Bí ẩn quái vật kì dị bậc nhất lịch sử Trái đất khi không thể xác định thuộc loài nào
Các nhà khoa học thậm chí không thể phán đoán xem sinh vật cổ đại Tullimonstrum (còn được gọi là quái vật Tully) là động vật có xương sống hay không xương sống.
Trước đó hóa thạch của Tully có niên đại khoảng 300 triệu năm tuổi được phát hiện ở tầng hoá thạch Mazon Creek ở Illinois, Mỹ.
Hình ảnh được cho là quái vật kì dị bậc nhất lịch sử Tully.
Thoạt nhìn, có thể Tully trông rất giống con sên. Nhưng miệng của sinh vật này có một phần phụ dài mỏng kết thúc lại trông giống như một cặp móng vuốt. Đôi mắt nhô ra khỏi cơ thể của nó lại như trên thân cây.
Tully kỳ lạ đến nỗi các nhà khoa học thậm chí không thể xác nhận liệu nó có phải là động vật có xương sống (như động vật có vú, chim, bò sát và cá) hay động vật không xương sống (như côn trùng, động vật giáp xác, bạch tuộc và tất cả các động vật khác).
Năm 2016, một nhóm các nhà khoa học tuyên bố đã giải quyết được bí ẩn của Tully khi cung cấp những bằng chứng mạnh mẽ nhất cho thấy đó phải là một loài động vật có xương sống. Nhưng nó vẫn chưa được giới nghiên cứu chấp nhận.
Video đang HOT
Quái vật Tully ban đầu được phát hiện vào những năm 1950 bởi một nhà sưu tập hóa thạch tên là Francis Tully. Kể từ khi phát hiện ra nó, các nhà khoa học đã hoang mang không biết Tully thuộc nhóm động vật hiện đại nào. Sự bí ẩn của các mối quan hệ tiến hóa thực sự của Tully đã làm giới khoa học đau đầu.
Thực tế, đã có nhiều nỗ lực để phân loại quái vật Tully. Phần lớn các nghiên cứu chủ yếu đã tập trung vào sự xuất hiện của một số tính năng nổi bật hơn của nó bao gồm một đặc điểm tuyến tính trong hóa thạch được hiểu là bằng chứng của ruột, dải sáng và tối của hóa thạch và móng vuốt kỳ dị được cho là miệng nó.
Nghiên cứu năm 2016 cho rằng Tully nên được sắp xếp trong cùng nhóm với động vật có xương sống vì mắt của nó có chứa các hạt sắc tố gọi là melanosome, được sắp xếp theo hình dạng và kích thước giống như ở mắt của động vật có xương sống. Nhưng nghiên cứu mới cho thấy mắt của một số động vật không xương sống như bạch tuộc và mực cũng chứa các melanosome được phân chia theo hình dạng và kích thước tương tự như mắt của Tully và chúng cũng được bảo tồn trong hóa thạch.
Hoá thạch của quái vật Tully khiến các nhà khoa học bối rối.
Để làm điều này, các nhà khoa học đã sử dụng một loại máy gia tốc hạt gọi là nguồn sáng bức xạ synchrotron đặt tại Đại học Stanford ở California. Điều này cho phép khám phá các mẫu hóa thạch và động vật sống ngày nay. Synchrotron bắn phá các mẫu vật với các vụ nổ phóng xạ cực mạnh để “kích thích” các yếu tố bên trong chúng.
Đầu tiên các nhà nghiên cứu đã thấy rằng melanosome từ mắt của động vật có xương sống hiện đại có tỷ lệ kẽm so với đồng cao hơn so với động vật không xương sống hiện đại được nghiên cứu. Tuy nhiên đáng chú ý là sau đó các nhà khoa học cũng đã tìm thấy mô hình tương tự có thể được nhìn thấy ở động vật có xương sống và động vật không xương sống được tìm thấy tạ i Mazon Creek.
Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích hóa học mắt của quái vật Tully và tỷ lệ kẽm với đồng tương tự như động vật không xương sống so với động vật có xương sống. Điều này cho thấy con quái vật có thể không phải là động vật có xương sống, mâu thuẫn với những nỗ lực trước đây để phân loại nó. Mắt của Tully chứa loại đồng khác được tìm thấy trong mắt của động vật có xương sống. Vì vậy, cho đến nay, Tully vẫn là một bí ẩn thực sự với giới khoa học.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Live Science
Chất độc tetrodotoxin giúp cá nóc ngừa stress
Theo các nhà nghiên cứu Nhật Bản, tetrodotoxin - chất độc cá nóc - đóng vai trò trong cuộc sống của loài cá này như là chất giúp chúng giảm stress.
Cá nóc nâu - Takifugu rubripes - Ảnh: Shutterstock
Theo Science, các nhà khoa học từ Đại học Kitasato Shibasaburo ở Kanagawa và Đại học Nagasaki đã phát hiện ra vai trò bất ngờ mà tetrodotoxin - chất độc cá nóc - đóng vai trò trong cuộc sống của loài cá này. Họ kết luận rằng chất độc giúp những con cá này giảm stress.
Đối tượng nghiên cứu là cá nóc nâu, còn được gọi là Takifugu rubripes, được tìm thấy ở một số vùng biển trong đó có biển Nhật Bản. Cá nóc nâu được coi là một loài cá thương mại quan trọng ở Nhật Bản, mặc dù sản lượng đánh bắt hàng năm giảm đáng kể nhưng loài cá này cũng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản.
Giống như các đại diện khác, cá nóc được dùng để chế biến các món ăn, mặc dù gan, túi mật và da của chúng có độc tính chết người do nồng độ đáng kể của tetrodotoxin, phần còn lại của cá chỉ có thể được ăn sau khi xử lý đặc biệt. Cá nóc nâu cũng đóng vai trò là một sinh vật mẫu trong nghiên cứu sinh học vì bộ gien ngắn đáng ngạc nhiên của chúng trong số các loài động vật có xương sống (392.376.244 cặp cơ sở - base pairs).
Cơ thể cá không tự sản xuất tetrodotoxin, nhưng tích lũy nó nhờ các vi khuẩn đặc biệt đi kèm với thức ăn. Cá nóc nâu được nuôi trong các trang trại cá mất độc tính do chế độ ăn khác so với đòng loại sống trong tự nhiên.
Một nghiên cứu năm 2008 được thực hiện trên cùng loài cá này cho thấy cá con có nhiều quyết định rủi ro hơn, có khả năng gây tử vong cho chúng khi không có tetrodotoxin trong cơ thể. Để tìm hiểu làm thế nào chất độc ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, các tác giả của công trình nghiên cứu này đã thêm một liều tetrodotoxin vào thức ăn của cá nóc nâu non trong 1 tháng.
Kết quả, cá có độc tố phát triển dài hơn 6% và nặng hơn 24% so với những con thiếu độc tố. Cá có độc tố cũng tỏ ra ít hung dữ hơn và ít cắn vây nhau hơn. Vì stress ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và sự gây hấn, các nhà nghiên cứu đã đo nồng độ của 2 hormone liên quan đến stress trong cá: cortisol trong máu và corticoliberin trong não. Hóa ra, nồng độ của các hormone này trong cá nóc không độc tố cao hơn trung bình 4 lần so với những con cá có chất độc.
Dữ liệu thu được cho thấy cá nóc cần tetrodotoxin không chỉ để bảo vệ chống lại kẻ săn mồi mà còn cho sự phát triển khỏe mạnh của cá bột. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ độc tố tetrodotoxin quyết định nồng độ các hormone stress như thế nào.
Các nhà khoa học đã công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Toxicon.
Vũ Trung Hương
Theo motthegioi.vn
Những hiểu biết mới về "quái vật siêu bí ẩn Tully" Trong nhiều năm liền, các nhà khoa học vẫn cố gắng tìm hiểu về nguồn gốc sinh vật, cách nó tồn tại và xuất hiện trên Trái Đất. Song, tính đến thời điểm hiện tại, tất cả các nghiên cứu trước đây về loài quái vật Tully 300 triệu năm tuổi này đều bị phủ nhận. Quái vật Tully được phát hiện vào...