Bí ẩn: Quái thú khổng lồ trong rừng gây kinh hãi
Sinh vật lạ có thể tấn công người và để lại vết chân chỉ có 3 ngón khổng lồ gây hoang mang ở Fouke, Mỹ.
Vết chân bí ẩn
Từ thập niên 30 của thế kỷ XX, những bằng chứng được đưa ra về một sinh vật khổng lồ chứa đựng nhiều bí ẩn ở thị trấn Fouke, Arkansas luôn khiến các nhà khoa học phải tò mò.
Ở khu vực này, không biết từ bao giờ đã lưu truyền câu chuyện kể về một quái thú to lớn mang hình hài con người nhưng thân phủ đầy lông lá.
Dân quanh vùng gọi nó là hầu thần cai quản rừng xanh, chứa đầy quyền phép, vô cùng dữ tợn. Nó sẵn sàng tiêu diệt bất cứ ai dám xâm phạm nơi nó đang sống.
Những tưởng đây chỉ là câu chuyện vui nhưng nó đã trở thành sự thật vào một đêm năm 1932, người dân Fouke bất ngờ nghe thấy tiếng kêu của gia súc trong trang trại nhà mình.
Ngay lập tức, chủ trang trại chạy ra, lờ mờ phát hiện một con vật lông lá đang cắn vào cổ chú cừu. Thấy bị phát hiện, con quái thú kia chạy thật nhanh ra khỏi đó.
Năm 1946, khi đang đi dạo gần ngoại ô thị trấn Fouke, một phụ nữ nhìn thấy sinh vật kỳ lạ băng thoăn thoắt qua đường.
Cô kể lại trong sợ hãi: ‘Nó đi lại bằng hai chân, có ngoại hình to lớn, thân thể nhiều lông lá…’.
Năm 1955, tờ báo địa phương Victoria Advocate đăng tải cuộc phỏng vấn một thợ săn trong vùng, kể về cuộc chạm trán đặc biệt với một sinh vật thân hình như gấu, nhưng đi thẳng và rất nhanh nhẹn.
Tuy bị ông bắn trúng vài phát đạn nhưng con vật vẫn còn đủ sức để chạy trốn vào sâu trong rừng.
Video đang HOT
Các báo cáo này chỉ là số ít trong rất nhiều lần con người chạm chán với quái vật từ năm 1930, tuy nhiên hầu hết các nhân chứng chỉ thấy con vật ở khoảng cách xa, hay trong đêm tối.
Chính vì vậy, cảnh sát bỏ qua những báo cáo như vậy và cho rằng, đây chỉ là trò lừa đảo của một vài cá nhân mong muốn nổi tiếng mà thôi.
Thế nhưng, đến năm 1971, cảnh sát cũng phải thay đổi thái độ về con quái vật hình người ở thị trấn Fouke.
Đêm 1/5/1971, cặp vợ chồng Bobby và Elizabeth Ford gọi điện thoại cho cảnh sát báo về việc bị một sinh vật lạ lao thẳng vào nhà và tấn công.
Nghe cô vợ hoảng hốt kể lại, ban đầu cảnh sát nghĩ con vật kỳ lạ kia chỉ là gấu đang tìm thức ăn ở phía ngoài khu vườn.
Nhưng không, một sinh vật giống khỉ với kích thước của một con gấu đã lao vào nhà, nhấc bổng Bobby lên cao rồi ném vào tường.
May mắn thay, lúc đó trong nhà có anh trai của Bobby là Don đã nhanh tay vớ lấy khẩu súng và bắn vào con vật.
Dù không trúng, nhưng âm thanh từ khẩu súng đã làm con vật hoảng sợ, chạy thoát thân vào màn đêm.
Tại hiện trường, cảnh sát thu về vô số dấu vết chứng thực câu chuyện kể trên. Đồ đạc trong nhà bị xáo trộn như vừa diễn ra một cuộc chiến khốc liệt, trên tường xuất hiện các vết xước.
Trên nền đất ngoài vườn là những dấu chân rất to, bàn chân chỉ có 3 ngón khổng lồ, kèm theo một ít lông thú.
Bằng chứng rõ ràng nhất chính là Bobby, một thanh niên khỏe mạnh, nhưng phải nhập viện vì vết thương rất nặng trên lưng.
Từ sau lần đó và một vài vụ việc tương tự, hầu hết mọi người có thể tưởng tượng ra sinh vật mà họ sẽ phải đối đầu đáng sợ như thế nào.
