Bí ẩn: Thực hư chyện quái vật hồ Storsjoe
Câu chuyện về con ‘quái vật’ hồ Storsjoe có từ khoảng 400 năm trước nhưng đến nay Storsjôodjuret được nhắc đến nhiều hơn.
‘Sự việc xảy ra được hơn 50 năm rồi, bây giờ đã bước sang tuổi 71, nhưng tôi không bao giờ quên cảnh tượng ngày hôm đó.
Tôi cùng chị gái Karin định xuống hồ Storsjoe giặt vài thứ. Khi đang ở ven bờ chợt thấy một cái gì đó hình chiếc xuồng ngoi lên mặt nước, lao vun vút.
Tôi thét lên, gọi chị Karin tới cùng xem. Lúc đó ‘chiếc xuồng’ cũng ở khoảng cách đủ để chúng tôi phát hiện ra rằng nó bị lộn úp và rẽ nước phi đến gần hơn.
Một bức tranh vẽ con ‘quái vật’ hồ Storsjoe
Hai chị em tôi thảng thốt nhận ra đó là một con quái vật. Chị Karin chạy đi nhặt vài hòn đá, quay lại hét lên: ‘Lại đây, con quái vật xấu xí kia. Tao sẽ cho mày biết tay’.
Chị vung tay, hòn đá rơi xuống ngay cạnh con quái vật. Dường như, nó tức giận, đôi mắt nó mở to, trợn tròn, rồi bơi nhanh về phía tôi.
Không hiểu sao lúc đó tôi lại nhảy được lên bờ nhanh đến thế, thoắt cái đã chót vót ở trên một cái cây cạnh hồ.
Con quái vật cứ ở đó trông chừng trong khoảng 4 giờ bất chấp chị Karin ra sức dùng đá ném.
Tôi cũng không biết sẽ xảy ra điều gì nếu nó leo lên bờ. Nhưng may mắn thay, cuối cùng, con quái vật cũng bỏ đi, mất dạng trong làn nước xanh.
Nó trông thật kinh khủng với chiều dài khoảng 3m, da xám như da voi, đầu có vòi, lưng rộng mọc mấy bướu, miệng rộng ngoác, cái lưỡi đỏ lòm liên tục thụt ra thụt vào.
Tôi đoán chắc nó phải có một cái đuôi thật to và khỏe thì mới có thể bơi nhanh đến vậy’.
Chiếc bẫy lớn dùng để bắt con quái vật’ ở thế kỳ 19
Câu chuyện trên được bà Anna Ralm kể lại, sau đó đăng trên tờ Jamtland của Thụy Điển số ra ngày 12/8/1947.
Video đang HOT
Bà Anna chỉ là một trong hơn 200 người từng chứng kiến sự xuất hiện của con ‘quái vật’ hồ Storsjoe hay còn gọi là Storsjôodjuret.
Danh sách những người có cơ may nhìn tận mắt con ‘quái vật’ hồ Storsjoe gồm: Billsta, Hacks (năm 1863), Digerns (năm 1920), Myrviken (năm 1931), Sandviken (năm 1994)…
Những cuốn sách viết về ‘quái vật’ hồ Storsjoe
Đặc biệt, vào tối 28/8/2008, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã có hình ảnh được cho là của ‘quái vật’ hồ Storsjoe.
Trong số 6 chiếc camera đặt quanh hồ Storsjoe và 2 chiếc đặt dưới nước đã ghi lại được sự chuyển động của một vật thể sống khổng lồ dưới làn nước vào lúc giữa đêm.
Ông Gunnar Nilsson, Trưởng nhóm nghiên cứu Svenstavik, gồm các tình nguyện viên tỉnh Jaemtland (Thụy Điển), và chính quyền thành phố Berg đã tìm hiểu về các hiện tượng huyền bí tại hồ Storsjoe.
Để làm sáng tỏ bí ẩn về con ‘quái vật’ hồ Storsjoe, nhóm nghiên cứu Svenstavik đã xây dựng một dự án giá trị hơn 62.000 USD nhằm nhanh chóng lắp thêm 20 camera nữa.
Trong đó có một chiếc đặt ở độ sâu 30m nhằm nắm bắt được mọi cử động của các sinh vật sống dưới vùng nước hồ Storsjoe cả vào mùa đông.
Tuy chưa xác định rõ ‘quái vật’ hồ Storsjoe thuộc loại gì động vật gì nhưng từ lời kể của những người từng nhìn thấy, có thể hình dung Storsjôodjuret như sau:
Mình dài, thân hình giống rắn, đầu có hình dạng giống đầu mèo hoặc đầu chó, tai gắn liền với cổ.
Đối với người dân sống quanh hồ Storsjoe, Storsjôodjuret đã mang lại cho họ không ít nguồn lợi từ du lịch.
Để thu hút du khách ưa thích sự hiếu kỳ, ham khám phá, người dân ở đây còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm về Storsjôodjuret và làm những đồ vật lưu niệm hình ‘quái vật’ này.
Nhờ vậy, ‘quái vật’ hồ Storsjoe cũng đã xuất hiện trên không ít ấn phẩm thu hút được sự quan tâm chú ý của rất nhiều độc giả.
Theo Datviet
Bí ẩn: Thực hư Phật Bà Lồi linh thiêng ở Huế
Tại gò đất bên cạnh thôn Tư, sau một đêm mưa gió đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất...
