Bí ẩn ’sát thủ tàng hình’ trên không của TQ
Trung Quốc dường như đang sản xuất đại trà chiến cơ tàng hình J-20, và trở thành nước thứ hai trên thế giới sản xuất loại chiến cơ trên quy mô lớn, đánh dấu chấm hết cho vị thế độc quyền của Mỹ về loại vũ khí này.
J-20 tại sân bay
Khi phi đội này có đủ máy bay và phi công được huấn luyện, cùng nhân công bảo dưỡng, không quân TQ có thể tuyên bố đơn vị J-20 của họ &’sẵn sàng chiến đấu’. Các nhà phân tích dự tính Bắc Kinh sẽ đạt mốc then chốt này vào khoảng năm 2017.
Khi đó, TQ sẽ gia nhập một câu lạc bộ riêng, khi trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, sở hữu phi đội máy bay phản lực tuyến đầu tránh được radar của đối phương.
F-117 của Mỹ là chiếc chiến cơ tàng hình đầu tiên trên thế giới, được đưa vào biên chế năm 1983. Năm 1997 tới lượt chiếc máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ vào biên chế, và chiến cơ tàng hình siêu thanh F-22 hoạt động vào năm 2005. Phiên bản F-35 nhỏ hơn hoạt động vào tháng 7/2015.
Tới những năm 2030, Lầu Năm Góc có thể sở hữu chừng 1.700 chiếc F-35 cùng với 180 chiếc F-22 và 20 chiếc B-2.
Video đang HOT
J-20 của Trung Quốc thậm chí còn được đánh giá là ngang tầm với F-22 của Mỹ
Trong bài viết của mình, ông Carlo Kopp, một nhà phân tích thuộc nhóm cố vấn Air Power Australia, nhận định rằng vai trò không chiến của J-20 đang lớn mạnh hơn nhờ có sẵn nhiều động cơ rất khỏe. Nói một cách khác, J-20 đang trở thành một chiến cơ có thể tham gia không chiến ngang tầm với chiếcF-22 của Mỹ.
Đánh giá của Kopp rất quan trọng. Bảy máy bay J-20 kế tiếp vẫn sử dụng động cơ của loại nguyên bản. Hiện chưa rõ máy bay thứ 9 sử dụng động cơ AL-31 hay WS-10, hay là WS-15 (giúp J-20 tăng tốc và thao diễn hiệu quả hơn).
Dù chiếc thứ 9 khác với các phiên bản đời đầu, thì chí ít điều đó cũng cho thấy một bước tiến lớn hướng tới tiêu chuẩn sản xuất – và một kỳ tích ấn tượng cho sự tiến bộ nhanh chóng của không quân TQ.
Tuy nhiên, bước tiến quan trọng nhất trong sự phát triển của không quân TQ lại nằm đâu đó trong tương lai – đó là trong trận chiến đầu tiên. Không quân Mỹ đã triển khai các máy bay tránh radar trong các cuộc chiến lớn của Mỹ, kể từ lần xâm lược Panama năm 1989.
Phát triển máy bay chiến đấu trong thời bình làm một việc. Nhưng hãng thông tấn TQ cũng lưu ý: “chiến tranh lại là một vấn đề khác”.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Chiến lược chống IS của Mỹ: Manh mún, thiếu minh bạch
Trong khi chiến dịch không kích của Nga tiếp diễn ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược chống IS của Mỹ là manh mún, thiếu minh bạch.
Trong khi chiến dịch không kích của Nga tiếp diễn ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược chống IS của Mỹ là manh mún, thiếu minh bạch.
Đó là nhận định của hai nhà phân tích người Mỹ Robbin Laird và Ed Timperlake đăng trên trang mạng Breaking Defense. Tiến sĩ Robbin F. Laird là một nhà phân tích kỳ cựu về các vấn đề quân sự toàn cầu, từng làm việc cho chính phủ Mỹ và nhiều tổ chức tư vấn như Trung tâm Phân tích Hải quân (Center for Naval Analysis) và Viện Phân tích Quốc phòng (Institute for Defense Analysis).
Tiến sĩ Robbin F. Laird (trái) là một nhà phân tích kỳ cựu về các vấn đề quân sự toàn cầu, từng làm việc cho chính phủ Mỹ và nhiều tổ chức tư vấn.
