Bí ẩn về 3 “ngoại hành tinh” có ẩn chứa sự sống
Liệu có còn sự sống nào khác bên ngoài Trái đất không? Đây là câu hỏi mà loài người ngước nhìn lên bầu trời đêm và tự hỏi trong suốt vài nghìn năm nay. Và đó cũng là lý do để thôi thúc NASA và các nhà khoa học đi tìm kiếm các sự sống ngoài Trái đất đó ở các hành tinh khác mà họ gọi là “ngoại hành tinh” – các hành tinh quay quanh các ngôi sao khác ngoài mặt trời của chúng ta.
Mới chỉ ngay tuần trước, Truyền hình vệ tinh Kepler của NASA đã công bố phát hiện về ba ngoại hành tinh cỡ Trái đất trong “vùng sinh sống,” nơi chứa dạng chất lỏng – có thể đang ẩn chứa những sự sống khác.
Trong hệ Mặt trời của chúng ta, chỉ có ba hành tinh nằm trong vùng “sinh tồn” – Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa.
Những hành tình quá gần ngôi sao mà chúng quay quanh, như sao Thủy ngân, thì trở nên quá nóng còn những hành tinh nằm quá xa, như sao Thổ, lại quá lạnh. Vậy thì đâu mới là “địa điểm” lý tưởng mới cho sự sống?
Hãy nói lời chào đón với ba ngoại hành tinh mới đó là: Kepler 62a và Kepler 62f – hành tinh thứ năm và thứ sáu quay quanh ngôi sao Kepler 62, và hành tinh Kepler 69c là hành tinh thứ 3 quay quanh ngôi sao Kepler 69 của nó. Tất cả ba hành tinh này đều có kích thước như hành tinh Trái đất của chúng ta.
Kepler 62f có kích thước gấp 1,4 lần so với Trái đất và có chu kỳ quay là 267 ngày/lần, tương tự với chu kỳ quay 225 ngày/1 lần của Sao Kim. Chúng ta vẫn chưa biết chính xác cấu tạo của hành tinh này là gì nhưng dựa trên những hành tinh khác có cấu trúc bằng đá với kích thước tương xứng thì ta có thế suy ra rằng hành tinh Kepler 62f cũng có cấu tạo tương tự. Kepler 62e lớn gấp 1,6 lần Trái Đất và có chu kỳ quay là 122 ngày/1 lần – dài hơn một chút so với chu kỳ quay 88 ngày/1 lần của sao Thủy.
Video đang HOT
Bạn có thể thấy một mô hình đó là: Hành tinh nào có quỹ đạo quay càng ngắn thì nó càng gần ngôi sao của nó. Đối với những người yêu thích môn vật lý thì họ sẽ cho rằng thực tế này tuân theo Đinh luật trọng lượng Newton – nhưng điều này cũng chưa thực sự đúng trong trường hợp này.
Xét theo lĩnh vực thiên văn học, chúng ta lại thấy rằng 1 năm sao Thủy Ngân bằng 88 ngày Trái Đất, 1 năm sao Kim tương đương 225 ngày, 1 năm Trái đất tương đương 365 ngày và 1 năm sao Thổ tương đương 12 năm Trái đất. (Từ “năm” được dùng ở đây để nói đến khoảng thời gian mà một hành tinh quay quanh ngôi sao của nó. Từ “ngày” ở đây để chỉ chu kỳ quay của hành tinh này. Cái mà “ngày” và “năm” ở đây đề cập đến rõ ràng là phụ thuộc vào hành tinh đó).
Vì ngôi sao Kepler 62 lạnh hơn hành tinh mặt trời nên khoảng cách các hành tinh quay gần ngôi sao này gần hơn là khoảng cách Trái đất quay quanh mặt trời trước khi mà chúng bị đốt nóng lên.
Trái lại, hành tinh thứ ba giống Trái đất, Kepler 69c, quay quanh ngôi sao tương tự như hành tinh mặt trời (điều này có nghĩa là nó sẽ nóng hơn hành tinh Kepler 62). Hành tinh này lớn hơn Trái đất của chúng ta 1,7 lần và quay quanh ngôi sao Kepler 69 cứ 242 ngày/1 lần – rất giống với sao Kim.
