Bí ẩn sứ mệnh X-37B
Tấm màn bí mật bao phủ tàu không gian không người lái X-37B của Mỹ làm nảy sinh nhiều giả thuyết về chương trình tuyệt mật này.
Chiếc X-37B đậu tại căn cứ không quân Vandenberg ở California – Ảnh: Spaceref.com
Tính đến tháng 12.2013, tàu X-37B do Tập đoàn Boeing chế tạo đã bay trên quỹ đạo trái đất hơn một năm kể từ khi được phóng tại mũi Canaveral, bang Florida ngày 11.12.2012. Trước đó, Mỹ đã 2 lần phóng thành công X-37B vào các năm 2010 và 2011. Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ thông tin về chương trình này như đặc điểm kỹ thuật, công dụng của tàu cũng như mục đích của chương trình đều được giữ tuyệt mật ngoại trừ việc nó hoạt động bằng năng lượng mặt trời. Theo tạp chíSpaceflight, Lầu Năm Góc nhiều lần khẳng định X-37B chỉ là công cụ thí nghiệm cho những công nghệ mới nhưng không công bố bất kỳ kết quả phân tích nào từ các chuyến bay của tàu.
Hồi đầu tháng, chuyên gia Konstantin Sivkov tại Học viện Các vấn đề địa chính trị của Nga nhận định với tờ Pravda rằng X-37B là vũ khí không gian của không quân Mỹ. Ông phân tích một máy bay ném bom B-2 Spirit được triển khai từ căn cứ Vandenberg ở California phải mất 17 giờ đồng hồ mới tới mục tiêu ở Kosovo, nhưng một tàu vũ khí không gian như X-37B có thể tiến hành cuộc tấn công tương tự chỉ trong một giờ. Vì thế, chuyên gia này cho biết Nga đang ráo riết phát triển các chương trình vũ khí không gian của mình. Trong đó bao gồm hệ thống Naryad-V, một loại vũ khí có thể tiềm phục trên quỹ đạo trong thời gian dài và phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu khi cần, cũng như các tên lửa diệt vệ tinh có khả năng vươn tới độ cao 1.500 km gắn trên chiến đấu cơ.
Trong khi đó, một quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên tiết lộ với tờ The Washington Times rằng nếu xảy ra đụng độ với Trung Quốc, X-37B sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phá hủy các thiết bị cảm biến không gian, vốn có nhiệm vụ cung cấp dữ liệu mục tiêu cho tên lửa DF-21D, được cho là “sát thủ diệt tàu sân bay” của Trung Quốc.
Chưa hết, cũng có chuyên gia khẳng định X-37B là một phần trong Chương trình tấn công toàn cầu tức thời của Lầu Năm Góc cùng với các vũ khí đã được thử nghiệm công khai lâu nay như thiết bị bay có tên Vũ khí siêu thanh tiên tiến (AHW) và tàu HTV-2 có tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh. Theo trang Before It’s News, chuyên đăng tải các giả thuyết giật gân về quân sự Mỹ, X-37B có khả năng tấn công bất cứ điểm nào trên trái đất một cách nhanh chóng bằng một loại vũ khí mang tên “Ngọn roi của Chúa” bắn ra động năng với cường độ cực lớn để phá hủy diện rộng. Trang này thậm chí còn trưng ra nhiều lập luận khẳng định chính các cuộc thử nghiệm X-37B gây nên các trận động đất cường độ nhỏ và tình trạng tăng mức phóng xạ ở khu vực hồ Michigan, đông bắc Mỹ hồi giữa năm 2012.
Do thám Trung Quốc ?
Video đang HOT
Một số ý kiến khác không đồng tình với giả thuyết X-37B là vũ khí tấn công mà khẳng định đây là một thiết bị do thám tinh vi. Trong lần hoạt động trên quỹ đạo năm 2012 của X-37B, chuyên gia David Baker đã nhận định với BBC rằng bộ cảm biến mới của tàu sẽ cho phép theo dõi sát sao trạm không gian Thiên Cung-1 được Trung Quốc thiết lập từ tháng 11.2011. Ông Baker nói rõ rằng một nhóm chuyên gia độc lập đã quan sát kỹ chuyển động của X-37B và nhận thấy quỹ đạo của nó luôn “lảng vảng” gần Thiên Cung-1. Ngoài ra, con tàu bí ẩn này còn có thể được dùng để theo dõi các mục tiêu dưới trái đất như Trung Đông và các khu vực chiến lược khác của Mỹ.
Trước vô số đồn đoán và giả thuyết từ tương đối hợp lý cho đến mang đậm màu sắc viễn tưởng trong thời gian qua, tờ USA Today dẫn lời John Pike, biên tập viên chính của chuyên trang quân sự – quốc phòng GlobalSecurity.org, nói nửa đùa nửa thật rằng có lẽ mục tiêu lớn nhất của Mỹ hiện nay là gây hoang mang lo lắng cho các đối thủ về sứ mệnh thật sự của X-37B.
Theo TNO
Mỹ - Trung đua tàu không gian
Giới chuyên gia xôn xao trước thông tin Trung Quốc đang thử nghiệm tàu không gian tương tự chương trình tuyệt mật X-37B của không quân Mỹ.
