Bí ẩn tượng Thành Cát Tư Hãn giữa thảo nguyên Mông Cổ
Giữa thảo nguyên mênh mông của Mông Cổ xa xôi, một bức tượng hiên ngang, khắc họa danh nhân có sức ảnh hưởng sâu sắc đến nhân loại vào thế kỷ 13, Thành Cát Tư Hãn…
Thành Cát Tư Hãn trong tâm thức người dân Mông Cổ
Bức tượng khổng lồ mô phỏng người anh hùng dân tộc vĩ đại của người Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn. Công trình trở thành tượng người cưỡi ngựa lớn nhất hành tinh. Điều đó khiến nơi này trở thành điểm du lịch không thể bỏ qua khi tới Mông Cổ.
Vào thế kỷ 13, cả thế giới khiếp sợ trước đội quân thảo nguyên Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn trở thành thủ lĩnh tối cao của lực lượng hùng mạnh, tinh nhuệ nhất hành tinh. Người ta khi ấy nhớ đến sự tàn bạo, hủy diệt mà quân Mông Cổ để lại. Thậm chí, sử cũ còn ghi chép ” Nơi nào quân Mông Cổ đi qua, nơi ấy cỏ không thể mọc lại“. Thành Cát Tư Hãn chỉ huy chinh phạt nhiều nơi khiến hơn 40 triệu người thiệt mạng trên thế giới.
Thế nhưng, với người dân Mông Cổ, họ coi ông là người hùng dân tộc. Thành Cát Tư Hãn trở thành hình tượng vĩ đại, biểu tượng của nền văn hóa Mông Cổ. Thành Cát Tư Hãn thành lập đế quốc Mông Cổ, hồi sinh “con đường tơ lụa” huy hoàng. Ông đã hợp nhất các bộ tộc, củng cố vị thế của Mông Cổ trên bản đồ thế giới vào thế kỷ 13.
Hiện, ký ức gợi nhớ về Thành Cát Tư Hãn, người dân gọi là “Chinggis Khaan”. Cảng hàng không của Mông Cổ ở thủ đô Ulaanbaatar là Sân bay quốc tế Thành Cát Tư Hãn. Ngoài ra, nhiều trường Đại học, khách sạn cũng vinh dự mang tên Thành Cát Tư Hãn. Thậm chí, ông còn xuất hiện trên sản phẩm rượu, bánh kẹo và tiền tệ…
Bức tượng Thành Cát Tư Hãn khánh thành
Đặc biệt, năm 2008, một bức tượng khổng lồ khắc họa hình tượng Thành Cát Tư Hãn cưỡi ngựa dựng nên. Công trình đặt bên dòng sông Tuul ở Tsonjin Boldog, cách Ulaanbaatar hơn 50 km về hướng đông. Theo giai thoại kể lại, đây chính là nơi Thành Cát Tư Hãn tìm thấy cây roi vàng quý giá.
Video đang HOT
Tượng Thành Cát Tư Hãn cao 40 m, bọc bởi 250 tấn thép kháng gỉ. Tượng của ông đặt trên nóc tòa nhà cao 10 m, cùng 36 trụ lớn tượng trưng 36 vị quan. Bức tượng hướng về phía đông, biểu trưng cho tấm lòng dõi theo nơi sinh của người anh hùng này.
Khách du lịch Mông Cổ tham quan bên trong quần thể này ấn tượng bởi chiếc roi vàng huyền thoại. Ngoài ra, du khách có thể trải nghiệm các món ăn truyền thống như thịt ngựa, khoai tây Mông Cổ… Du khách có thể đi thang máy lắp đặt sau lưng ngựa. Người ta đã bố trí lối đi bộ tới phần đầu chú ngựa dũng mãnh để ngắm nhìn toàn cảnh thảo nguyên Mông Cổ.
Có khi nào bạn nhấc ba lô lên đường khám phá một nơi xa lạ vì một phút giây ngẫu hứng. Khi bạn chợt nhớ đến một ký ức, bài học lịch sử nào đó thời học sinh mà chẳng biết khi nào thành sự thật. Hãy tới Mông Cổ để nhận ra, mình may mắn biết nhường nào khi lang thang ở thảo nguyên bao la này…
Kinh đô bị lãng quên của Thành Cát Tư Hãn có gì đặc biệt?
Khoảng 800 năm trước, đế quốc Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn chinh phạt hầu như toàn bộ châu Á.
Thành Cát Tư Hãn với tầm nhìn chiến lược, đã chọn nơi để người Mông Cổ xây dựng kinh đô.
Người Mông Cổ xuất thân du mục, thường không định cư ở bất kì nơi nào quá lâu trên thảo nguyên. Các nghiên cứu lịch sử về đế quốc Mông Cổ chủ yếu do những quốc gia láng giềng ghi chép lại hoặc dựa vào những nơi đạo quân Mông Cổ từng chiếm đóng.
