Bí ẩn tháp Pô RôMê
Di tích tháp Pô RôMê xây dựng trên ngọn đồi dốc ‘Bôn A Cho’, cao khoảng 50m, nằm về phía Tây thôn Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Tháp cách trung tâm thị xã Phan Rang-Tháp Chàm 22km và trung tâm huyện Ninh Phước 7km, là nơi thờ một vị thần.
Tháp Pô RôMê.
Nơi thờ một vị thần
Theo sử liệu từ Ban quản lý Di tích tỉnh Ninh Thuận, Tháp Pô RôMê được xây dựng để thờ vua Pô RôMê. Vị vua có nhiều công lao đối với sự nghiệp phát triển của dân tộc Chăm vào thế kỷ XVII.
Sử liệu cũng cho biết, bia ký và tục truyền của các đồng bào Chăm thì vua Pô RôMê (1595 – 1615) là người có công xây dựng đất nước Chămpa trong khi trị vì, đặc biệt trong lãnh vực thủy lơi như xây dựng công trình đập nước MaRên, ngoài ra ông còn cho khai một con mương dài khoảng 40km chảy từ núi Là A qua các thôn Vụ Bổn, Hiếu Thiện, La Chữ, Mông Đức, Nhuận Đức, Bầu Trúc… Do có nhiều công lao như vậy, khi ông chết dân Chăm thờ cúng và xem ông như một vị thần.
Tháp Pô RôMê được xây dựng có niên đại vào thế kỷ 17. Dấu ấn chứng minh cho giả thiết này là những ghi nhận thực tế về kỹ thuật xây dựng khá thô và nghèo nàn so với các tháp Chăm khác hiện còn. Nếu xét theo loại hình kiến trúc thì tháp Pô RôMê là ngôi tháp cuối cùng bằng gạch của người Chăm và cũng là ngôi tháp lớn cuối cùng của vương quốc ChămPa.
Mặc dù Tháp Pô RôMê được coi là tháp xây dựng vào thời điểm khác nhau, thờ một vị vua khác, nhưng về thiết kế, cấu trúc so với các tháp của vương quốc ChămPa khác rải rác từ Quảng Nam-Đà Nẵng vào đến Bình Thuận, thì giống nhau. Như chúng ta thường biết, các tháp thường được xây ở trên đồi cao. Điều này có thuyết lý giải rằng, theo quan niệm của người Chăm ảnh hưởng tôn giáo Bàlamôn, thì các vị thần linh hay vua chúa khi sang bên kia thế giới thì tìm đến các đỉnh núi ngự trị.
Tòa tháp với kiến trúc cổ bằng gạch đỏ bề thế.
Về vị vua được thờ trong ngôi tháp linh thiêng, theo biên niên sử người Chăm thì Pô Rômê vốn là một mục đồng, được vua Mahataha gả con và sau đó lên ngôi vua. Chính vì từng là một mục đồng nên dân chúng vẫn thường gọi Pô RôMê là ông vua mục đồng.
Hiện nay, tượng vua Pô RôMê, được tạc thành một phù điêu nổi trên một tấm bia đá hình cung nhọn. Tượng vua được tạc bán thân chiếm hết phần dưới và giữa tấm bia. Đầu tượng đội một chiếc mũ thân trụ tròn, vành mũ trang trí bằng một dải hình hoa 4 cánh, phía trên mũ có một hình trang trí giống như chiếc đinh ba mà vua cầm ở tay. Đôi mắt hơi xếch về phía thái dương và xích lại gần nhau, ria mép vểnh lên râu cằm để nhọn xuống, môi dưới có một chấm râu nhỏ.
Trên mình tượng không thấy dấu hiệu của quần áo ngoài một thắt lưng ở bụng được trang trí bằng một dải hoa 4 cánh. Tai trái có đeo hoa tai, vòng đeo cổ được tạo bởi các hình hoa 4 cánh nằm giữa hai hàng hạt ngọc, cổ tay đeo vòng.