Sau khi kết thúc chương trình tàu con thoi, Mỹ đang tất bật triển khai dự án tàu không gian chiến lược và tập trung triển khai các sứ mệnh bí mật về tàu không gian không người lái X-37B. Theo trang Space.com, mọi thông tin về chương trình trên đều được giấu kín, khiến xuất hiện nhiều đồn đoán rằng X-37B (tên chính thức là thiết bị thử nghiệm quỹ đạo) có thể là vũ khí không gian mới của Mỹ, được dùng để do thám từ không gian, tấn công vệ tinh đối phương, hoặc mang theo đầu đạn hạt nhân/vũ khí laser. Có người, như tiến sĩ David Baker - biên tập viên của tạp chí Spaceflight, còn đưa ra khả năng Lầu Năm Góc có ý đồ dùng X-37B để theo dõi các thiết bị của Trung Quốc trên quỹ đạo như tàu Thần Châu và Trạm không gian Thiên Cung 1. Đó là chưa kể một chuyên gia quốc phòng Mỹ hồi tháng 4 tiết lộ với tờ The Washington Times rằng tàu X-37B có khả năng phá hủy các thiết bị cảm biến, đe dọa được vũ khí của địch.
Tàu Thần Long được mang bởi máy bay Tây An H-6 - Ảnh: Huffinton Post
Do đó, giới chuyên gia đang hết sức chú ý thông tin về việc Trung Quốc cũng đang ra sức thử nghiệm tàu không gian không người lái mang tên Thần Long. "Từ những thông tin và hình ảnh hiếm hoi hiện nay, có thể thấy Thần Long tương tự X-37B nhưng nhỏ hơn nhiều", Space.com dẫn lời chuyên gia Mark Gubrud của ĐH Princeton (Mỹ) cho biết. Tin tức về Thần Long bắt đầu xuất hiện từ năm ngoái khi một vài tờ báo của Trung Quốc đưa tin về chuyến bay thử của Thần Long. Trong đó có chi tiết một máy bay ném bom phản lực Tây An H-6 đã thả thiết bị này từ độ cao không được tiết lộ. Nhưng cũng như chương trình X-37B của Mỹ, bản chất của dự án Thần Long đến nay vẫn là điều bí ẩn. Chuyên gia Gubrud dự đoán nếu các kỹ sư không gian của Trung Quốc thành công với phiên bản đang thử nghiệm, Bắc Kinh có thể tiếp tục phát triển phiên bản lớn hơn. Hiện chỉ mới biết Thần Long dài từ 5,2 đến 5,8 m, cao khoảng 1 m, có thể được phóng bằng tên lửa Trường Chinh.
Tàu X-37B của Mỹ - Ảnh: Space.com
Theo chuyên gia Gubrud, nỗ lực phát triển X-37B hoặc Thần Long của Mỹ và Trung Quốc là một cách để phô trương lực lượng ở lĩnh vực còn quá mới mẻ là vũ khí không gian. Joan Johnson-Freese, giáo sư ngành an ninh của Trường U.S. Naval War College (Mỹ), thì lo ngại công nghệ thiết bị không gian không người lái "có thể gây bất ổn nếu nó thúc đẩy các nước lao vào một cuộc đua". Như đã nói ở trên, một số nhà phân tích từng tuyên bố rằng công nghệ này có thể được vận dụng cho các mục đích do thám hoặc vận chuyển vũ khí lên không gian. Bên cạnh đó, Space.com dẫn lời giới quan sát nhận định sự xuất hiện của Thần Long ngay sau khi X-37B lộ dạng cho thấy Bắc Kinh quyết tâm theo sát Washington trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng.
Các chuyên gia theo dõi chương trình không gian Trung Quốc cũng không ngạc nhiên về tham vọng của nước này trong lĩnh vực quân sự không gian. Theo Dean Cheng của Trung tâm nghiên cứu châu Á thuộc Quỹ Heritage, cơ quan ngôn luận của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc là tờ PLA Daily gần đây thường xuyên có bài viết về tầm quan trọng của các chiến dịch quân sự không gian trong tương lai. Vì thế, "Trung Quốc sẽ khó ngồi yên trước những thứ như X-37B hay tàu lượn siêu thanh X-43 của Mỹ", ông Chen nói.
Thần Long
Chiều cao ước tính: 1 m
Chiều dài ước tính: 5,2 - 5,8 m
Sải cánh ước tính: chưa biết
Trọng lượng phóng ước tính: chưa biết
Nguồn năng lượng: chưa biết
Thiết bị phóng: chưa biết, có thể là các dòng tên lửa Trường Chinh.
X-37B
Chiều cao: 2,9 m
Chiều dài: 8,9 m
Sải cánh: 4,5 m
Trọng lượng phóng: 4.990 kg
Nguồn năng lượng: pin lithium-ion với tấm năng lượng mặt trời gallium arsenide
Thiết bị phóng: tên lửa Atlas V của Lockheed-Martin.
Theo TNO
Ấn Độ mua thêm 6 máy bay quân sự Mỹ Dù đang căng thẳng với Washington, chính phủ Ấn Độ vẫn quyết định mua thêm 6 máy bay vận tải quân sự Mỹ C-130J Super Hercules với tổng trị giá 645 triệu USD để triển khai đến dọc biên giới với Trung Quốc. Những chiếc C-130J của không quân Ấn Độ - Ảnh: AFP Hãng tin PTI của Ấn Độ hôm 20.12 nhận...