Debra Fischer, thợ săn ngoại hành tinh nổi tiếng giải thích tầm quan trọng của khám phá này: “Bán kính của các hành tinh làm cho chúng trở thành những hành tinh nhỏ nhất từng được phát hiện bên ngoài hệ Mặt trời. Ngôi sao lâu đời nhất lớn hơn Mặt trời của chúng ta khoảng một tỷ năm tuổi. Sẽ là một điều thú vị để suy đoán về việc liệu cuộc sống có thể sinh sống ở những hành tinh này hay không “
Chúng ta biết từ các nghiên cứu khoa học về Trái Đất rằng với một số nguyên tố hóa học thích hợp và các dạng hợp chất chứa năng lượng và hữu cơ. Các cơ chế sống cũng đã được tìm thấy ngay cả trong khu vực dường như khắc nghiệt của Trái đất, giống như sa mạc khô nhất hay Nam Cực, hoặc lỗ thông hơi gần nhiệt ở độ sâu đen của đại dương. Với các thành phần hợp chất thích hợp, có vẻ như, sự sống có thể phát triển ở bất cứ nơi đâu.
Chúng ta không biết chắc chắn liệu có sự sống trên sao Kim hoặc sao Hỏa hay không. Nếu câu trả lời là có thì những sự sống này sẽ không giống như người ngoài hành tinh hoặc bất kỳ loại khoa học viễn tưởng nào khác.Hình ảnh về những người ngoài hành tinh đi lại và nói chuyện với nhau đã được xây dựng lên từ nhiều thập kỷ trước đây.
“Giao tiếp” với những hành tinh xa xôi
Nhưng có thể có cuộc sống thông minh trong một hệ thống hành tinh khác, trong quỹ đạo xung quanh một trong 100 tỷ ngôi sao khác trong Dải thiên hà của chúng ta? Chúng ta có thể giao tiếp với họ? Chúng ta có thể gặp họ?
Vệ tinh Kepler được thiết kế để tìm kiếm các hành tinh xung quanh khoảng 100.000 ngôi sao. Tính đến ngày 19 tháng 4 năm 2013, Trang web Planet Quest của Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực báo cáo có 851 hành tinh được xác nhận và 2.781 hành tinh còn tiềm ẩn,như vậy tổng cộng đã có đến 3.632 ngoại hành tinh. Hầu hết được phát hiện bởi các nhà khoa học sử dụng dữ liệu Kepler – và một số đã được tìm thấy bởi những người bình thường qua việc phân tích dữ liệu Kepler trên trang web planethunters.org.
Chúng ta không thể đi đến những ngôi sao gần nhất với Trái đất trong đời mình vì chuyến du lịch này phải mất đến hàng nghìn năm với công nghệ hiện nay. Nhưng chúng ta lại có công nghệ để giao tiếp với những nền văn minh xa xôi đó. Trên thực tế, chúng ta đang phát những tín hiệu truyền hình đến các thế giới xa xăm đó trong suốt hơn 80 năm.
Chúng ta đã có công nghệ để khám phá khoảng không ngoài vũ trụ và giao tiếp với một khoảng cách dài suốt trong 100 năm – một phần rất nhỏ trong vài triệu năm kể từ khi lần đầu tiên con người xuất hiện và ít hơn nhiều so với 4,5 tỷ năm kể từ khi Trái đất hình thành.
Điều này cũng có nghĩa là những nền văn minh kỹ thuật phức tạp kia có thể sẽ tiên tiến hơn nền văn minh của chúng tôi rất nhiều và họ sẽ cho chúng ta biết họ ở đây, nếu họ muốn. Hiện tại, chúng ta có thể tiếp tục gửi các tín hiệu phát sóng của mình, lắng nghe các tín hiệu của nền văn minh kia và nghiên cứu ngoại hành tinh có dấu hiệu của sự sống.
Tại một Cuộc họp của Ủy ban Cố vấn Khoa học của NASA , Trưởng bộ phận nghiên cứu khoa học NASA – Phi hành gia John Grunsfeld đã hoàn thành bài thuyết trình của mình bằng việc ông sẽ là người chịu trách nhiệm thực hiện các khám phá về ngoại hành tinh Kepler. Như ông nói trong thông cáo báo chí, chúng ta “đang tìm một địa điểm gần giống như ngôi nhà Trái Đất của chúng ta. Nó chỉ là một vấn đề thời gian trước khi chúng ta biết nếu thiên hà là nơi có vô số các hành tinh giống Trái Đất”.
