Bí ẩn thương vụ trăm tỷ trong nhà đại gia Việt
Gia đình nhiều ông chủ DN Việt đang tung tiền mua bán cổ phiếu một cách đầy bất ngờ. Các khoản tiền trăm tỷ qua lại giữa vợ – chồng, con cái là một sự bí ấn khiến giới đầu tư quan tâm.
Thương vụ khủng
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa thông báo bà Nguyễn Thị Kim Thanh, vợ của ông Đặng Thành Tâm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty cổ phần Phát triển đô thị Kinh Bắc (KBC) đăng ký bán 2 triệu, trong gần 12,3 triệu cổ phiếu đang nắm giữ.
Bà Thanh bán cổ phiếu KBC trong bối cảnh con gái bà và ông Tâm là Đặng Nguyễn Quỳnh Anh hồi tháng 3 vừa qua đã mua thành công 10 triệu cổ phiếu KBC.
Trên thực tế, đây mới chỉ là thông tin đăng ký và mục đích được lý giải là để kinh doanh. Tuy nhiên, nó cũng khiến nhiều NĐT phải băn khoăn bởi việc mua vào bán ra của các cổ đông nội bộ và những người liên quan là một trong những tiêu chí rất quan trọng để các NĐT đưa ra quyết định mua bán.
Cách đây chưa tới 1 năm, vợ ông Đặng Thành Tâm cũng đã bị phạt do công bố thông tin không đúng thời hạn kết quả bán 13 triệu cổ phiếu Navibank (NVB)
Trước đó, nhiều NĐT cũng không hiểu tại sao vợ chồng Chủ tịch Tập đoàn Hòa Sen (HSG) đã cùng nhau đăng ký thoái vốn cá nhân tại HSG với tổng cộng hơn 30 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 30% vốn của DN này.
Gia đình nhiều ông chủ DN Việt đang tung tiền mua bán cổ phiếu một cách đầy bất ngờ
Báo cáo cho thấy, cổ phiếu được chuyển sang các công ty do chính ông Vũ và vợ làm chủ tịch kiêm TGĐ và giao dịch thoái vốn nói trên được giải thích là để thuận tiện hơn trong quản lý tài sản cá nhân. Tuy nhiên, một số NĐT vẫn lo ngại không biết đằng sau sự chuyển dịch cổ phiếu này là gì?
Với Công ty cổ phần Đầu tư Alphanam (ALP), nhiều kế hoạch bất thường cũng đã được đưa ra như kế hoạch hủy niêm yết tự nguyện, kế hoạch con trai chủ tịch là Nguyễn Minh Nhật chào mua công khai 9,6 triệu cổ phiếu, trị giá khoảng 40 tỷ đồng.
Sự xuất hiện bất ngờ của á hậu Dương Trương Thiên Lý với tư cách là cổ đông nắm giữ gần 5% cổ phần của NamABank hồi đầu năm 2013 rồi sự xuất hiện của một cổ đông mới toanh là Rồng Thái Bình Dương (do ông Nguyễn Quốc Toàn làm chủ tịch) cũng khiến thị trường quan tâm đặc biệt.
Tại nhiều NH và DN khác, thỉnh thoảng giới đầu tư lại thấy xuất hiện một vài cổ đông lạ hoặc đến rồi đi một cách khá nhanh chóng và sau đó là những sự thay đổi lớn về mặt nhân sự cao cấp hoặc những thay đổi lớn liên quan đến M&A.
Video đang HOT
Điều bí mật trong nhà đại gia?
Giống như HSG, hiện tượng chuyển cổ phiếu cá nhân và người thân về DN tư nhân thuộc sở hữu của chính mình đã có từ lâu.