Video đang HOT
Tượng có 8 tay, 2 tay úp lên bụng, 6 tay còn lại được gắn vào vai một cách vụng về. Mỗi tay cầm một biểu tượng. Ba tay bên phải lần lượt từ dưới lên trên cầm con dao găm, bông sen và một chiếc lược. Ba tay bên trái cũng theo thứ tự đó cầm đinh ba, lưỡi gươm có chạm trổ và một chén đựng dầu dừa.
Đằng sau mũ trụ của vua, phía trên hai cánh tay trên cùng có hai hình xoắn như ngọn lửa đỡ lấy hai cái đầu. Ngoài ra, bên trên đầu tượng chính còn có ba đầu nữa được dặt chồng lên nhau, chiếc đầu thứ nhất từ dưới lên có cả vai. Các đầu đều đội mũ trụ tóe ra 5 tia hình lông công, có đeo hoa tai và vòng cổ. Toàn bộ cấu trúc của tượng vua đều được quét sơn: bia đá màu đỏ, các hình trang trí màu đen, mặt trắng, môi đỏ, các nét mắt đen đậm, những biểu tượng cầm tay màu vàng. Bệ tượng có một dãy chấm nổi ở giữa hai gờ lượn.
Đế tượng là một Yoni lớn bằng đá có chiều cao 0,30m, dài 1,70m, rộng 1,25m, có rãnh chạy quanh tượng và tấm bia đá, rồi kéo dài đến tận bên trên một con voi nhỏ nằm nghiêng gần bệ. Trước mặt tượng vua, ngay trên đế tượng có một cái lỗ nhỏ để cấm đuốc hoặc nến mỗi khi hành lễ… Như vậy, về hình thể, trang phục của của Pô RôMê được miêu tả khá chi tiết qua tượng thờ tại tháp.
Kiến trúc cổ bằng gạch bề thế
Nhà nghiên cứu của người Pháp H.Parmentier tiến hành điều tra khảo sát (1909 – 1918), cho biết, trước đây, tháp Pô RôMê là trung tâm của một quần thể gồm nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau. Nhưng hiện tại chỉ còn lại một ngôi tháp Chính, bia đá và ngôi Miếu nhỏ. Điều này đã gây ra nỗi tiếc nhớ của hậu thế về di tích kỳ vĩ một thời.
Theo đánh giá từ Ban Quản lý Di tích tỉnh Ninh Thuận, Di tích tháp Pô RôMê mặc dù xây dựng có niên đại muộn hơn hai tháp Pô Klongarai và Hòa Lai. Về bố cục và cấu trúc của tháp là một công trình kiến trúc nghệ thuật. Ở mỗi cạnh, mỗi tầng và mỗi mặt của tháp được trang trí bằng các họa tiết gốm, đá, với đủ loại hình người, hình đuôi rồng, hình lá, hình bò thần, hình bò thần…Tất cả các loại hình những họa tiết trang trí trên thân tháp đều là những công trình chạm trỗ, điêu khắc tỉ mỉ và tinh vi, mang đầy đủ ý nghĩa về nghệ thuật và tôn giáo của người Chăm.
Nhìn chung về nghệ thuật kiến trúc, trang trí và điêu khắc tháp Pô RôMê tuy không trang nhã và tinh tế như các ngôi tháp khác của người Chăm hiện còn nhưng tháp Pô RôMê là một kiến trúc cổ bằng gạch bề thế hùng tráng của người Chăm và có giá trị lớn về nghệ thuật kiến trúc. Hơn nữa tháp Pô RôMê còn là một trong số rất ít các ngôi tháp còn nguyên vẹn cho đến nay.
Tháp Pô RôMê cũng như mọi tháp Chăm khác là hình dáng giống như một khối vuông trừ phần cửa ra vào. Tháp cao 16,5m, gồm 4 tầng. Tầng nền: mỗi cạnh dài 7,30m. Trên mặt tường của thân tháp trang trí kiến trúc chỉ còn lại hai cột ốp giả ở các góc tường và cửa giả ở các mặt tường. Cột ốp gồm có ba phần: chân là một đế phẳng không có hình trang trí ốp, thân cột hình chữ nhật đứng, phẳng phiu và đầu cột thô, nặng nề.
