Bí ẩn sự mất tích của MH370: Hậu quả khủng khiếp sau sự biến mất của máy bay và những nỗi đau khôn tả
Không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, đặc biệt là ngành hàng không, sự mất tích của máy bay MH370 còn để lại những nỗi đau khôn xiết cho đến tận bây giờ.
Ngành hàng không và nền kinh tế thiệt hại lớn
Theo Express, hàng không Malaysia đã nhận được 58 triệu bảng Anh từ chính phủ Malaysia trong động thái nhằm cứu ngành hàng không này khỏi sự tổn thất sau sự mất tích bí ẩn của chuyến bay MH370.
Đầu năm nay, chính phủ Malaysia đã rót cho ngành hàng không nước này 97 triệu bảng. Năm 2014, máy bay dân sự quốc tế MH370 đã biến mất khi bay từ sân bay Kuala Lumpur tới sân bay Bắc Kinh, Trung Quốc. Phi hành đoàn của Boeing 777 lần cuối liên lạc với trạm kiểm soát không lưu khoảng 38 phút sau khi cất cánh và khi đó máy bay đang bay qua Biển Đông.
Chỉ vài phút sau đó máy bay biến mất khỏi màn hình radar nhưng vẫn để lại dấu tích trên radar quân sự trước khi bay ngược lại theo hành trình dự kiến trước đó.
Lý do khiến MH370 mất tích vẫn còn là điều bí ẩn
Một thông tin gây sốc với hàng không Malaysia trong cùng năm đó, đó là việc máy bay MH17 bay từ Amsterdam tới Kuala Lumpur bị bắn hạ trong lúc bay qua vùng biển Đông Ukraine khiến 283 hành khách và 15 phi hành đoàn thiệt mạng.
Video đang HOT
Cả hai thảm kịch đều gây thiệt hại lớn về mặt tài chính cho ngành hàng không Malaysia khiến chính phủ nước này buộc phải rót tiền nhằm cứu ngành hàng không khỏi sự sụp đổ.
Quỹ đầu tư của Malaysia Khazanah Nasional Berhad cũng phải rót tiền và lên kế hoạch cứu vãn hàng không.
Nhà đầu tư Morgan Stanley gần đây đã vạch ra chiến lược mới để cứu ngành hàng không. Tính từ năm 2015-2017, ngành hàng không của Malaysia đã tổn hại đến 1,92 tỉ bảng.
Doanh thu từ hoạt động du lịch chiếm gần 16% tổng sản phẩm quốc nội của Malaysia và đem lại 14% tổng số việc làm cho quốc gia năm 2012. Tuy nhiên, sự mất tích của MH370 đã tác động lớn đến ngành du lịch nước này sau sự việc.
Rất nhiều du khách cho biết họ không muốn đi du lịch đến Malaysia nữa, đặc biệt là sau khi hoạt động tìm kiếm chiếc máy bay của chính phủ Malaysia bị chỉ trích nặng nề tại Trung Quốc. Thậm chí, nhiều công ty du lịch của Trung Quốc có thời điểm còn dừng việc bán vé máy bay tới Malaysia.
Những nỗi đau còn lại
Doanh nhân Trung Quốc Li Hua bị đột quỵ, muốn tự tử, còn vợ ông nằm viện vì đau tim kể từ khi con gái của họ mất tích cùng chuyến bay MH370 của Malaysia.
Bà A. Amirtham, nhân viên phòng khám ở Malaysia đã nghỉ hưu, thỉnh thoảng ngất xỉu, thiếu ngủ và mất cảm giác thèm ăn sau khi đứa con trai duy nhất, Puspanathan, biến mất cùng chiếc Boeing 777-200 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Với bà Li Jiuying, số phận mờ mịt về người anh trai Li Guohai có mặt trên chuyến bay hôm 8/3/2014 khiến bà luôn có cảm giác nặng nề khi phải nói dối người mẹ già yếu. Mẹ bà Li tin rằng con trai mình đang bận công tác và chưa về được.