Trước đó, ông Trần Lệ Nguyên đã chuyển cổ phiếu về Công ty TNHH Một thành viên PPK do ông Chủ tịch KDC sở hữu 100% vốn; người nhà của ông Đặng Văn Thành Sacombank (STB) chuyển cổ phiếu về Thành Thành Công; ông Nguyễn Duy Hưng chuyển cổ phiếu SSI về Công ty TNHH MTV Nguyễn Duy Hưng…
Việc này không chỉ giúp cho các đại gia thuận tiện hơn trong quản lý tài sản cá nhân mà còn giúp họ hưởng lợi từ thuế thu nhập (do có thể được khấu trừ chi phí tính thuế rộng rãi hơn). Bên cạnh đó, sự chuyển dịch này giúp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư của các doanh nhân này, từ trách nhiệm vô hạn trở về hữu hạn; và giúp giảm những ảnh hưởng xấu tới hình ảnh DN trong quá trình đầu tư tài chính…
Tuy nhiên, cũng có không ít các chuyển động lòng vòng của cổ phiếu của các cổ đông nội bộ khiến giới đầu tư như bị chìm trong hỏa mù, không biết các ông chủ lèo lái DN đang tin hay không tin vào DN của chính mình.
Sáng 18/4, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư của mình, diễn giả Adam Khoo – NĐT nổi tiếng, diễn giả hàng đầu trong lĩnh vực tài chính, giáo dục của Singapore cho rằng, không nên coi đầu tư chứng khoán như một canh bạc.
“Đầu tư chứng khoán phải có nghiên cứu kỹ, dựa trên cả phân tích kỹ thuật và cơ bản. Một trong những điều kiện lựa chọn cổ phiếu để đầu tư là “có nội gián đang mua vào”, tức là các cổ đông nội bộ, các thành viên trong HĐQT, ban lãnh đạo… mua vào.
Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi “Ông nghĩ sao về TTCK Việt Nam”, ông Adam Khoo cho rằng thị trường mới nổi này có triển vọng dài hạn rất tốt nhờ dân cư tăng nhanh và lạm phát nhưng NĐT phải học cách chọn DN tốt để mua. Đó là DN phải có quản trị tốt, lãnh đạo phải là người chân thật. Đó phải là DN bán sản phẩm và dịch vụ mà nhiều người đang dùng.
Việc chọn lựa các cổ phiếu, DN tốt xem ra khá khó khăn bởi độ minh bạch còn khá thấp, công bố thông tin còn sai phạm nhiều. Không những thế, không ít ông chủ thực sự của DN còn tìm cách tung hỏa mù gây khó khăn cho NĐT.
Nhiều DN thích thì lên sàn, không thích lại rút. Nhiều DN chậm chạp trong công bố các bản báo cáo tài chính. Lãnh đạo thậm chí mua bán kém minh bạch.
Chuyện DN trên TTCK, hôm nay công bố lãi, mai công bố lãi ít hơn nhiều, thậm chí lỗ; hoặc năm nay công bố lỗ nhưng vài năm sau hồi tố thành lãi để tránh hủy niêm yết; hoặc chênh lệch giữa trước và sau kiểm toán ở mức lớn… đang quá nhiều thì những thương vụ như trên có lẽ càng khiến cho nhà đầu tư thêm rối.
Theo Mạnh Hà
VEF
Phu nhân kín tiếng của các tỷ phú Việt
Đằng sau thành công của các đại gia nghìn tỉ, là sự hiện diện của những người vợ, người mẹ vô cùng xinh đẹp và giỏi giang. Với những đặc điểm nổi bật thuộc dòng "vượng phu ích tử", có thể nói họ đã góp phần lớn tạo dựng và giữ gìn quyền lực cũng như tài sản của chồng.
Bà Huỳnh Bích Ngọc - vợ đại gia Đặng Văn Thành
Ông Đặng Văn Thành sinh năm 1960, gốc Hoa, tốt nghiệp cử nhân quản trị kinh doanh rồi khởi nghiệp với cở sở sản xuất cồn, CO2 và mật rỉ đường từ cuối thập niên 1980. Vợ ông, bà Huỳnh Bích Ngọc kém chồng 2 tuổi, lúc bấy giờ làm thủ quỹ và lo việc tề gia nội trợ. 11 năm sau, ông Thành dấn thân sang lĩnh vực tài chính, giữ vị trí Chủ nhiệm HTX tín dụng Thành Công, sau được cải tổ thành Ngân hàng Sacombank. Cũng từ đó, bà Ngọc thay chồng quản lý cơ sở kinh doanh cồn - tiền thân của Thành Thành Công sau này.
