Bí ẩn thiên nga trắng Tu -160: Sát thủ tiêu diệt IS
Trong hệ thống các loại máy bay chiến đấu của Nga tham gia chiến dịch không kích tại Syria thì Tupolev Tu -160 Blackjack được nhận diện là máy bay chiến lược siêu âm tầm xa lần đầu tiên xuất hiện.
Trong quá khứ, Tu -160 từng là biểu tượng cho sức mạnh quân đội Nga thời chiến tranh lạnh (1947 – 1991), còn hiện nay, chiến đấu cơ này được ví như sát thủ nhằm tiêu diệt Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS.
Khắc tinh máy bay tàng hình Mỹ trong chiến tranh lạnh
Theo National Interest (Mỹ), Tu – 160 được Quân đội Nga đặt cho biệt danh là “White Swan” – Thiên nga trắng. Biệt danh này xuất phát từ lớp sơn chống phản xạ ánh sáng bên ngoài và thiết kế thanh mảnh của nó. Tuy xuất hiện từ chiến tranh lạnh, nhưng hiện nay chiến đấu cơ này vẫn là máy bay ném bom chiến lược tầm xa tiên tiến nhất hiện nay của không quân Nga.
Nga đang lên kế hoạch khởi động tái sản xuất hơn 50 chiếc Tu-160 phiên bản mới. Đồng thời, Nga cũng tiến hành thiết kế loại máy bay ném bom tàng hình PAK-FA. Thứ trưởng bộ Quốc phòng Nga Yurri Borisov cho biết: “Trong kế hoạch, Chính phủ Nga sẽ tiến hành đầu tư kinh phí lớn cho việc sản xuất hàng loạt những máy bay Tu -160 phiên bản mới.
Dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2023″. Chuyên gia quân sự Mỹ Dave Majumdar nhận định, mặc dù hiện tại trong hệ thống vũ khí Nga các loại máy bay siêu thanh này đang được phát triển với một vai trò khác nhưng trong chiến tranh lạnh, Tu-160 là loại máy bay ném bom chiến lược được phát triển nhằm mục đích ném bom nhiệt hạch xuống nước Mỹ.
Nga với quyết tâm diệt tận gốc IS khi đưa Tu-160 tham chiến tại Syria.
Đó như một cách đáp trả của Nga với máy bay tàng hình B-2 Spirit của Mỹ. Xét về nguyên lý, cả hai loại chiến đấu cơ hiện đại này được thiết kế trên nền tảng tác chiến hoàn toàn khác biệt.
Máy bay B-2 được thiết kế để tận dụng khả năng tàng hình, thâm nhập sâu vào trong không phận của địch để không kích. Trong khi Tu- 160 được chế tạo để phóng tên lửa hành trình tốc độ cao từ khoảng cách xa. Nhìn chung, B- 2 có ưu thế về khả năng tàng hình còn Tu-160 dựa vào sự kết hợp của tốc độ và tầm xa các tên lửa hành trình để hủy diệt mục tiêu đối phương.
Video đang HOT
Thiết kế của hai chiến đấu cơ này cơ bản khác nhau để phát huy điểm mạnh của mỗi loại. Nếu để đảm bảo tốt khả năng tàng hình, B-2 phải sở hữu một bộ khung độc, nhưng vũ khí của chúng có thể đơn giản hơn.
Tu- 160 thì ngược lại, thiết kế của Thiên nga trắng phải thực hiện được nhiệm vụ mang tên lửa hành trình tối tân và xuyên thủng các lớp lá chắn của đối phương, nên phần khung có thể được giảm nhẹ.
Dù sao, cả hai vũ khí này đều rất hiệu quả để thực hiện các đòn tấn công bằng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí thông thường vào kẻ thù. Trong video mới được bộ Quốc phòng Nga công bố cuối tháng 12/2015, Thiên nga trắng Tu-160 đã phóng các tên lửa hành trình tàng hình mới Kh- 101 vào các mục tiêu ở Syria.
Theo đó, thiết kế mới của Tu – 160 đã được cải tiến. Thông tin về những cải tiến của phiên bản mới Tu-160, Vladimir Mikheev, chuyên viên viện Công nghệ Vô tuyến Điện tử Nga, cho biết: “Sẽ không còn gì sót lại của phiên bản Tu-160 trước đây trừ bộ khung.
Nhiều thiết bị tiên tiến hơn sẽ được lắp đặt vào phiên bản mới”. Cũng theo thông tin từ trạm thiết kế các chiến đấu cơ, máy bay ném bom Tu-160 được thiết kế lần đầu vào đầu những năm 1970, ngay trước khi Mỹ bắt đầu phát triển máy bay B-2.
Thiết kế sơ bộ của chiếc máy bay đã đi vào thử nghiệm vào tháng 10/1981. Năm 1984, tập đoàn sản xuất máy bay Tupolev trang bị 19 chiếc Tu-160 cho Trung đoàn ném bom hạng nặng đóng quân tại Pryluky, Ukraine.
Về sau khi Liên Xô sụp đổ, những nước thuộc Liên Xô cũ bán lại cho Nga 8 chiếc Tu -160 vào năm 1999. Mỗi chiếc Tu-160 đều được đặt theo tên của một nhân vật có ảnh hưởng trong ngành hàng không Nga, như Tư lệnh Không quân Chiến lược Liên Xô Vasily Reshetnikov hay tổng công trình sư thiết kế động cơ NK-321 Nikolai Kuznetsov. Hiện nay chỉ có Nga là nước duy nhất sở hữu Tu-160 sau khi đã nâng cấp hệ thống vũ khí và điện tử mới.