Nhiều năm sau ngày phi cơ của hãng Malaysia Airlines biến mất, người thân của các hành khách xấu số vẫn mắc kẹt trong nỗi đau.
Nhưng sự thật về vụ tai nạn hàng không lạ lùng này vẫn chưa có lời giải đáp cho các thân nhân. Việc chiếc Boeing 777 mất tích khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh được xem là một trong những bí ẩn khó hiểu nhất của ngành hàng không.
Cuộc tìm kiếm kéo dài nhiều năm trời ở phạm vi phía nam xa xôi của Ấn Độ Dương, hiện tập trung dò dưới đáy biển bằng thiết bị tìm tàu ngầm kỹ thuật cao, vẫn không đem lại kết quả gì. Giới chức hàng không thế giớiyêu cầu giám sát máy bay từng phút để tránh thảm kịch tương tự xảy ra.
Theo nguoiduatin
5 năm MH370 mất tích: Malaysia nêu điều kiện nối lại tìm kiếm
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Malaysia để ngỏ khả năng nối lại tìm kiếm máy bay MH370 mất tích, trong bối cảnh Malaysia chuẩn bị kỷ niệm 5 năm ngày máy bay mất tích.
Malaysia để ngỏ khả năng nối lại tìm kiếm máy bay MH370 mất tích.
Theo Mirror, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke tuyên bố sẵn sàng nối lại tìm kiếm nếu các công ty tham gia tìm kiếm đưa ra các đề xuất hợp lý và đáng tin cậy.
Công ty Ocean Infinity có trụ sở ở Mỹ kết thúc chiến dịch tìm kiếm kéo dài 3 tháng hồi năm ngoái mà không tìm thấy MH370. Chính phủ Malaysia đã nhiều lần khẳng định rằng họ chỉ trả chi phí tìm kiếm nếu xác định được vị trí máy bay.
"Nếu có thông tin đáng tin cậy hoặc đề xuất cụ thể, chúng tôi sẽ xem xét nghiêm túc và sẵn sàng đàm phán về kế hoạch tìm kiếm mới", ông Loke nói với các phóng viên trong cuộc họp báo trước dịp kỷ niệm 5 năm ngày máy bay mất tích".
Theo ông Loke, Ocean Infinity đã bày tỏ việc mở cuộc tìm kiếm mới, nhưng công ty này chưa công bố chi tiết kế hoạch.
"Giám đốc điều hành của Ocean Infinity đã đề cập về một số công nghệ mới. Chúng tôi sẵn sàng thảo luận với họ. Nếu họ có thể thuyết phục chúng tôi rằng công nghệ mới có thể hiệu quả hơn trong việc tìm kiếm, thì chúng tôi sẵn sàng khởi động lại chương trình tìm kiếm MH370", ông Loke nói thêm.
Hơn 30 mảnh vỡ được cho là của MH370, trôi dạt vào các vùng biển thuộc Ấn Độ Dương. Cho đến nay, các nhà điều tra Malaysia chỉ xác nhận 3 mảnh vỡ trong số này.
Gia đình có người thân mất tích hy vọng việc chính phủ Malaysia trưng bày các mảnh vỡ sẽ giúp công chúng hiểu rõ hơn về những mất mát và tổn thương về tinh thần mà họ phải trải qua, từ đó khởi động lại chiến dịch tìm kiếm.
"Đây chỉ là một mảnh vỡ nhỏ của máy bay nhưng nó trông rất lớn. Điều đó khiến mọi người hình dung chiếc máy bay mất tích lớn đến mức nào", một người có người thân mất tích trên máy bay MH370, nói.
Theo Danviet
Nóng: Lý do thật sự khiến MH370 biến mất không dấu vết Một giả thiết gây sốc vừa xuất hiện đưa ra lời giải cho sự biết mất không dấu vết của máy bay MH370 cách đây 5 năm. Theo giả thiết này, máy móc đã chiếm quyền điều khiển máy bay của các phi công. Báo Anh Express cho hay, MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị mất tích vào ngày 8/3/2014 rên...