Phạm vi vùng đất 'nổi' nơi dân làng đến tránh lũ
Chùa Bà Lồi có tên chữ là Ưu Đàm, tọa lạc tại gò 'đất nổi' thuộc thôn Tư, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Theo dân làng kể lại thì vào khoảng thế kỷ 16, chúa Nguyễn vào Nam lập nghiệp để bình định và vỗ an dân chúng.
Khi đó, hầu hết các làng xã xây chùa dựng tượng để con dân sinh hoạt tín ngưỡng, chùa Ưu Đàm cũng ra đời trong thời điểm này.
Trước đây, chùa Ưu Đàm không nằm tại thôn Tư mà là ở thôn Chùa, cách nền đất hiện tại gần 2km theo hướng Đông Nam.
Chuyện dời chùa một cách đột ngột và ly kỳ này cũng bởi sự xuất hiện của Phật Bà Lồi tại gò đất nổi.
Dân làng vẫn truyền tai nhau rằng, tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống.
Nhưng sau một đêm mưa gió, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, xung quanh là các phù điêu và tiểu thực khí tạc bằng đá xếp cạnh.
Nhận thấy đây là vùng đất linh thiêng nên các bô lão trong làng quyết định dời chùa về thánh địa này. Ngôi chùa được dời về bên cánh tả của tượng Bà.
Tượng Phật Bà Lồi
Ông Nguyễn Khoa Bạch (75 tuổi, thôn Bàu, xã Ưu Điềm) cho hay, trong làng chẳng ai biết thánh địa Bà Lồi không bị ngập nước chỉ đến khi có một người chăn vịt vô tình phát hiện.
Người đàn ông này ở làng Vĩnh An, do chăn đồng xa nên khi lũ ùa về, ông trở tay không kịp liền đưa số vịt ít ỏi về nhà mới phát hiện được sự tình.
Ông ta kể với dân làng rằng, do không quen địa thế nên đi lạc vào địa phận chùa, đợi khi nào nước hạ, mưa dứt rồi trở về nhà.
Sợ kinh động nơi linh thiêng nên ông neo ghe vịt vào một gốc cây lớn còn mình thì vào nằm tạm trong miếu Bà.
Đến sáng hôm sau, khi quay trở ra xem đàn vịt như thế nào thì thấy ghe đã lật úp, tiếc của nên ông mò mẫm lội ra hòng vực lại được.
Mới đi có vài bước thì ông bị hụt chân, rớt thẳng xuống dòng nước sâu, quá hoảng loạn nên bơi lại vào bờ.
Nhưng khi dòng nước chảy đến nơi ông đang đứng đều rẽ sang hai bên, chứ không nhấn chìm và đánh tan những vật cản như bình thường.
Sau lời kể đó, dân làng đã đến đây kiểm chứng và kỳ lạ thay, hơn 500m2 đất quanh khu vực Phật Bà Lồi ngự trị chưa bao giờ ngập nước, mọi thứ vẫn khô ráo dù mưa gió bão bùng.
Niềm tin vào sự linh thiêng nữa được khẳng định sau câu chuyện tượng Bà bị các đạo tặc đánh cắp.
Sau giải phóng, tượng Bà được dân làng sơn son thếp vàng và khoác áo cà sa để thể hiện lòng thành kính.
Năm 1980, những 'đạo tặc' thiếu kiến thức tưởng tượng Bà bằng vàng thật nên nảy sinh ý định trộm cắp.
Trong vụ xử kín, các tên trộm khai rằng lúc đầu muốn bưng cả bức tượng đi nhưng nhấc không được nên mới nghĩ đến việc cưa tay, cưa đầu.
Càng đi chúng càng thấy nặng, dù chỉ mang theo một tảng đá nhỏ nhưng không lê nổi bước chân, sợ quá nên bọn trộm bỏ của chạy lấy người hòng thoát nạn.
Mấy ngày sau, lũ trộm cũng tự tìm đến để nhận tội và xin Bà tha thứ sau khi dân làng tìm thấy tượng Phật Bà và đưa về chùa.
Được biết, khu thánh địa này rộng hơn 2.000m2, bằng một sức mạnh kỳ bí nào đó nên dù tồn tại hàng ngàn năm mà nơi đây vẫn giữ nguyên được hiện trạng cũ.
Ông Đoàn Văn Đính, trưởng thôn Tư, cho biết: 'Qua 3 trận lũ thế kỷ vào năm 1971, 1983 và 1999, nước vẫn không vào được, còn nguyên 3 bậc cấp bước vào chùa.
Các nhà khoa học kết luận dưới gò đất có hệ thống rãnh thoát nước được hình thành một cách tự nhiên. Mỗi khi lũ tràn đến thì thoát qua bằng đường này'.
Mặc dù vậy, những chuyện linh thiêng vẫn không có lời giải đáp và chưa được kiểm chứng, khiến câu chuyện ly kỳ về miếu Bà vẫn lưu truyền trong dân gian.
Theo Datviet
Thực hư nước hoa 'ngửi là trao thân' Giới trẻ gần đây bàn tán nhiều về một số loại nước hoa nhập khẩu có nhãn hiệu Rush, Quick, Red Strength, Popper... và một số loại khác ghi tiếng Trung Quốc, được cho là có tác dụng kích thích ham muốn tình dục. Không chỉ một số bạn trai muốn thử dùng để có cảm giác "nhiều hơn, lâu hơn" mà một...