Tại góc các đỉnh cột ốp nhô ra các phiến đá trang trí hình ngọn lửa. Trên các đầu cột nổi lên ở 4 góc 4 cái ụ nhọn có trang trí ở trên và ở dưới các hình lá. Các cửa giả có ba thân để trơn gần trán cửa ở phía trên hình mũi giáo ba lớp và khung cửa gồm ba lớp cột ốp bên dưới. Trán cửa được khoét rỗng để đặt tượng người ngồi, quanh rìa trán cửa (trên cả ba lớp) được trang trí các hình lá leo bằng đất nung.
Nội thất của tháp hẹp, kéo dài theo chiều Đông-Tây, mỗi cạnh dài 4m và thu hẹp dần lên đến đỉnh nhưng không xây kín thành một khối đặc như thường thấy ở các tháp khác mà chừa rỗng cho đến phần độc thạch trên cùng. Có chừa 4 lỗ hình trụ thông ra 4 hướng.
Trong tháp, ngoài tượng vua Pô RôMê còn có các tượng một tượng người đàn bà bán thân mà người Chăm thường gọi là Hoàng hậu BiaThanhChan (người đã nhảy vào giàn thiêu chết theo vua Pô RôMê). Tượng cao 0,75m, rộng 0,30m, ngồi trên một cái bệ bằng đá đơn giản, bệ đá có chiều dài 0,52m, rộng 0,41m.
Hàng năm, tại tháp Pô RôMê diễn ra bốn lễ chính (theo lịch Chăm): Lễ mở cửa tháp là lễ mở cửa đầu năm cho lễ cúng tế đền tháp Chăm vào thượng tuần trăng tháng 1 lịch Chăm; Lễ cầu đảo: lễ Cầu đảo diễn ra vào thượng tuần tháng 4 lịch Chăm; Lễ hội Katê được tổ chức mỗi năm một lần vào tháng 7 lịch Chăm; Lễ hội Chabul (lễ cúng Nữ thần Mẹ xứ sở) là lễ cúng tế các vị Nữ thần Chăm mà đứng đầu là Mẹ thần xứ sở của người Chăm – Pô INư Taha, diễn ra vào tháng 9 lịch Chăm. Được biết, Di tích tháp Pô RôMê đã được Bộ Văn hóa Thông tin ra quyết định cấp bằng công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật, vào ngày 31 tháng 8 năm 1992.
Đền Ngốc - ngôi đền thiêng bên dòng Mã Giang hùng vĩ
Trong diễn trình lịch sử giữa Đại Việt và Chăm pa từng diễn ra và để lại những dấu ấn sâu đậm.
Theo sách Thanh Hóa chư thần lục do Quốc sở quán triều Nguyễn soạn thì tỉnh Thanh Hóa có không ít các bà hoàng, thái hậu, công chúa người Chăm được phụng thờ. Qua khảo sát, ở miền xuôi có đền thờ Liệt nữ Mỹ Nương ở xã Diên Hy nay là xã Định Hưng, huyện Yên Định.
Cửa Hà (Cẩm Thủy). Ảnh: Cao Hùng
Bà sinh ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần (1242), mất ngày 12 tháng 6 thời Hưng Long. Thần tích chép:"Thần là phu nhân của nước Chiêm Thành tên là Nguyễn Mỹ Nương. Khi vua nước Chiêm Thành bị hại, nàng tự nghĩ thế cô khó chống, bèn tìm đến địa giới huyện Yên Định trấn Thanh Hóa dựng nhà, chiêu dụ nhân dân lập đông khai hoang trở thành dân xã này...
Nhân dân nghĩ nhớ công đức bèn lập đền thờ". Trải các đời, triều đình phong kiến sắc phong cho bà mỹ tự: Cẩn tiết đoan thục liệt nữ Quý nương tôn thần.
Riêng ở huyện miền núi Cẩm Thủy có đền thờ Chiêm quốc Hoàng Phi tôn thần thờ ở thôn Ngoại Sơn; đền thờ Trung Liệt hiển uy công chúa tôn thần và đền Ngốc thờ công chúa con vua Chiêm Thành ở tổng Mông Sơn.
