Bí ẩn sau những cánh cửa màu xanh
Màu xanh trên những khung cửa ở miền nam đất nước vừa có tác dụng như một lá bùa, vừa là cội nguồn khổ đau không kể xiết.
Tại ngôi nhà của một Gullah Geechee (hậu duệ của những nô lệ gốc Phi) trên đảo Daufuskie, bang South Carolina, những cánh cửa và cửa chớp đều được sơn màu xanh. Nó không đơn giản là trang trí, mà còn có tác dụng như những lá bùa bảo vệ sự bình yên cho người sống trong nhà.
Những ngôi nhà với cánh cửa màu xanh xuất hiện nhiều ở miền nam nước Mỹ. Ảnh: Dawna Moore/Alamy.
Màu xanh nhạt này có nguồn gốc từ một loại thuốc nhuộm được sản xuất trên các đồn điền chàm ở vùng Lowcountry (duyên hải) của bang. Ban đầu, chỉ những người nô lệ châu Phi và con cháu sử dụng những màu sắc này để đánh bại quỷ dữ. Họ tin quỷ và các linh hồn tà ác không thể đi qua nước. Và màu xanh sẽ lừa những linh hồn đó rằng trước mắt chúng là một biển nước (chúng không thể đi qua được) hoặc bầu trời (thứ khiến chúng không thể nhìn thấy nạn nhân để đuổi bắt, làm hại). Do đó, ngoài những ô cửa màu xanh, trần nhà màu xanh, người dân còn sử dụng những chai thủy tinh màu xanh lam treo lên cây để bẫy những linh hồn ác.
Du khách sẽ nhìn thấy Haint blue (các sắc thái của màu xanh) tràn ngập thị trấn Beaufort và các nơi khác nữa ở vùng Lowcountry của bang. Ở những nơi này, màu xanh được tin là có sức mạnh bảo vệ những người châu Phi bị bắt làm nô lệ trước kia và con cháu họ khỏi những linh hồn ác. Nhưng màu sắc này cũng là minh chứng cho quá khứ đau khổ không gì diễn tả được của những người bị bắt làm nô lệ trong thế kỷ 18.
Thị trấn Beaufort ven sông thanh lịch này là một trong những khu vực từng giàu có nhất của miền nam nước Mỹ trước thời kỳ Nội chiến. Đến nay, du khách vẫn có thể nhìn thấy hàng chục căn biệt thự xây từ thời kỳ đó nằm trên các con phố, như tái hiện lại quá khứ giàu có trước đây. Trần của các mái hiên rộng lớn hầu như chỉ được sơn bởi một màu xanh nhạt mềm mại.
Ngày nay, các công ty sơn ở miền nam vẫn bán sơn màu này để người dân làm đẹp cho trần nhà của họ. Phần lớn người sử dụng màu sơn này là các Gullah Geechee. Tại Rantowles, một ấp cách thành phố Charleston 22 km là gia đình của một Gullah Geechee – Alphonso Brown. Họ sơn nhà với màu xanh không chỉ vì phong tục của cha ông, mà còn e ngại rằng các linh hồn xấu sẽ quấy nhiễu nếu họ từ bỏ truyền thống này.
Video đang HOT
Ở Kano, Nigeria, các hố nhuộm chàm xuất hiện từ những năm 1498 và vẫn còn tồn tại đến nay. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, không phải mọi Gullah Geechee đều đồng tình với quan điểm sử dụng màu xanh sơn nhà này. “Màu xanh không bao giờ được nhắc đến trong gia đình tôi ở đảo Hilton Head”, Louise Miller Cohen, người sáng lập ra bảo tàng Gullah trên đảo, cho biết. “Mọi người nói rằng nên sơn nhà màu xanh để xua đuổi ác quỷ. Nhưng nếu điều đó là sự thật, mọi ngôi nhà trên đảo đã phải sơn màu xanh hết rồi”, cô nói. Dù vậy, bảo tàng Gullah, nơi từng là nhà của bố Cohen, cũng được sơn màu đặc trưng đó.