Bà Ngọc đi lên từ kinh doanh hàng nông sản ở Tây Ninh rồi được coi như nữ hoàng của ngành mía đường khi quản lý, điều hành những doanh nghiệp đường quy mô lớn.
Bận rộn thương trường nhưng vợ chồng doanh nhân này luôn chăm lo cho gia đình riêng. Để giữ lửa trong nhà, nguyên tắc của ông Thành là làm gì cũng phải duy trì bữa cơm gia đình, nhất là buổi trưa, vợ chồng con cái phải tụ họp ăn cùng nhau. Còn bà Ngọc quan niệm dù thành công đến đâu, giữ vị trí gì trong xã hội nhưng về nhà, vợ bao giờ cũng "thấp" hơn chồng một bậc.
"Chuyện tình của chúng tôi như một câu chuyện cổ tích giữa người đẹp với anh chàng vừa nghèo vừa xấu trai", Đặng Thành Tâm tự nhận mình như thế ở thời điểm 20 năm về trước.
Bà Kim Thanh - vợ ông Đặng Thành Tâm
"Một trong những thành công lớn nhất trong cuộc đời tôi là yêu và lấy được Kim Thanh. Chúng tôi đã có sáu năm yêu nhau rồi mới tiến tới hôn nhân. Tôi đi suốt, không chăm sóc được con cái, mọi việc điều giao phó cho vợ", ông Đặng Thành Tâm từng chia sẻ.
Ông kể lại, năm 2007, số vốn một triệu USD của ông và chị gái Đặng Thị Hoàng Yến chỉ đủ chi đền bù giải tỏa cho dự án Khu công nghiệp Tân Tạo. Gặp đúng thời kỳ khủng hoảng tài chính thế giới, công ty hoạt động ba tháng là hết tiền trả lương. Lúc đó, bà Kim Thanh đã phải vay tiền người chị gái. Hai tháng đầu, bà vay được mỗi tháng 10.000 USD, đưa chồng trả lương cho nhân viên, đến tháng thứ ba, chỉ còn 5.000 USD, những người quản lý công ty đã tình nguyện chỉ lấy một nữa lương. May sao liền sau đó, một loạt doanh nghiệp người Hoa đã quyết định vào Khu công nghiệp Tân Tạo, nguy cơ phá sản mới hết!
Sau này bà Thanh mới thổ lộ, tháng thứ ba bà vẫn vay được 10.000 USD, nhưng không dám đưa hết cho chồng, bà tính nếu lỡ chồng phá sản thì còn có cái mà xoay xở cho gia đình.
Bà Thủy Tiên - vợ doanh nhân Jonathan Hạnh Nguyễn
Nữ doanh nhân Lê Hồng Thủy Tiên là vợ sau của doanh nhân Johnathan Hạnh Nguyễn, mẹ kế của chồng Tăng Thanh Hà, Louis Nguyễn. Bà không chỉ rất tài năng mà còn rất quyền lực. Hiện bà đang quản lý 25 công ty gắn liền với các thương hiệu thời trang cao cấp. Sau khi lập gia đình, bà rút lui khỏi màn ảnh và trở thành tổng giám đốc Tập đoàn IPP.
Tập đoàn IPP hiện là nhà phân phối độc quyền cho các thương hiệu hạng sang như Burberry, Ferragamo và Rolex và nhiều thương hiệu cao cấp khác. "Tham vọng của tôi là đạt tới mục tiêu doanh thu 1 tỷ USD. Tôi đã sắp đạt được tới đích", bà nói một cách tự tin.