Đền Ngốc nằm bên bờ sông Mã, soi bóng núi Cửa Hà vốn nổi tiếng là "sơn kỳ thủy tú, nhất thắng địa dã... Vượng khí trung anh, cố nghi giáp ư thiên hạ dã", trước khi rời non cao, dòng sông mở rộng lòng êm ả chảy về xuôi và hòa vào đại dương xanh thẳm. Đền này xưa thuộc thôn Trung Sơn, tổng Mông Sơn, nay thuộc xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy, nơi sinh sống của đồng bào Mường - Việt tỉnh Thanh.
Theo các bậc cao niên, vùng này xưa có rất nhiều chim Ngốc (tiếng Mường), loài chim chuyên bắt cá ngược dòng ở đoạn thác có đá ngầm chắn ngang sông. Dân sơn tràng rất lo sợ khi phải vượt thác này: Năm ba ngọn thác đã từng/ Lòng còn e sợ Ngốc Cùng mà thôi. Bởi vậy, dân gian đã lấy tên loài chim bói cá - chim Ngốc để đặt tên cho ngôi đền và dòng thác hiểm trở.
Đền Ngốc nhìn ra sông Mã, phía Tây là dòng thác nước tung trắng xóa. Từ non cao, dòng Mã giang cuốn theo sỏi đá trôi về tới đây thì dạt vào trước đền Ngốc những hòn sỏi tròn lẳn, lấp lánh và ánh lên muôn màu sắc.
Dân gian nói rằng những viên sỏi kia có màu trắng tựa như dòng sữa của Trang Tiết Phương Nghi trải theo năm tháng tích tụ lại mà thành; những viên màu đen chính là màu của mái tóc dài với hương thơm lan tỏa; viên màu hồng tựa đôi môi tươi đỏ; viên màu xanh ngọc bích giống với đôi mắt buồn của thiếu nữ người Chăm và những viên đá sỏi thạch anh trong suốt như pha lê chính là những giọt nước mắt của công chúa có lúc thầm rơi lệ vì trong sâu thẳm con tim, lòng không chút nguôi ngoai vọng hồn về cố quốc.
Phía Nam kế bên đền Ngốc là Cửa Hà, ngọn núi như bức tường thành dựng bên sông, khởi đầu của dãy núi Mông Sơn cổ đổ bóng, chở che ngôi đền thâm nghiêm, cô tịch. Trên mái đền, vách đá còn lưu nét chạm bằng chữ Hán của nhà thơ khuyết danh đề vào năm Quý Tỵ, đời Thành Thái (năm 1893), ngợi ca vẻ non sông kỳ thú nơi này: Núi cao vời vợi nước trong xanh/ ... Văng vẳng nhạc thiều êm sáo trúc/ Rì rầm suối ngọc khúc liên thanh... Sau đền có cánh đồng rộng, viền theo là dãy núi hình cánh cung bao bọc.
Đền Ngốc được khởi dựng từ thế kỷ XV, đến thời Tự Đức (năm 1872) thì được trùng tu, tôn tạo; đời Thành Thái, đền được mở rộng với quy mô bề thế hơn. Cấu trúc đền hình chữ đinh, tiền đường là ngôi nhà 5 gian làm bằng gỗ quý với đường kính phải hai người ôm mới xuể, chạm hình tứ linh, tứ quý: trúc hóa long, cúc mãi khai và cúc dây leo có ít nhiều ảnh hưởng của chạm khắc Chăm. Hậu cung là ngôi nhà dọc 3 gian, chạm khắc khá tinh xảo. Chính giữa hậu cung là một nhang án làm bằng đá, chạm khắc không cầu kỳ, dưới nhang án tương truyền là mộ theo kiểu "thượng sàng hạ mộ".
Cấu trúc này khá giống với nhiều đền thờ các vị tướng là người xứ Thanh có công bình Chiêm hồi thế kỷ X-XIII. Trước đền có sân rộng, hai bên trồng cau và trầu tươi tốt - gợi nhớ về bộ tộc cau (phía Bắc) của xứ sở Chăm. Tam quan hai tầng mái uy nghi, đường lát đá và xây bậc dẫn ra bến nước. Trong đền có nhiều đồ thờ cổ. Thần vị ghi rõ duệ hiệu của triều đình phong tặng bà là: Trang Tiết Phương Nghi.