Theo hai nhà phân tích Robbin Laird và Ed Timperlake, Mỹ đã chỉ trích chiến dịch không kích của Nga ở Syria, kể từ khi nó bắt đầu vào ngày 30/9/2015. Nhưng ngay từ đầu, Nga đã hành động phù hợp với luật pháp quốc tế và theo yêu cầu của chính phủ hợp pháp ở Syria.
Mỹ hiện không ở vào vị thế có thể dạy người khác về đạo lý. Vụ ném bom vào Tổ chức Bác sĩ không biên giới tại một bệnh viện ở Kunduz và vụ tờ The Intercept tiết lộ về thương vong dân thường của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã làm giảm sút đáng kể uy tín của Mỹ ở nước ngoài.
Ngoài việc mất uy tín về đạo đức, chiến lược chống IS của Mỹ đã chứng tỏ là manh mún, lộn xộn, thiếu minh bạch và không hiệu quả. Hai nhà phân tích Robbin Laird và Ed Timperlake viết: "So sánh với chiến lược của Nga ở Syria, chiến lược của Mỹ là không rõ ràng và việc sử dụng quân đội Mỹ để hỗ trợ chiến lược rời rạc manh mún này đã bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Có những giới hạn rõ ràng trong việc sử dụng công nghệ UAV trừ những trường hợp đặc biệt, cụ thể là chiếm lĩnh được không phận và có mục đích chiến lược rõ ràng".
Sự manh mún không rõ ràng này không chỉ biểu hiện qua chiến lược quân sự của Lầu Năm Góc, mà còn hiện hữu trong chính sách đối ngoại của chính quyền Obama. Hành động quân sự của Nga đã bộc lộ những nhược điểm chiến lược của chính quyền Obama, trong đó có việc chọc tức Israel và tiến hành một chiến dịch không kích "rất yếu kém, nặng về phô trương".
Hai nhà phân tích Laird và Timperlake cũng chỉ ra rằng phương Tây đã vi phạm Hiến chương Liên Hợp Quốc: "(Tổng thống) Putin đang ủng hộ một chính phủ hiện hữu, chính phủ của Assad. Mọi người nên nhớ rằng ưu tiên trong Hiến chương LHQ là hỗ trợ chính phủ hợp pháp và việc Nga coi các cuộc không kích của phương Tây ở Syria là bất hợp pháp theo Hiến chương Liên Hợp Quốc không có gì là quá đáng. Hành động hỗ trợ (chế độ) Assad của Nga cũng phơi bày sự thiếu minh bạch của &'bên kia' (phương Tây), khi hỗ trợ một mớ hỗn độn bao gồm các đối thủ của ông Assad: từ ISIL đến các đối thủ thực sự chính đáng".
Theo hai nhà phân tích nói trên, việc hỗ trợ chính phủ hợp pháp là chìa khóa của thành công: "Với một lực lượng quân sự trên mặt đất, cụ thể là người của (Tổng thống) Assad, và hỗ trợ chính phủ Syria hợp pháp, không quân Nga có thể dựa vào các lực lượng Syria để tìm kiếm và xác định mục tiêu ...Điều quan trọng là việc đề ra một chiến lược rõ ràng cũng như các vũ khí khí tài được sử dụng".
Hai ông Robbin Laird và Ed Timperlake kết luận: Nếu muốn duy trì bất kỳ ảnh hưởng nào trong cuộc xung đột ở Syria, chính quyền Obama cần xét lại các ưu tiên và nói: "Chính quyền Obama phải thừa nhận rằng thời thế đã đổi thay và các phương pháp chống nổi dậy mà Mỹ từng theo đuổi trong thập kỷ qua ... là đã lỗi thời".
Minh Châu (Theo Sputnik News)
Theo_Kiến Thức
"Sự hiện diện của Nga ở Syria cần thiết vào lúc này" Nhà phân tích Eric Draitser cho rằng, sau những chính sách thất bại của Mỹ thì sự hiện diện của Nga ở Syria là cần thiết vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài phát thanh Sputnik, chuyên gia Draitser cho rằng, sự hiện diện của Nga ở Syria là một yếu tố là thay đổi cục diện và cần...