Bí ẩn “sát nhân đồ lót”: Chân dung kẻ giết người hàng loạt
Những người quen biết và cả vợ con của người đàn ông này đều như “chết đứng” khi biết hắn chính là sát nhân hàng loạt.
Năm 1989, dư luận Australia rúng động bởi sự xuất hiện của một trong những kẻ giết người hàng loạt dã man nhất lịch sử nước này. Tên tội phạm có biệt danh “ Sát thủ đồ lót” hay “Sát thủ người già” bởi thói quen sử dụng quần lót của các cụ bà để siết cổ chính họ. Với vẻ ngoài hoàn hảo hung thủ đã khiến cảnh sát phải rất vất vả để đưa được hắn ra ngoài ánh sáng.
John Glover là nhân viên bán hàng cho một công ty sản xuất bánh.
Những lời tự thú
Sau khi tỉnh lại trong bệnh viện, biết rằng không thể chối cãi, Glover khai với cảnh sát rằng quen biết với nạn nhân Joan Sinclair đã một thời gian khá lâu và hai gia đình khá thân thiết. Thời gian gần đây, khi nghe thấy thông tin về tên sát nhân hàng loạt, bà Joan Sinclair cũng hết sức cảnh giác nhưng khi người gõ cửa là Glover, bà không mảy may nghi ngờ.
Sau khi cánh cửa nhà bà Sinclair đóng lại, Glover đã lấy chiếc búa từ trong chiếc vali mang theo và đánh vào đầu bà Sinclair. Sau đó, Glover tụt chiếc quần lót của nạn nhân rồi dùng nó để xiết cổ bà, như cách đã làm với các nạn nhân khác.
Glover đã để xác chết của bà Sinclair trên thảm rồi lục tìm rượu để uống. Khi xong xuôi những việc này, Glover bước vào bồn tắm, uống thuốc ngủ, rạch cổ tay, cuối cùng là nằm đó chờ chết.
Tuy nhiên, ý định này của tên sát nhân đã không thành hiện thực. Glover không chết và các điều tra viên cảm thấy vô cùng nhẹ nhõm, bởi vì nếu hành động tự sát này thành công thì câu hỏi: “Không biết Glover có phải là thủ phạm đích thực không” sẽ không bao giờ có câu trả lời chính xác. Glover đã làm tan biến sự lo ngại của họ với những lời tự thú về những việc đã làm với các nạn nhân trước.
Vỏ bọc không ngờ của tên sát nhân máu lạnh
Video đang HOT
Những người quen biết và cả vợ con của Glover đều gần như chết đứng khi biết tin người đàn ông này chính là tên sát nhân hàng loạt. Kẻ đã khiến dư luận vô cùng kinh hãi và phẫn nộ, còn cảnh sát thì gặp rất nhiều khó khăn để truy tìm tung tích trong thời gian qua. Họ không thể tin được bởi bên ngoài, chẳng thể tìm ra điểm gì bất thường ở Glover.
Cao lớn, trầm tính, thân thiện, tốt bụng – đó là những gì người ta thường nhắc về Glover. Đây thậm chí là người mà hàng xóm có thể tin tưởng giao con cái, nhà cửa nhờ trông nom khi có việc đi xa. Cho đến trước khi bị bắt, Glover còn là nhân viên tình nguyện tại tổ chức từ thiện dành cho người già.
Glover rất biết cách chăm chút cho vỏ bọc một người đàn ông trung niên bình dị của mình. Glover là nhân viên bán hàng cho một công ty sản xuất bánh tại địa phương. Khuôn mặt đáng tin, nụ cười thân thiện luôn thường trực khiến rất nhiều khách hàng quý mến Glover.
Tuy nhiên trên thực tế, John Glover là một kẻ nghiện bài bạc, có thể đứng nhiều giờ tại sòng bạc. Và cách dễ nhất để Glover có tiền nhằm trang trải cho thói quen này là ăn trộm. Glover dành hết số tiền cướp được các vụ giết người cho cờ bạc và rượu chè.