Đế quốc Mông Cổ hùng mạnh gần như "tàng hình" đối với khảo cổ học, vì gần như không để lại bất cứ dấu vết gì. Một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Antiquity, hé lộ về Karakorum, nơi Thành Cát Tư Hãn chọn xây dựng kinh đô.
Thành Cát Tư Hãn khi còn sống từng chọn nơi để người Mông Cổ xây dựng kinh đô đầu tiên.
Nhưng Karakorum không phát triển thành kinh đô theo cách bình thường, từ ngôi làng nhỏ, dần trở thành nơi tập trung đông dân cư.
Thay vào đó, người Mông Cổ "bê nguyên một kinh đô" đặt ở thảo nguyên, sử dụng làm nơi tiếp đón các sứ thần, thương nhân, thợ thủ công và lữ khách dọc theo Con đường Tơ lụa.
Theo giáo sư khảo cổ Jan Bemann đến từ Đại học Rhenish Friedrich Wilhelm University ở Đức, năm 1220, Thành Cát Tư Hãn chọn thung lũng sông Orkhon tiếp giáp với vùng đồng cỏ bằng phẳng làm nơi xây dựng kinh đô.
Thung lũng sông Orkhon là nơi Thành Cát Tư Hãn chọn để xây kinh đô đầu tiên.
Quá trình xây dựng bắt đầu ngay sau đó, tới 15 năm sau thì hoàn thiện, dưới thời Đại hãn Mông Kha.
Karakorum là thành phố duy nhất do người Mông cổ xây dựng, sử dụng nô lệ và các vật liệu thu thập từ bên ngoài, Bemmann giải thích.
"Người Mông Cổ bắt những người thợ tay nghề giỏi nhất ở Trung Á và đưa họ tới miền trung Mông Cổ để xây dựng kinh đô", Bemmann nói.
Kể từ khi hoàn thiện vào năm 1235, cứ hai lần trong năm, Đại hãn Mông Cổ tới ở tại kinh đô, mỗi lần không quá lâu.
Các nhà khảo cổ phát hiện, người Mông Cổ tham vọng biến Karakorum thành một kinh đô sầm uất, nhưng vẫn còn tới 40% diện tích đất trống nằm trong 4 bức tường thành kiên cố.
Bên cạnh đó, Karakorum chịu nhiều ảnh hưởng từ quá trình xây dựng đô thị của người Trung Quốc và các nền văn minh Trung Á, nhưng thành phố vẫn mang đặc trưng của người Mông Cổ.
"Cung điện của Đại hãn Mông Cổ được đặt ở phía nam, hướng tầm nhìn ra xa khỏi thành phố", Bemmann viết. "Ở Trung Hoa, cung điện của hoàng đế thường được xây ở trung tâm. Nhưng với người Mông Cổ, khu vực trung tâm là nơi an táng người chết".
Phác họa quy mô kinh đô đầu tiên của người Mông Cổ.
Các nhà nghiên cứu hiện chưa biết rõ tại sao thành phố lại còn nhiều khu đất trống đến vậy. Nhìn chung, Karakorum có mật độ dân số thấp. Khu đất trống có thể là nơi dựng lều trại của binh sĩ khi Đại hãn Mông Cổ quay về kinh đô.
"Các Đại hãn Mông Cổ thường chỉ ở lại Karakorum khoảng 10 ngày hoặc 2 tuần, đem theo hàng ngàn cận vệ và quân tinh nhuệ", Bemmann viết.
Cách bố trí đường sá và cấu trúc các tòa nhà thể hiện đặc trưng phong cách Mông Cổ, không phải lấy cảm hứng từ Trung Hoa.
Lý giải về việc Karakorum bị lãng quên, Bemmann nói nguyên nhân không phải do bị kẻ thù cướp phá.
Sau 4 đời Đại hãn Mông Cổ ở tại Karakorum, Khả hãn Hốt Tất Liệt thống nhất Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, đặt kinh đô mới ở Đại Đô (nay là Bắc Kinh).
Karakorum ở cách xa Đại Đô, không còn được người Mông Cổ tập trung xây dựng và phát triển. Năm 1586, một tu viện phật giáo được xây dựng ở Karakorum, trên vùng đất cung điện xưa.
Những khu vực xung quanh dần bị sa mạc và sinh vật hoang dã xâm lấn cho đến ngày nay.
Cẩm nang du lịch Phú Yên năm 2022 Phú Yên là một tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Vùng đất này ba mặt giáp núi cùng hệ thống sông, đầm, vịnh, hải đảo... phong phú. Du lịch Phú Yên mùa hè 2022 còn nhiều những thắng cảnh hoang sơ, đầy bí ẩn chờ khám phá Tháp Nhạn, thắng cảnh nổi tiểng ở Tp. Tuy Hòa, Phú Yên....