Tuy nhiên, có vô số người dân đã đổ về Fouke để khám phá, tìm hiểu. Đài phát thanh trong vùng còn treo thưởng hậu hĩnh cho những ai chụp được hình của sinh vật kỳ lạ này.
Các báo cáo và những bức ảnh giả về quái vật này vẫn đều đặn được công bố. Thậm chí, rất nhiều trang web đưa tin để những nhân chứng cùng người hiếu kỳ cùng nhau thảo luận sôi nổi.
Trong khi người dân thị trấn Fouke đều tin con vật có thật, các nhà khoa học luôn hoài nghi về nó cùng các bằng chứng vật lý như dấu chân, dấu móng vuốt…
Bên cạnh đó, một số ít nhà khoa học tin rằng quái vật này có thật và là hậu duệ của Gigantopithecus – loài vượn người khổng lồ ở Trung Quốc, Ấn Độ, tồn tại từ 5 triệu năm trước.
Các hóa thạch chỉ ra rằng, Gigantopithecus là những loài linh trưởng lớn nhất trong lịch sử. Rất có thể, quái thú này chính là một Gigantopithecus còn sót lại trên trái đất.
Theo Datviet
Công bố bằng chứng mới về quái thú Bigfoot
Một người đàn ông Mỹ tự xưng là thợ săn quái thú mới đây đưa ra minh chứng về nhân vật Bigfoot trong truyền thuyết.
Rick Dyer kể rằng, ông đã bắn hạ sinh vật kỳ bí trong một khu rừng ở phía Tây Bắc San Antonio, gần đường vòng 1604 và đường cao tốc 151 hồi đầu tháng 9/2012.
Tuy nhiên, Dyer chưa từng cung cấp bất cứ bằng chứng nào ngoại trừ một đoạn video nhòe mờ về cảnh ông bắn một sinh vật to lớn bên ngoài lều trại của mình.
Đồng thời, ông cũng cung cấp cảnh trong bộ phim tài liệu nhan đề 'Shooting Bigfoot' (Bắn hạ quái thú Bigfoot). Song các bằng chứng này vẫn chưa đủ sức thuyết phục những người hoài nghi.
Hình ảnh được cho là mặt quái thú Bigfoot
Mãi tới gần đây, Dyer mới cho công bố thêm một số bức ảnh được cho là bằng chứng về sinh vật lông lá bí ẩn.
Thợ săn quái thú tiết lộ, sau một cuộc tranh chấp kéo dài với các nhà đầu tư, rốt cuộc ông có thể tuyên bố chủ quyền đối với xác Bigfoot bị bắn hạ cách đây hơn 1 năm.
Rick Dyer khẳng định có quái thú Bigfoot
Ông cũng đã tiến hành kiểm tra cần thiết: Từ xét nghiệm ADN, quét ảnh 3D tới chụp cắt lớp toàn bộ cơ thể sinh vật này và khẳng định nó thực sự là dã nhân chân to.
'Bigfoot không phải là một nàng tiên răng, nó có thật. Tôi đã bắn nó và giờ đây tôi sẽ chứng minh cho cả thế giới thấy', ông Dyer nói.
Theo người này, đã có 130 nhân vật được tận mắt thấy xác con vật và những phản ứng của họ đã được ghi nhận lại. Hầu như tất cả đều tin đây thực sự là quái thú.
Ông Dyer dự kiến sẽ tổ chức một buổi họp báo trong thời gian tới để triển lãm toàn bộ xác Bigfoot cũng như công bố các kết quả kiểm tra để trả lời cho những hoài nghi của mọi người.
Đồng thời, Dyer cũng đã lên kế hoạch đưa xác quái thú đi triển lãm khắp Mỹ.
Hồi giữa năm 2013, dư luận Mỹ từng dấy lên những nghi vấn về sự tồn tại của dã nhân Bigfoot khi xuất hiện dấu chân trên đường dẫn vào một khu rừng thuộc Paint Township, hạt Somerset.
Đây vẫn luôn là một trong những đề tài nóng hổi và còn nhiều tranh cãi trên thế giới.
Theo NLĐ
Kinh hãi cảnh sán "làm nhà" trên môi người suốt 3 tháng Con sán có tên khoa học Gongylonema pulchruma đã sống ký sinh trong niêm mạc môi anh Jonathan Allen suốt 3 tháng trời cho tới khi anh tình cờ phát hiện ra. Ký sinh trùng thường được biết đến như một loài "tầm gửi" sống bám vào cơ thể vật nuôi. Tuy nhiên, chúng cũng không bao giờ loại trừ môi trường béo...