Mọi người đều muốn tìm hiểu về cuộc sống ở nơi khác trong vũ trụ. Chúng tôi muốn đến thăm những hành tinh, để xem những gì các sinh vật sống ở đó, để so sánh với thế giới của chúng ta – để tìm hiểu những gì đang diễn ra ngoài đó. Nhờ Kepler, NASA, các nhà khoa học chuyên dụng và công dân tò mò, chúng tôi sẽ sớm khám phá ra chúng trong một tương lại gần.
Theo vietbao
Tượng Phật 1.000 năm được tạc từ thiên thạch
Các nhà khoa học vừa phát hiện ra một việc ly kỳ như trong bộ phim mạo hiểm nổi tiếng Indiana Jones: bức tượng Phật 1.000 năm tuổi do đội thám hiểm của Đức Quốc xã tìm thấy năm 1938 được tạc từ... thiên thạch.
Phát hiện trên được đăng trên tạp chí Khoa học Hành tinh và thiên thạch sau khi nhóm nghiên cứu phân tích thấy chất liệu làm bức tượng "Iron Man" là ataxite, loại thiên thạch chứa hàm lượng nikel nhiều nhất. Thiên thạch lớn nhất từng được biết đến là Hoba (rơi xuống Namibia) cũng thuộc loại ataxyte và nặng hơn 60 tấn.
Tiến sĩ Elmar Buchner của Đại học Stuttgart (Đức), chủ nhân của phát hiện trên, cho biết bức tượng được chạm khắc từ một mảnh vỡ của thiên thạch Chinga rơi xuống khu vực biên giới giữa Mông Cổ và Siberia khoảng 15.000 năm trước.
Tượng Phật "Iron Man" được tạc từ thiên thạch. Nguồn: Daily Mail
"Những người đào vàng tìm thấy mảnh vỡ đầu tiên của Chinga vào năm 1913. Nhưng chúng tôi tin rằng mảnh thiên thạch dùng để tạc tượng này đã được thu nhặt từ nhiều thế kỷ trước" - tiến sĩ Buchner nói.
Tượng "Iron Man" (tạm dịch: người sắt), nặng 10 kg và cao khoảng 24 cm, được xem là đại diện cho sự lai ghép giữa văn hóa Phật giáo và văn hóa Bon tiền Phật giáo. Tượng khắc họa chân dung thần Vaisravana, vị vua Phật giáo của phương Bắc, và cũng được biết đến là thần Jambhala ở Tây Tạng.
"Chỉ riêng nguồn gốc thiên thạch thì bức tượng đã đáng giá 20.000 USD rồi. Nhưng nếu ước tính của chúng tôi về niên đại tượng, ra đời khoảng thế kỉ 11, là đúng thì nó vô giá" - tiến sĩ Buchner nhận định.
Tượng được tìm thấy năm 1938 bởi một đoàn thám hiểm khoa học Đức do nhà động vật học nổi tiếng Ernst Schäfer dẫn đầu. Đoàn thám hiểm được Heinrich Himmler, Chỉ huy trưởng Lực lượng SS của Đức Quốc xã, hỗ trợ. Theo các sử gia, Himmler trợ giúp chuyến đi vì tin rằng nguồn gốc của chủng tộc Aryan mà Đức Quốc xã cho là thượng đẳng có thể được tìm thấy ở Tây Tạng.
Không rõ tượng được phát hiện như thế nào nhưng nguyên nhân khiến nó được đưa về Đức là vì giữa bức tượng có khắc swastika, một biểu tượng xuất hiện trong nhiều nền văn hóa và tôn giáo khác nhau (trong đó có chữ "vạn" của Phật giáo và dấu thập ngoặc của Đức Quốc xã).
Sau đó, bức tượng trở thành tài sản của một bộ sưu tập cá nhân ở Munich và chỉ được cho phép nghiên cứu vào năm 2007 sau một cuộc đấu giá.
Theo 24h
Phát hiện ngôi làng cổ Eskimo dưới lớp băng tan ở Bắc Cực Những báo cáo gần đây cho thấy lớp băng bao phủ ở Bắc Cực đang tan và co lại xuống mức thấp kỷ lục. Hiện tượng băng tan ở Bắc Cực mang đến những nguy cơ rất rõ ràng, nhưng cũng chính nhờ đó một ngôi làng cổ của người Eskimo đã được phát hiện. Theo BBC, một ngôi làng Eskimo ước khoảng...