Chính vì thế, cảnh sát đã tìm hiểu hồ sơ và phát hiện nhiều năm về trước, Glover từng có tiền án về tội trộm cắp và tiền sự về các vụ tấn công phụ nữ không có khả năng phòng vệ, ngay từ khi mới nhập cư đến Australia từ Anh vào năm 1956. Đến năm 1965, Glover bị kết án 3 tháng tù vì tội theo dõi, rình trộm người khác. Sau khi được trả tự do, Glover vờ như trở thành công dân gương mẫu nhưng thực chất chỉ thay đổi cách thức phạm tội và không có tên trong sổ đen của cảnh sát suốt 25 năm sau đó.
Cảnh sát đã rất khó khăn trong việc tìm hiểu lý do cho hành động cuồng sát của Glover. Câu hỏi “Tại sao?” của họ luôn luôn được đáp lại bằng cùng một câu trả lời: “Tôi không biết. Khi nhìn thấy những người phụ nữ này, dường như có điều gì đó đã làm bùng lên trong tôi. Lúc đó tôi chỉ biết phải tìm cách nào đối xử thô bạo với họ”.
Tuy nhiên, với các chuyên gia tâm lý tội phạm, hành vi này không khó để có thể lý giải.
Theo Danviet
Bí ẩn sát nhân "đồ lót": Những manh mối đầu tiên
Sau khi xâu chuỗi các thông tin, cảnh sát nhận ra rằng họ có thể đang tìm kiếm sai đối tượng và kẻ sát nhân thuộc mẫu người không mấy thu hút sự chú ý của người khác. Và cho đến lúc nhận ra điều này, đã có thêm các nạn nhân khác bị giết hại.
Năm 1989, dư luận Australia rúng động bởi sự xuất hiện của một trong những kẻ giết người hàng loạt dã man nhất lịch sử nước này. Tên tội phạm có biệt danh "Sát thủ đồ lót" hay "Sát thủ người già" bởi thói quen sử dụng quần lót của các cụ bà để siết cổ chính họ. Với vẻ ngoài hoàn hảo hung thủ đã khiến cảnh sát phải rất vất vả để đưa được hắn ra ngoài ánh sáng.
Bà Margaret Pahud bị giết hại vào ngày 2/11.1989.
Cảnh sát bất lực
Thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng do mắc chứng Alzheimer nên bà Doris Cox đã mô tả mơ hồ về hình dáng thủ phạm. Bà khai rằng kẻ tấn công là một thanh niên và thậm chí còn vẽ một bức chân dung thủ phạm. Thông tin sai lệch này đã khiến Cảnh sát gần như đi nhầm đường, đặc biệt là lời khai này phù hợp với phác thảo chân dung thủ phạm của các nhà tâm lý học, rằng kẻ sát nhân khả năng ở tuổi vị thành niên có tâm lý ghét người già. Chính vì thế, cảnh sát chỉ tập trung vào việc truy tìm một thanh niên có hành động kì lạ hoặc có những mối liên hệ nào đó với các nạn nhân.
Trong lúc đó, dư luận lại tiếp tục hoang mang khi nạn nhân khác là bà Margaret Pahud (85 tuổi), bị giết hại ngày 2/11/1989. Nạn nhân bị đập vào sau gáy bằng một vật rắn khi đang qua đoạn phố vắng vẻ để về nhà. Lực mạnh từ các cú đánh đã khiến nạn nhân bị nứt sọ. Hung thủ đã lấy đi túi xách của bà Pahud và chỉ tìm thấy sau đó 1 tuần khi nó bị vứt bên vệ đường. Ngoài một nữ sinh phát hiện ra thi thể của bà Pahud thì không hề có bất cứ nhân chứng nào.
