàn lượt bay, nhưng mỗi lần nhìn tôi thấy thật tuyệt vời”.
Con rắn nhấp nhô, uốn lượn trong không trung để di chuyển vì nếu không thể thực hiện hành vi này, cơ thể rắn sẽ rơi xuống đất.
Những cử động mà rắn thực hiện trong quá trình bay phức tạp, khi bay phần đầu của rắn dường như không cử động, cơ thể rắn dẹt đến mức tối đa, đồng thời uốn lượn, nhấp nhô như khi bò trên mặt đất. Tốc độ bay của rắn khá nhanh, dao động từ 8 tới 10 mét mỗi giây.
Bí ẩn những hòn đá tự "lớn lên" và "mọc chân" di chuyển khi trời mưa
Có những điều kỳ lạ về những hòn đá này mà các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được.
Có rất nhiều tin tức về những viên đá kỳ lạ trên khắp thế giới, nhưng có lẽ chỉ những hòn đá ở một ngôi làng phía đông nam Romania mới thực sự khiến cho nhiều người tò mò đến vậy.
Những hòn đá này có thể "lớn lên" khi gặp nước, tự do di chuyển không cần nhờ bất kỳ sự trợ giúp nào. Điều kỳ lạ này đã thu hút mọi người từ khắp nơi trên thế giới biết đến và nó có tên là đá Trovant.
Hiện tượng kỳ lạ về những hòn đá ở làng Costers được xem là kỳ quan hiếm hoi duy nhất trên thế giới. Vào đầu thế kỷ 21, để bảo vệ tốt hơn các điểm tham quan đá Trovant chính quyền Rumani đã xây dựng một công viên địa phương quốc gia và được UNESCO chỉ định là khu vực cần được bảo tồn.
Đá Trovant là một loại đá có hình bầu dục, hình thành từ những trận lụt xảy ra cách đây hàng triệu năm. Nó có nhiều kích thước khác nhau, loại nhỏ nhất có đường kính 7cm, nhưng cũng có cái to gần 11 m. Trọng lượng của nó cũng đặc biệt, hòn đá lớn nhất có khi nặng tới vài tấn. Điều đó cho thấy đá Trovant thực sự là một loại đá quý hiếm.
Nếu cắt đôi một hòn đá Trovant bạn sẽ thấy mặt cắt có hình tròn và hình bầu dục, giống như đường vân trong mặt cắt của thân cây. Sau mỗi trận mưa, mỗi viên đá nhỏ sẽ hình thành thêm một lớp, theo thời gian sẽ to thành những hòn đá lớn.
Vậy điều gì khiến những hòn đá này "lớn lên"? Trong nước rất giàu các khoáng chất, đặc biệt là canxi cacbonat có trong nước mưa rất nhiều. Đây được xem là "chất dinh dưỡng" và là chìa khóa để làm cho đá phát triển.
Sau mỗi trận mưa lớn, đá Trovant sẽ hấp thụ canxi cacbonat, sau đó kết hợp với các khoáng chất có sẵn trong đá tạo ra phản ứng và áp lực bên trong. Tốc độ lắng đọng các lớp đá khoảng 4 - 5 cm trong 1000 năm.
Đá Trovant không chỉ có cấu trúc lạ mà nó còn có khả năng di chuyển. Nhiều người đã công nhận rằng những hòn đá này giống như "mọc chân", sau những trận lụt hoặc trời mưa thì chúng sẽ di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Sự kỳ lạ này cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được.
Bí ẩn chưa lời giải của các hộp sọ kinh dị nhất trong lịch sử Loài người có từng chung sống với giống loài thông minh nào khác không? Đây vẫn là một bí ẩn. 1. Hộp sọ trán cao Paracas Những hộp sọ Paracas được nhà khảo cổ học Julio Tello tìm thấy vào năm 1928 tại bán đảo sa mạc Paracas, phía nam Peru trong một hầm mộ bị chôn vùi dưới cát và đá. Có...