Bà Nguyễn Phương Hằng - vợ đại gia Huỳnh Uy Dũng
Bà Nguyễn Phương Hằng là vợ 2 của "đại gia nghìn tỉ" Huỳnh Uy Dũng - ông chủ khu du lịch Đại Nam, là mẹ của cậu quý tử vừa được cha trao trọn khối tài sản trong ngày sinh nhật 1 tuổi.
"Phải nói tôi vô cùng may mắn đã tìm thấy một tri kỷ, tri âm, một người rất thông minh và bản lĩnh, chính là vợ tôi hiện nay (Nguyễn Phương Hằng), đã sát cánh cùng tôi trong những lúc khốn cùng nhất của cuộc đời", ông Dũng từng chia sẻ về vợ mình.
Trước khi về làm vợ ông Dũng, bà Hằng (tên cũ là Nguyễn Thị Thanh Tuyền, Việt kiều Canada) là vợ của ông Trần Văn Thìn. Hai người đã đăng ký kết hôn tháng 10/2006 và có một con gái chung. Tuy nhiên ngày 10/1/2008 TAND Q.Tân Bình có quyết định công nhận sự thuận tình ly hôn giữa ông Thìn và bà Tuyền, giao bà Tuyền được trực tiếp nuôi con chung, về tài sản chung hai bên tự thỏa thuận.
Năm 2010, bà Tuyền (lúc này đổi tên thành Nguyễn Phương Hằng) được ông Huỳnh Uy Dũng cưới về làm vợ. Từ đó, bà Tuyền bắt đầu tranh chấp tài sản với ông Thìn. Bà cũng chính là người đứng ra tố cáo chồng cũ vu khống, xúc phạm danh dự và nhân phẩm của bà và ông Huỳnh Uy Dũng.
Bà Hằng được biết đến là một doanh nhân giỏi trên thương trường. Bà tự nhận mình may mắn chưa từng gặp thất bại trong kinh doanh. Với bà, ông Huỳnh Uy Dũng là một một đấng trượng phu, một nửa của bà, một người tri kỷ mà bà khẳng định chỉ có cái chết mới chia lìa.
Mai Mai - vợ đại gia Lê Ân
Cô gái trẻ Mai Mai chỉ mới 20 tuổi khi kết hôn với lão doanh nhân Lê Ân. Tâm sự về người vợ trẻ của mình, lão đại gia Lê Ân cho biết: "Nhiều người không hiểu, xì xầm tôi thì hám sắc, còn Mai Mai hám tiền mới chịu lấy tôi... Chỉ người trong cuộc mới hiểu thôi. Chúng tôi đang rất hạnh phúc"
Vị đại gia cho biết thêm, Mai Mai trẻ người nhưng rất chu đáo, biết chăm sóc cho chồng và cũng rất đảm đang. Cô thay ông gánh vác công việc quản lý khu du lịch Chí Linh, được nhân viên cũng như bạn bè ông yêu quý và nể phục. Nhiều khi công việc gặp rắc rối cô là người nhẹ nhàng góp ý giúp ông giải quyết mọi chuyện.
"Có khi vợ thức đến sáng để giúp tôi soạn thảo giấy tờ, tài liệu nọ kia. Thấy vợ vất vả quá, tôi bảo nghỉ ngơi nhưng cô ấy không chịu. Vợ tôi bảo cô ấy còn trẻ, tôi thì không còn nhiều thời gian nên sẽ có gắng giúp tôi làm hết những việc gì có thể. Vui vì có người vợ tâm đầu ý hợp tôi như trẻ thêm được mấy tuổi, tăng liền mấy ký", ông Ân không giấu được niềm vui.
Theo Người Đưa Tin
Số phận những Rolls-Royce đình đám của đại gia Việt Số phận của nhiều chiếc Rolls-Royce đình đám ở Việt Nam cũng chịu không ít long đong. Chiếc Rolls Royce của bà Dương Thị Bạch Diệp Theo thống kê, hiện đã có trên 100 chiếc Rolls-Royce lăn bánh ở Việt Nam. Song nói đến dòng xe siêu sang xuất xứ từ Anh quốc này, người ta không thể không nhắc đến chiếc Phantom...