Các thám tử kinh nghiệm nhất bang New South Wales đã được tập trung lại. Tuy nhiên, trong khi họ đang dành nhiều giờ để kiểm tra hiện trường vụ án mạng bà Pahud thì lại tiếp tục nhận được thông báo về một thi thể khác. Chưa đầy 24 tiếng, hai vụ án mạng đã xảy ra mà phần lớn là do một hung thủ.
Nạn nhân thứ 4 là bà Olive Cleveland (81 tuổi). Hung thủ đập đầu bà Cleveland nhiều lần vào tường bê tông, trước khi dùng quần lót của chính nạn nhân để siết cổ. Sau đó, hắn bỏ đi với chỉ 60USD trong túi xách của bà.
Nạn nhân 81 tuổi Olive Cleveland lấy đi 60USD trong túi xách sau khi bị giết.
Sự thật dần hé lộ
Các lực lượng chức năng lục soát khắp mọi ngõ ngách và thẩm vấn bất kì ai có thể có liên quan đến kẻ giết người nhưng tất cả đều vô vọng. Các cụ bà tránh đi lại trên đường và nếu bắt buộc thì chỉ dám ra đường bằng xe hơi.
Tia hy vọng bắt đầu mở ra khi trong một số vụ tấn công cướp giật xảy ra vào khoảng thời gian gần đây, các nạn nhân cũng là các cụ bà đã nhìn thấy một người đàn ông trung niên, tóc bạc, to lớn bệ vệ và ăn mặc rất chỉnh tề. Cuối cùng, sau khi xâu chuỗi các thông tin, cảnh sát nhận ra rằng họ có thể đang tìm kiếm sai đối tượng và kẻ sát nhân thuộc mẫu người không mấy thu hút sự chú ý của người khác.
Thế nhưng, khi cảnh sát còn chưa được ai vào diện tình nghi thì những thi thể lại liên tiếp được tìm thấy.
Ngày 23/11, tên sát thủ phát hiện cụ bà 92 tuổi, Muriel Falconer đang chật vật đi trên phố với một túi đồ nặng. Hắn ngay lập tức quay xe, lấy búa, găng tay và bám theo nạn nhân đến tận trước cửa nhà. Do bà Falconer bị điếc và lòa nên đã không nhận ra có người xuất hiện ở phía sau mình.
Bà Muriel Falconer (92 tuổi) cũng không thoát khỏi bàn tay tên sát nhân.
Ngay khi cửa được mở, hắn đã dùng một tay bịt mồm, còn tay kia đập nhiều nhát vào đầu nạn nhân cho đến khi bà ngã xuống, sau đó lục soát ví tiền và ngôi nhà rồi bỏ đi với 100USD. Phải đến tận chiều tối hôm sau, thi thể nạn nhân mới được phát hiện khi người hàng xóm vô tình đi ngang qua. Bà Falconer đã bị đánh nhiều nhát mạnh vào đầu, gãy ba chiếc xương, khuôn mặt biến dạng còn cổ họng thì bị chiếc quần lót của mình quấn chặt.
Bên cạnh yếu tố chuyên môn, các thám tử vẫn cần đến sự may mắn để có thể bắt được người đàn ông bệnh hoạn này bởi hắn xuất hiện "thoắt ẩn, thoắt hiện" và không theo một quy luật nào, có thể ra tay giết người bất cứ lúc nào hắn muốn.
Và cuối cùng dịp may đã đến vào ngày 11/1/1990, khi hung thủ phạm một sai lầm nghiêm trọng.
Theo Danviet
Bí ẩn sát nhân "đồ lót": Những cái chết đẫm máu Liên tiếp những vụ tấn công và sát hại các cụ bà xảy ra theo cùng một phương thức đã khiến cảnh sát hiểu rằng họ đang phải đối mặt với một kẻ giết người hàng loạt vô cùng điên loạn. Năm 1989, dư luận Australia rúng động bởi sự xuất hiện của một trong những kẻ giết người hàng loạt dã man...