Bí ẩn rùng rợn thanh kiếm chết chóc được rèn từ xương người
Theo một giai thoại, người thợ rèn sống ở thế kỷ 14 đã tạo ra một thanh kiếm chết chóc để dâng lên chủ nợ.
Điều rùng rợn là thanh kiếm được người thợ tạo ra từ xương người. Do vậy, thanh kiếm trở nên khát máu khi mỗi lần sử dụng đều phải thấy máu.
Dân gian lưu truyền những giai thoại, truyền thuyết rùng rợn về những thanh kiếm chết chóc. Trong số này có một thanh kiếm được cho là bị “ nguyền rủa”.
Tương truyền, một thợ rèn ở Italy sống vào thế kỷ 14 đã làm ra một thanh kiếm rùng rợn.
Người thợ rèn này mắc nợ chủ nợ một số tiền không nhỏ. Chính vì vậy, người này quyết định làm ra một thanh kiếm “độc, dị” để dâng lên chủ nợ.
Theo đó, người thợ rèn có những hành động rùng rợn để chế tạo thanh kiếm là dùng xương người thật.
Cụ thể, người thợ rèn chặt tay phải của vợ để làm chuôi kiếm. Kế đến, thợ rèn lấy xương sườn của con trai đã chết làm lưỡi gươm.
Thậm chí, người thợ rèn còn tự chặt xương đùi của bản thân để làm bao gươm.
Sau một thời gian, người thợ rèn cũng hoàn thành việc chế tạo ra thanh kiếm làm từ xương người và đưa cho chủ nợ.
3 ngày sau khi nhận được thanh kiếm trên, người chủ nợ dường như phát điên khi cầm vũ khí trên chém giết người thân trong gia đình.
Về sau, bất cứ người nào động tới thanh kiếm trên đều trở nên điên cuồng, không kiểm soát được hành vi và gây ra cảnh tượng chém giết rùng rợn.
Một số người cho rằng thanh kiếm làm từ xương người trên bị “nguyền rủa” nên nó mới “khát máu” đến như vậy.
video: Bắt sới bầu cua liều lĩnh thủ sẵn kiếm Nhật (nguồn: VTC1)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/LV
Rùng mình cuộc sống "đẫm máu" của người dân thời Trung cổ
Dưới thời Trung cổ, người dân có cuộc sống 'đẫm máu' và có phần rùng rợn khi đối mặt với nhiều mối đe dọa chết chóc. Theo đó, nhiều người dân sống vào giai đoạn lịch sử này không biết sẽ chết lúc nào và qua đời vì nguyên nhân nào.
Cuộc sống của người dân thời Trung cổ được biết đến có nhiều mặt tiêu cực khi phải đối diện với nhiều mối đe dọa chết chóc.
Một trong số đó việc người dân sống vào thời kỳ Trung cổ đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
Trong số này có việc đại dịch Cái chết Đen khiến hàng triệu người dân thời Trung cổ bỏ mạng.
Do khoa học và y tế thời đó chưa phát triển, người dân thời Trung cổ tin rằng những dịch bệnh nguy hiểm như Cái chết Đen xảy ra là vì Chúa trừng phạt con người do gây ra những tội lỗi nghiêm trọng.
Thêm nữa, vào thời Trung cổ, một số nơi ở châu Âu đối mặt với nạn đói do mùa màng thất bát vì hạn hán, lũ lụt.
Do không có đủ lương thực thực phẩm, nhiều người dân phải cố gắng duy trì sự sống bằng cách ăn vỏ cây hay những loại rau dại.
Dù vậy, vẫn có không ít người dân bỏ mạng vì đói khát dẫn đến dễ mắc bệnh và tử vong.
Ngoài ra, thai phụ thời Trung cổ có nguy cơ tử vong cao khi "vượt cạn".
Do bà đỡ không có kiến thức y khoa nên việc đỡ đẻ cho thai phụ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đe dọa tính mạng của cả người mẹ lẫn thai nhi.
Không ít trường hợp thai phụ và đứa trẻ đều tử vong trong quá trình sinh nở. Nguyên nhân thường là do thai phụ bị nhiễm trùng hoặc mất máu quá nhiều không thể cầm máu.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/historyextra
Chuyện kỳ bí về những quái vật địa ngục ám ảnh kinh hoàng Một số nền văn minh cổ xưa có những giai thoại, truyền thuyết về quái vật ở địa ngục. Những sinh vật này được miêu tả có ngoại hình đáng sợ cùng với những khả năng phi thường gây ám ảnh kinh hoàng. Chó ba đầu Cerberus là một trong những quái vật ở địa ngục đáng sợ được miêu tả trong thần...