Về thần tích của công chúa được sách Thanh Hóa chư thần lục chép: "Trang Tiết Phương Nghi công chúa tôn thần: Xã Trung Sơn, huyện Cẩm Thủy thờ. Thần là con gái thứ hai của Vua Chiêm Thành. Khi nước có giặc Man làm loạn, công chúa cùng Thái phi chạy sang xã trên để luyện tập quân mã lo phục thù mà chưa được. Chợt một đêm mộng thấy rùa thần cắn. Vài tháng sau mắc bệnh rồi chết rất linh ứng. Nhân dân bèn lập đền thờ".
Người coi đền và bà con trong vùng còn cho biết: Trang Tiết Phương Nghi sinh ngày 15 tháng 8 năm Mậu Thân. Ngày ấy Chiêm Thành có họa nên Hoàng hậu và công chúa phải dắc díu nhau dạt sang đất Đại Việt. Khi hoàng hậu và công chúa tới vùng đất Mông Sơn này thấy cảnh vật tốt tươi, núi sông hùng vĩ bèn cho rằng nơi đây là đất thiêng lại khuất nẻo, dễ bề gây dựng binh lực, đợi ngày quay về cố hương để đánh đuổi giặc Man, khôi phục giang san.
Đến vùng đất mới, công chúa và những người theo hầu đã khai sơn phá thạch, bắt đất đai và bãi bồi của phù sa sông Mã dâng cho con người sự sống.
Cùng lúc, nàng giả là nam nhi đứng ra chiêu mộ dân sở tại khai mường, lập ấp, lại mang theo những giống cây trồng lạ có năng suất cao, đơm hoa kết trái nơi vùng đất mới nên chẳng mấy chốc khiến cho vùng đất nơi thâm sơn cùng cốc này trở nên trù phú. Nhiều lần bọn giặc cỏ đi qua cướp phá, vốn thông minh lại cao cường võ nghệ, nàng và dân làng khiến cho giặc cướp phải kinh hoàng và không dám trở lại quấy phá nữa, cuộc sống của người dân lại bình yên no ấm như những ngày nào.
Vào một đêm xuân tháng Giêng, công chúa đang say giấc nồng thì mơ thấy có con Giải lớn từ ngoài biển bơi ngược sông Mã tới Cửa Hà rồi trồi lên mặt nước, băng qua bờ cát, trên mình ánh lên màu vàng sắc bạc... tiến đến trước công chúa và nói: Vua nước Chăm pa cho đòi công chúa về. Sáng ra, dân làng chẳng thấy nàng đâu nữa, ngay chỗ công chúa nằm ngủ có một tổ mối đùn lên thành ngôi mộ lớn, bèn lập đền thờ. Mỗi khi có công to việc lớn đến trước linh sàng kêu cầu tất được linh ứng.
Vào thế kỷ XV, trong một lần chinh phạt quân phiến loạn ở miền Tây Thanh Hóa, Vua Lê Thái tông đã cho quân dừng lại Cửa Hà, cắt cử quan quân vào rừng hái rau, kiếm củi... đợi sáng hôm sau thì vượt sông, nhưng chẳng may không rõ là vì ăn phải rau độc hay vì sơn lam chướng khí mà trong đoàn quân có nhiều người bị bệnh mà chết.
Vua bèn cho người đi dò hỏi thì được biết bên núi Mông Sơn về phía Đông Bắc có ngôi đền rất thiêng, vua liền soạn lễ và cầu đảo. Quả như điều linh ứng, trong khi giáp trận, trên không trung sấm sét nổi lên ầm ầm như có tiếng binh đao va vào nhau và vạch nên ánh sáng chói lòa...
