Bí ẩn về bộ tộc người rắn ở Ấn Độ
Mối liên kết giữa rắn và người ở bộ tộc Irula lớn đến mức họ coi việc tay không bắt rắn là điều quá đỗi bình thường.
Tại làng Vadanemmeli ở miền nam Ấn Độ, Rajendran – người đàn ông trong chiếc áo xà rông bạc màu, đặt một con rắn hổ mang vào nồi đất bằng tay không. Đối với đa số người bình thường đó thực sự là một thách thức, nhưng dân làng Vadanemmeli như anh Rajendran coi đây là chuyện nhỏ. Ngồi cạnh dòng nước lấp lánh của vịnh Bengal, Rajendran kể về công việc kỳ lạ của mình với lũ rắn.
Rajendran là một người thuộc bộ tộc Irula, một trong những cộng đồng bản địa lâu đời nhất ở Ấn Độ, sống dọc theo bờ biển phía đông bắc của bang Tamil Nadu. Đúng như biệt danh người rắn ở miền nam Ấn Độ, bộ tộc này được biết đến với những kiến thức cổ xưa và sâu rộng về loài rắn. Kỹ năng bắt rắn của họ đóng góp một phần quan trọng trong ngành y tế nước nhà, nhưng ít được ghi nhận, theo BBC.
Quy trình chiết xuất nọc rắn
“Nhiều người sợ rắn”, Rajendran nói. “Nhưng phải nhớ rằng con rắn chỉ quan tâm đến chuyện sống còn. Nếu chúng ta di chuyển một cách kích động, con rắn sẽ cảm thấy đó là một mối đe dọa và có thể tấn công. Nếu chúng ta đứng yên, thông thường nó sẽ trườn đi”.
Ở Ấn Độ, hàng năm gần 50.000 người chết vì rắn cắn, và phương pháp điều trị đáng tin cậy duy nhất là thuốc kháng nọc độc. Sáu công ty khắp Ấn Độ sản xuất khoảng 1,5 triệu lọ thuốc kháng nọc độc hàng năm, và hầu hết nó có nguồn gốc từ nọc độc do người Irula chiết từ rắn.
Rajendran làm việc trong văn phòng của Hiệp hội Hợp tác xã Công nghiệp Săn bắt Rắn Irula ở Vadanemmeli. Anh và những nhân viên khác được thuê để bắt rắn và chiết xuất nọc độc của chúng.
Tại nơi chiết nọc, Rajendran nhảy xuống một hố cát với bức tường gạch thấp bao quanh. Nơi đây có một mái tranh để bảo vệ không gian khỏi ánh mặt trời. Một nền đất nhỏ nhô lên giữa hố cát, trên đó đặt một tấm bảng đen ghi các chi tiết của loài rắn bị nhốt bên trong. Từ một nồi đất, Rajendran lấy ra một con rắn hổ bướm Russell’s Pit Viper – một trong “Tứ đại độc xà của Ấn Độ”, và đặt nó lên trên nền. Những họa tiết hình tròn đẹp mắt trên da con vật cho thấy nọc của nó độc tới mức nào.
Video đang HOT
“Chúng tôi hiện không giữ quá nhiều rắn”, anh nói và chỉ vào vô số nồi đất rỗng được xếp gọn gàng bên ngoài. Mỗi nồi thường sẽ được đổ cát ngập một nửa, trước khi cho hai con rắn vào. Miệng nồi sẽ được đậy cẩn thận bằng vải bông xốp để rắn vẫn có đủ không khí nhưng không thể trốn ra. Đó là một biện pháp phòng ngừa cần thiết, cả cho sự an toàn của rắn và con người, khi số lượng rắn độc trong khu vực này quá lớn.
Theo giấy phép, hợp tác xã có thể giữ khoảng 800 con rắn một lúc. Rajendran cho biết: “Chúng tôi giữ rắn trong 21 ngày và rút nọc độc bốn lần trong suốt thời gian đó. Sau đó, chúng sẽ được thả về tự nhiên. Chúng tôi đánh một dấu nhỏ trên bụng của chúng để tránh bắt liên tục cùng một con. Dấu hiệu này sẽ biến mất sau vài lần thay da”.
Kỹ năng bắt rắn đã ăn vào máu
Vẻ thành thạo của Rajendran hay hiểu biết sâu sắc của anh về rắn bắt nguồn từ thời thơ ấu sống trong những cánh rừng và bụi rậm trong vùng. Trước khi lên 10, anh đã chứng kiến hàng trăm con rắn bị bắt. Người Irula thường làm việc này trong im lặng, kể cả khi có bạn đồng hành. Theo bản năng, họ nhận biết được những dấu hiệu mờ nhạt trên mặt đất để tiếp tục theo dõi hoặc từ bỏ lũ rắn.
Nguồn gốc của cộng đồng Irula và mối tương tác với loài rắn vẫn là một bí ẩn, nhưng mối liên kết này đã xuất hiện từ lâu trong những câu chuyện thần thoại của bộ tộc. Người Irula thờ thần trinh nữ Kanniamma – người gắn liền với rắn hổ mang. Trong nhiều nghi thức tâm linh của bộ tộc, thầy tu sẽ lên đồng và rít như một con rắn, loài vật tượng trưng cho linh hồn của nữ thần.
Tuy nhiên, xuyên suốt thế kỷ 20, hàng chục nghìn người Irula đã phải kiếm sống bằng cách săn rắn để lấy da, dù họ không ăn thịt rắn như một cách tôn kính nữ thần. Mỗi tấm da rắn chỉ được bán với giá 10 đến 50 rupee (3.000 – 16.000 đồng) trước khi được các thương nhân xử lý và xuất khẩu sang châu Âu và Mỹ phục vụ ngành công nghiệp thời trang. Đến năm 1972, Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã ở Ấn Độ có hiệu lực đã ngăn chặn nạn săn bắn một số động vật, bao gồm cả loài rắn.