Heather Hodges, CEO của Khu di sản Quốc gia Hành lang Văn hóa Gullah Geechee, sử dụng màu xanh như một lá bùa hộ thân đã có từ trong văn hóa xa xưa của người châu Phi. Trong cuốn sách Red, White & Black Make Blue của mình, nhà văn Andrea Feeser cũng nhắc đến truyền thống tâm linh của người Tây Phi. Theo đó, họ thường đeo các chuỗi hạt hoặc quần áo màu xanh để bảo vệ bản thân khỏi các năng lượng tiêu cực.
Người dân thường sử dụng các chai lọ màu xanh để trang trí nhà cửa, nhưng đồng thời chúng cũng được coi như những lá bùa, đem lại cho họ cuộc sống bình an. Ảnh: Bob Pardue/Alamy.
Trong một số nền văn hóa, màu xanh cũng mang ý nghĩa tâm linh. Các cây chàm dùng để tạo ra màu xanh, được trồng lần đầu tiên ở South Carolina vào năm 1739, đem lại giá trị xuất khẩu lên đến 30 triệu USD mỗi năm (tính theo thời giá hiện nay). Tuy nhiên ngành sản xuất thuốc nhuộm chàm này buộc phải dừng lại vào cuối thời Cách Mạng Mỹ (1775 – 1783) do người dân South Carolina sản xuất thuốc nhuộm chàm dành riêng cho thị trường Anh. Và khi Mỹ không còn là thuộc địa của Anh nữa, họ cũng mất luôn thị trường này.
Vào giữa thế kỷ 19, khi thuốc nhuộm xanh tổng hợp đã có sẵn, màu chàm gần như biến mất khỏi Beaufort cũng như phần còn lại của Lowcountry. Phải đến những năm gần đây, phong trào sản xuất thuốc nhuộm chàm của người Gullah Geechee mới được khôi phục như một cách gìn giữ nét văn hóa, truyền thống của tổ tiên họ.
Vẻ đẹp siêu thực của cánh đồng cói Việt Nam
Dưới ống kính của nhiếp ảnh gia, cánh đồng cói vào mùa thu hoạch giống như một bức tranh tuyệt đẹp với màu xanh mướt làm chủ đạo.
Cói được trồng như một loại cây chủ lực ở vùng Vũng Liêm (Vĩnh Long). Cói sau khi thu hoạch phơi sẽ được vận chuyển bán cho các nhà sản xuất chiếu, sản xuất thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Trung Anh
Sau khi cắt, cói được chẻ và phơi ngay trên cánh đồng.
Những cọng cói bung xòe như những dải quạt xanh.
Những bó cói mềm uốn lượn theo từng nhịp tay uyển chuyển. Người dân giũ cói để cho rơi hết phần rác.
Những "bông hoa" cói được phơi bên cạnh đồng rực rỡ trong nắng trưa. Tác giả chia sẻ, để thực hiện bộ ảnh, anh phải dậy sớm từ 2 - 3 giờ sáng rồi dầm nắng giữa trưa để chụp được ảnh phơi cói khi mặt trời mọc trên đỉnh đầu.
Người dân thu hoạch cói tươi thường ra đồng từ rất sớm để kịp phơi khi trời nắng. Thu hoạch cói gồm nhiều công đoạn như cắt cói tươi, chẻ cói, chặt gốc, phơi và buộc nên cần nhiều nhân công. Người dân có thể giúp đỡ nhau làm cho từng hộ hoặc thuê nhân công. Mỗi mùa thu hoạch kéo dài khoảng một tháng, một công có năng suất trung bình 1,2 - 1,6 tấn mỗi vụ.
Sau chuyến đi, điều nhiếp ảnh gia ấn tượng nhất về con người nơi đây là sự thân thiện, mến khách. Khi chụp, người dân luôn hỗ trợ và hỏi thăm anh.
Thực hiện bộ ảnh: Nhiếp ảnh gia Lương Anh Trung
Thành phố phủ một màu xanh mát lạnh ở Morocco Chefchaouen là một thành phố nhỏ nằm ở phía đông bắc Morocco, nổi bật với hàng loạt bức tường màu xanh thiên thanh đặc trưng.