Quân tạo phản thấy vậy hoảng hồn kinh sợ, quân của Vua Lê xông lên, không đánh mà tan. Trước khi lui binh trở về kinh đô. Đêm đó nhà vua thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ mang trang phục tựa Vũ nữ Apxara đến trước nhà vua mà lạy. Bừng tỉnh, Vua Lê Thái tông cho rằng linh khí núi sông và thần nhân nơi đây linh thiêng đã ngầm giúp cho nhà vua thắng giặc, vua bèn sức cho quan dân tu tạo, mở rộng ngôi đền khang trang hơn trước. Nhà vua đã ban sắc cho công chúa là Trang Tiết Phương Nghi.
Hàng năm tại đền Ngốc thờ Trang Tiết Phương Nghi có ba ngày tế lễ chính. Ngày 12 tháng Giêng hàng năm là lễ kỳ phúc và mở hội làng, ngày 13 tháng tư là giỗ kỵ của bà và ngày 15 tháng Tám là ngày sinh của công chúa. Trong 3 kỳ lễ, vào dịp lễ kỳ phúc (ngày 12 tháng Giêng) là lớn hơn cả. Lễ hội có rước kiệu thờ, rước cỗ tam sinh, bánh chưng, bánh dày... dâng thần. Cửa Hà, đền Ngốc vốn là bến tập kết lâm sản phong phú "Trống Đồng Cổ, gỗ Phong Ý".
Lâm sản từ Cửa Hà - miền rừng núi tỏa đi muôn nơi, bởi vậy trong dịp lễ mùa xuân ở đền Ngốc đã thu hút dân chúng không chỉ trong vùng mà còn cả du khách và những người làm nghề "sơn tràng", buôn gỗ, lâm sản ở khắp nơi hội tụ về đây dâng lễ và cầu mong Bà Chúa người Chăm và các vị thánh thần phù hộ cho họ có một năm làm ăn thuận lợi, dân khang vật thịnh, mùa màng bội thu, nghề sơn tràng gặp nhiều may mắn, người buôn gỗ, lâm sản được "xuôi chèo, mát mái"... Cùng với các nghi thức tế lễ thành kính và trang nghiêm, phần hội cũng diễn ra tưng bừng, náo nhiệt với các làn điệu hát xường, hát giao duyên, chơi đu, đẩy gậy, ném còn, đua ngựa, bắn nỏ... Cuộc thi đua thuyền ngược thác Ngốc Cùng trên dòng Mã giang hùng vĩ diễn ra sôi động.
Trong kỳ lễ hội xuân, tri ân công đức của tiền nhân cũng là dịp các làng chạ dắc díu nhau vào hội, thăm chạ anh em không kể đồng bào Kinh từ Mỹ Xuyên (Vĩnh Lộc), Phú Khê (Hoằng Hóa), làng Hoành (Yên Định)... lên, hay đồng bào Mường làng Muốt (Cẩm Thành) xuống hay Đồng Lão (Cẩm Ngọc) sang; di duệ của người Chăm hòa chung tâm thức với người Việt tưởng nhớ tới cội nguồn, thắt chặt mối dây đoàn kết nặng nghĩa đồng bào, đoàn kết, gắn bó giữa các dân tộc anh em sống trên đất Việt.
Đền Ngốc - ngôi đền thiêng trên đất tỉnh Thanh là một minh chứng cho sự giao lưu về văn hóa, tín ngưỡng giữa Đại Việt và Chăm pa, cần được tiếp tục nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Tài liệu tham khảo:
- Quốc sử quán triều Nguyễn, Thanh Hóa chư thần lục, ký hiệu 11234 chữ Hán Nôm, bản đánh máy lưu tại Thư viện tỉnh Thanh Hóa.
- Cao Sơn Hải, Một đền thờ công chúa Chiêm Thành, nguồn Báo Văn hóa - Thông tin, năm 2009.
Ngôi cổ tháp ngàn năm cao nhất Đông Nam Á sừng sững với thời gian Tháp Dương Long gồm 3 ngôi tháp thờ 3 vị thần tối cao Hindu giáo, nằm trên địa phận hai thôn Vân Tường, xã Bình Hòa và An Chánh, xã Tây Bình (huyện Tây Sơn, Bình Định). Tháp cổ Dương Long. Vững vàng tháp cổ ai xây Bên kia Thủ Thiện, bên này Dương Long Nước sông trong dò lòng dâu bể Tiếng...