Mối đe dọa hàng đầu đối với IS
Việc Nga đưa Tu-160 vào tham chiến tại Syria đồng nghĩa với việc khẳng định quyết tâm của nước này trong cuộc chiến chống IS. Với khả năng mang số lượng lớn vũ khí, Tu-160 có đủ khả năng thiết lập các cuộc không kích quy mô lớn vào các mục tiêu IS trên lãnh thổ Syria.
Truyền thông Nga liên tục cập nhật thông tin, hình ảnh về những chiếc Tu -160 ném bom vào các tòa nhà bị IS chiếm đóng. Chiến đấu cơ này được coi là máy bay chiến lược mạnh nhất của quân đội Nga hiện nay.
Thiên nga trắng được trang bị động cơ 4 tuabin có sức đẩy “khủng”, tạo cho Tu – 160 có thể đạt tốc độ tối đa 2.200km/h. Tu – 160 nổi bật với khả năng nhanh chóng xuất phát và sử dụng tên lửa hành trình trước khi đối phương kịp phản ứng.
Các phi công của không quân và hải quân Mỹ cho rằng việc đánh chặn một mục tiêu bay cao và nhanh ở vận tốc 2.000km/h là cực kỳ khó khăn, ngay cả với những tiêm kích chuyên đánh chặn như F-15C Eagle, nhưng Tu -160 đã làm điều này hết sức dễ dàng.
Theo National Interest, trong quá trình hoạt động quân sự ở Syria, máy bay Tu-160 của Nga đã sử dụng tên lửa hành trình thế hệ mới nhất là X-101, trước đây chưa xuất hiện trong các cuộc không kích của Nga.
Sự ra đời của loại vũ khí tầm xa tới gần 10.000km này, cùng với việc bay liên tục trong 15 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu đã khiến Tu-160 trở thành đối thủ đáng gờm đối với các chiến đấu cơ trên thế giới.
Sức mạnh của Tu-160 còn được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang tới 12 tên lửa hành trình chiến lược, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, cùng với các loại bom hạt nhân, bom thông thường…, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn.
Không những thế, dù Tu-160 được thiết kế không phải là một chiếc máy bay tàng hình nhưng so với các chiến đấu cơ thông thường nó vẫn làm giảm khả năng bị radar và hệ thống hồng ngoại phát hiện.
Các nguồn tin Nga tuyên bố rằng, Thiên nga trắng có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ hơn chiếc B-1B Mỹ, nhưng điều này chưa từng được kiểm định. Trong quá khứ, tướng Igor Khvorov từng tuyên bố: “Tu- 160 có khả năng xâm nhập bầu trời Bắc Mỹ mà không bị phát hiện”, sau đó một cuộc điều tra của NATO đã được tổ chức để làm sáng tỏ.
Nhiều nhà phân tích quân sự cho rằng nhận định này có lẽ không đúng bởi vì chiếc Tu-160 có cửa hút khí và diện tích cánh lớn hơn nên khó có thể “qua mặt” được B-1B của Mỹ. Hiện nay quân đội Nga đang triển khai 16 chiếc Tu -160 tham chiến tại Syria.
Gần đây nhất, hình ảnh các chiến đấu cơ Tu – 160 mang tên lửa hành trình Kh- 555, tầm bắn 2.000-3.500km/h với bán kính mục tiêu là 30m đã khiến liên quân các nước chống IS nể phục. Với tốc độ tương đương tiêm kích, khả năng mang vũ khí hơn hẳn B -2 của Mỹ, Tu -160 thực sự là cơn ác mộng với IS.
TheoĐSPL
Theo_Giáo dục thời đại
Robot "sát thủ" chống tăng của Nga
Robot Uran-9 này có thể phát hiện và tiêu diệt mục tiêu của đối phương, bao gồm cả xe tăng và xe bọc thép...
Robot "Sát thủ" chống tăng Uran-9 của Nga
Tại triển lãm quân sự "Patriot" Nga đã giới thiệu một loạt dự án robot mới, trong đó có "sát thủ" chống tăng Uran-9. Những robot này có thể thực hiện công việc trinh sát, vận chuyển hàng hóa, điều chỉnh hỏa lực pháo binh và thậm chí có khả năng tấn công kẻ thù với việc tích hợp thêm modul vũ khí phóng lựu.
Hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn lời đại diện ngành công nghiệp quốc phòng cho biết, robot sử dụng cho lực lượng pháo binh có khả năng quan sát điều chỉnh hỏa lực và xác định tọa độ cứ điểm theo các tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh GLONASS/GPS.
Loại robot này còn có thể phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu của đối phương, bao gồm cả xe tăng và xe bọc thép, với sự tích hợp của các loại vũ khí tên lửa thông thường.
Nguồn: RIA Novosti
Theobaogiaothong
Theo_Giáo dục thời đại
Khám phá "sát thủ săn ngầm" S-3B vừa nghỉ hưu của Mỹ Máy bay săn ngầm S-3B từng là cánh tay đắc lực của biên đội tàu sân bay Mỹ, đảm nhiệm vai trò phát hiện và tiêu diệt mọi tàu ngầm đối phương. Máy bay săn ngầm S-3B từng là "cánh tay đắc lực" của biên đội tàu sân bay Mỹ, đảm nhiệm vai trò phát hiện và tiêu diệt mọi tàu ngầm đối...