Bí ẩn thị trấn ‘dưới lòng đất’ ở Australia
Thị trấn nhỏ ở miền Nam Australia trở nên vô cùng đặc biệt khi các cư dân ở đó đều sống, sinh hoạt bên dưới mặt đất.
Thị trấn Coober Pedy dưới lòng đất ở Australia
Nằm cách Adelaide 850 km về phía bắc trên đường cao tốc Stuart, thị trấn Coober Pedy khiến bất cứ ai đến lần đầu cũng đều kinh ngạc.
Nhìn bề ngoài, thị trấn trông khá vắng vẻ, ít bóng người, tựa như một thị trấn bỏ hoang đã lâu. Một vùng đất rộng lớn không có cây cối ở bên rùa dãy Stuart với một vài ngôi nhà thưa thớt, vài nhà trọ, nhà hàng, đồn cảnh sát, trường học, bệnh viện.
Tuy nhiên, thực tế đó chỉ là một phần nửa thị trấn. Nửa còn lại người dân địa phương đều sống, sinh hoạt ở bên dưới mặt đất. Nơi có những hang động, đường hầm rộng lớn nơi cư dân thị trấn xây dựng nhà cửa, khách sạn, nhà hàng, quán bar, nhà thờ …
Biển cảnh báo xuất hiện ở nhiều vị trí của thị trấn
Coober Pedy được thành lập vào năm 1915, khi nam thiếu niên 14 tuổi phát hiện ra trữ lượng lớn opal hay còn gọi là ngọc mắt mèo trong chuyến đi tìm vàng cùng nhóm tìm kiếm của cha mình. Trong vòng vài năm sau đó, hàng trăm người đổ xô đến đây khai thác, tìm kiếm và phát hiện ra cuộc sống trên mặt đất khá khó khăn.
Mùa hè, nhiệt độ thường vượt quá 40 độ C, độ ấm hiếm khi vượt quá 20 % và bầu trời thường không có mây.
Để chạy trốn khỏi nhiệt độ như thiêu như đốt tại đây, người dân địa phương bắt đầu sống dưới lòng đất. Những ngôi nhà đầu tiên ở Coober Pedy được xây dựng trong những cái hố mà người đi đào opal để lại.
Ngôi nhà bên dưới lòng đất ở Coober Pedy
Căn nhà đầy đủ tiện nghi ở Coober Pedy
Một cửa hàng sách bên dưới lòng đất
Sau này, người ta xây dựng nhiều hơn những ngôi nhà hiện đại, nằm sâu dưới đất có tiện nghi đầy đủ bao gồm phòng khách, nhà bếp, tủ quần áo, quầy bar, đường hầm. Các phòng được thiết kế khéo léo để giữ nhiệt độ thích hợp.
Du khách đến thị trấn Coober Pedy đều không khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm khối hình trụ nhô lên mặt đất. Đó là những ống thông khói và trục thông gió của căn nhà dưới lòng đất. Vật liệu chính bên trong các ngôi nhà ở Coober Pedy là đá sa thạch có màu sắc tuyệt đẹp mang lại vẻ ấm áp, sang trọng đồng thời đem lại sự vững chắc cho ngôi nhà.
Ở nhiều vị trí khắp thị trấn, người ta cắm biển báo để cảnh báo khách du lịch về sự nguy hiểm khi đi bộ mà không chú ý trên mặt đất.
Khung cảnh bên dưới lòng đất ở Coober Pedy
Coober Pedy ban đầu được gọi là Cánh đồng Opal ở dãy Stuart, đặt theo tên của John McDouall Stuart, nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên trong khu vực này vào năm 1858. Đến năm 1920, nó đổi tên thành Coober Pedy, bắt nguồn từ ngôn ngữ của những người thổ dân địa phương có nghĩa là ‘cái hố của người da trắng’.
Ngày nay, Coober Pedy là địa điểm khai thác opal có chất lượng đá quý hàng đầu, cũng là nơi sản xuất số lượng lớn opal trắng trên thế giới.
Thị trấn lạ nhất hành tinh: Dân chuyển xuống sống dưới lòng đất
Thay vì sống trên mặt đất, người dân ở thị trấn Coober Pedy, Australia quyết định xây nhà trong lòng đất. Ngoài nhà cửa, người dân ở đây còn có các công trình khác như cửa hàng, quán bar, nhà thờ... phía dưới mặt đất.
Coober Pedy nằm ở Australia được xem là thị trấn kỳ lạ nhất hành tinh. Khác với nhiều nơi trên thế giới, bên trên mặt đất thị trấn này chỉ có vài trạm xăng hay vài cửa hàng nhỏ phục vụ du khách.
Thị trấn Coober Pedy trở nên đặc biệt và khác hoàn toàn với những địa điểm khác trên thế giới bởi người dân sinh sống dưới lòng đất.
Sở dĩ người dân thị trấn Coober Pedy không sống trên mặt đất là vì nhiệt độ ở khu vực này khá khắc nghiệt. Vào ban ngày, nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C. Thế nhưng, nhiệt độ ban đêm có thể giảm xuống dưới 0 độ C.
Với sự thay đổi nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm, cuộc sống sinh hoạt của người dân ở Coober Pedy bị ảnh hưởng lớn.
Để chống lại thời tiết khắc nghiệt này, người dân Coober Pedy quyết định đào hầm sâu xuống lòng đất xây dựng nhà cửa.
Theo ước tính, khoảng 3.500 người sinh sống trong những ngôi nhà dưới lòng đất. Cuộc sống nơi đây vô cùng nhộn nhịp và náo nhiệt giống như nhiều nơi khác trên mặt đất.
Không chỉ xây dựng nhà cửa, người dân Coober Pedy còn xây dựng các cửa hàng, nhà hàng, hiệu sách, quán bar, bảo tàng, nhà thờ, phòng trưng bày nghệ thuật. Thậm chí, Coober Pedy còn có cả khách sạn cho du khách thuê phòng để trải nghiệm cuộc sống dưới lòng đất.
Không những vậy, thị trấn Coober Pedy còn tổ chức lễ hội nhỏ vào cuối mùa hè hàng năm. Đây là dịp người dân tụ tập, ca hát, nhảy múa. Họ cũng tham gia một số hoạt động trên mặt đất.
Chính những điều này đã thu hút hàng triệu người ghé thăm thị trấn Coober Pedy và lưu trú ở đây trong nhiều ngày. Họ xuống thị trấn đặc biệt này thông qua những lối vào được xây dựng trên mặt đất.
Trong thời gian ở Coober Pedy, du khách có cơ hội trải nghiệm cuộc sống đặc biệt của người dân địa phương cũng như kiến trúc độc đáo của các công trình dưới mặt đất.
Mời độc giả xem video: Thủ đô nước Mỹ đối phó với biểu tình và nguy cơ bất ổn. Nguồn: VTV24.
Thị trấn có gần 2.000 người sống trong lòng đất Để có thể thích nghi với nhiệt độ khắc nghiệt từ việc khai thác đá quý, người dân ở thị trấn Coober Pedy (Australia) đã xây dựng hệ thống nhà ở bằng đá sa thạch trong lòng đất.