Romulus Whitaker là một nhà bảo tồn học đã làm việc với người Irula trong gần 50 năm. Ông nói: “Sau khi Đạo luật bảo vệ động vật hoang dã ra đời, người Irula đã trải qua một giai đoạn khốn khó”. Theo ông, số tiền bán da rắn là một phần thu nhập lớn hàng tháng của nhiều gia đình Irula: “Tôi có thể nói rằng họ đã gần như chết đói”.
Sống nhờ thiên nhiên, người Irula từng bị các quan chức địa phương coi là kẻ săn trộm. Họ cũng thường bị các cộng đồng khác trong khu vực nghi ngờ và mang thành kiến về tập tục bắt rắn. Hợp tác xã ra đời là một bước ngoặt quan trọng. Mặc dù chỉ tuyển dụng chưa tới 1% trong khoảng 190.000 dân bản địa, tổ chức này đã tạo cơ hội cho người dân sử dụng kỹ năng truyền thống một cách hợp pháp.
Bước ngoặt của người Irula
Điều đáng khích lệ là những kỹ năng với rắn của người Irula đã giúp họ nhận được lời mời hợp tác từ Ủy ban bảo tồn Động vật Hoang dã và Thủy sản Florida của Mỹ. Hai thành viên của cộng đồng, Masi và Vadivel, đã sang Mỹ để tham gia vào một dự án nhằm kiểm soát quá trình sinh sôi của trăn Miến Điện – đe dọa các loài động vật có vú trong Vườn quốc gia Everglades.
“Người Irula là lựa chọn tốt nhất của chúng tôi”, theo Joe Wasilewski, một chuyên gia về động vật hoang dã thuộc Đại học Florida.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều áp lực đối với người Irula và cuộc sống của họ. Rajendran lo lắng về quá trình đô thị hóa lan nhanh về phía làng Vadanemmeli và nơi này có thể bị các thành phố đang phát triển nuốt chửng. Con đường đến ngôi làng dần xuất hiện những showroom tường kính, hay biệt thự nghỉ dưỡng cuối tuần. Gần khu vực khai thác nọc độc rắn, các khu resort cao cấp cũng đang mọc lên với tầm nhìn ra vịnh Bengal.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng thuốc kháng nọc độc phải được chiết xuất từ rắn nuôi nhốt. Điều này đồng nghĩa với khả năng giảm thiểu nhu cầu chiết nọc từ rắn hoang dã – khiến kỹ năng săn bắt rắn của người Irula dần mai một.
Masi, Vadivel và Rajendran có thể là thế hệ người Irula cuối cùng thực sự hiểu về loài rắn. Hầu hết bậc cha mẹ Irula đều muốn con cái hòa nhập xã hội hiện đại của Ấn Độ theo một cách nào đó. Tỷ lệ trẻ tới trường học gia tăng, các em không còn cùng cha mẹ vào rừng. “Nhiều người Irula thuộc thế hệ trẻ thậm chí còn sợ rắn”, nhà bảo tồn Whitaker nói.
Tuy nhiên, trước khi lo lắng về tương lai, người Irula vẫn bày tỏ lòng biết ơn đối với những kỹ năng truyền thống của cộng đồng. “Việc sống cùng những con rắn đã giúp đỡ và nuôi dưỡng chúng tôi vào những thời điểm khó khăn nhất. Hy vọng những kiến thức học được từ cha ông sẽ không biến mất cùng chúng tôi”, chị Susila, người trong bộ tộc Irula cho hay.
Theo Dân Việt
Chú rắn hổ mang 'có một không hai' với hình mặt cười sau lưng
Nhiếp ảnh gia Souvik Basu tình cờ gặp mặt một con rắn hổ mang "độc nhất vô nhị" tại Ấn Độ.
Rắn hổ mang sở hữu ngoại hình bắt mắt, thế nhưng đây cũng là một trong những loài rắn nguy hiểm nhất thế giới. Nọc độc của loài rắn này đủ mạnh để hạ gục cả một... con gấu.
Khi nhiếp ảnh gia Souvik Basu tình cờ gặp mặt một con rắn hổ mang, thay vì chạy "bán sống bán chết" thì anh ta ở lại... chụp ảnh. Lý do rất đơn giản, vì đây là một con rắn hổ mang có hình... mặt cười sau lưng.
Chú rắn có hình "mặt cười" đã khiến nhiều người thích thú, thay vì... sợ hãi.
Trong tín ngưỡng của người Ấn, rắn hổ mang được coi là loài vật thiêng liêng. Thậm chí nơi nào xuất hiện rắn có hình thù đặc biệt ở trên lưng, nơi đó còn được coi là vùng đất an lành và hạnh phúc.
Đây là chú rắn đầu tiên tại Ấn Độ được ghi nhận là chú rắn... "vui vẻ"
Theo 2sao.vn
Bị bắt quả tang ăn trộm trứng gà, rắn hổ mang vội vàng nôn trả để tẩu thoát Con rắn hổ mang đã nôn tổng cộng 9 quả trứng từ trong bụng ra. Video: Rắn hổ mang nôn trả 9 quả trứng vừa nuốt vào bụng Mới đây, một con rắn hổ mang đã lẻn vào chuồng gà của một hộ gia đình ở Hyderabad, miền Nam Ấn Độ. Khi lẻn vào trong, nó đã giết chết con gà mái và...