Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên

Theo dõi VGT trên

Ít người biết rằng, từ nhiều năm về trước, Triều Tiên có thể tự đóng những tàu khu trục chống ngầm mang máy bay.

Sự thật bất ngờ

Hải quân Nhân dân Triều Tiên ( KPN) không phải là một lực lượng hùng hậu nhưng lại vô cùng bí ẩn. Chính vì thế những tiết lộ liên quân đến lực lượng này luôn thu hút được một sự chú ý lớn. Gần đây, thế giới đã ngỡ ngàng với đoạn video quay lại cảnh KPN cho khai hỏa tên lửa đối hạm hiện đại Kh-35. Trước đó người ta nghĩ rằng Triều Tiên chỉ có trong tay những tên lửa đối hạm P-15 Termit cũ kỹ.

Cũng ít ai biết rằng, KPN đã có những chương trình đóng khu trục hạm chống ngầm, có sàn đáp trực thăng. Chương trình này bắt đầu từ những năm 1990, dùng để đối phó với việc miền Nam (Hàn Quốc) bắt đầu phát triển và đóng mới các tàu ngầm tối tân thuộc lớp KSS theo công nghệ của Đức, cũng như là một phương tiện bảo vệ nguồn lợi biển của Hàn Quốc. Đây là những tàu chiến mặt nước lớn nhất của Triều Tiên, được nghiên cứu và đóng mới trong thời kỳ mà Bình Nhưỡng phải chịu rất nhiều lệnh cấm vận, trừng phạt từ nước ngoài, đồng thời cũng phải đối phó với các vấn đề thiên tai, thảm họa trong nước.

Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên - Hình 1

Một số cơ sở Hải quân Triều Tiên được nhắc trong bài.

Cuối những năm 1990, Hải quân Nhân dân Triều Tiên đã khởi xướng một chương trình hiện đại hóa và đóng mới nhiều loại tàu mặt nước, cụ thể như sau:

- Thay thế các tổ hợp phòng thủ tầm ngắn-cực ngắn ( CIWS) cũ trên các chiến hạm bằng pháo nòng xoay 30mm và súng 14,5mm mới.

- Phát triển lớp tàu tuần tra hai lớp vỏ nhỏ, tốc độ cao. Từ lớp này, chia ra thành ít nhất hai phân nhỏ hơn.

- Phát triển lớp tàu siêu mảnh (VSV) với ít nhất 3 phân lớp con.

- Phát triển tàu khu trục chống ngầm có khả năng chở trực thăng săn ngầm.

Đáng chú ý là KPN đã bổ sung yếu tố tàng hình vào trong thiết kế cho những tàu hai lớp vỏ và tàu siêu mảnh VSV.

Phần quan trọng nhất trong cả chương trình lớn này của miền Bắc chính là loại tàu khu trục chống ngầm mới. Nói là mới, vì trước đó vào những năm 1970, Triều Tiên cũng đã từng phát triển một lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, chở máy bay trực thăng và có khả năng chống ngầm. Đó là tàu khu trục hai lớp vỏ Soho, số hiệu 823. Tàu có thể mang theo trực thăng săn ngầm Mi-4PL, 4 giàn rocket chống ngầm RBU-1200, bốn tên lửa hành trình đối hạm SS-N-2 Styx và một hải pháo 100mm. Soho được đặt lườn tại nhà máy đóng tàu số 28 Najin vào tháng 6/1980, hạ thủy tháng 10/1981 và đưa vào biên chế tháng 5/1982.

Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên - Hình 2

Tàu khu trục lớp Soho số hiệu 823 tại cảng Singyo-ri. Ảnh chụp vệ tinh ngày 5/11/2006. Nguồn: DigitalGlobe.

Tuy nhiên, con tàu gặp nhiều vấn đề từ khâu thiết kế khiến khả năng đi biển của nó khá hạn chế. Chính vì vậy, phần lớn thời gian tàu chỉ ở khu vực cảng và không bao giờ đi ra khỏi vùng biển phía đông. Cuối những năm 1980, Triều Tiên có mua trực thăng chống ngầm từ Liên Xô về để trang bị cho chiến hạm này nhưng không rõ khả năng hoạt động sau đó.

Đến những năm 1990, Soho được biên chế cho đội tuần tra Singyo-ri ở bở Đông, giữa những năm 2000 được đại tu lại. Đến tháng 6/2007, con tàu được cho về hưu và quay trở lại nhà máy đóng tàu số 28 ở Najin. Đến năm 2009, tàu bị chính thức dỡ bỏ.

Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên - Hình 3

Video đang HOT

Trực thăng chống ngầm Mi-4 trên bong tàu 823, trong khoảng thời gian 2004-2007. Ảnh từ KCTV

Tàu khu trục chống ngầm mới

Soho là một chương trình thất bại của Triều Tiên, chỉ duy nhất một chiến hạm thuộc loại này được đóng. Điều này tạo ra một khoảng trống lớn trong khả năng phòng thủ của miền Bắc, đặc biệt trước sự lớn mạnh của lực lượng tàu ngầm miền Nam. Chính vì thế, KPN đã có ý định xây dựng một lớp tàu khu trục chống ngầm mới ngay từ những năm 1990.

Tuy nhiên, nhiều khó khăn, đặc biệt là về mặt kinh tế do sự cấm vận của phương Tây đã khiến cho chương trình chỉ được bắt đầu từ năm 2006-2007. Tránh lặp lại những sai lầm trước đó, Viện thiết kế khoa học của Bộ Quốc phòng kết hợp với Viện Nghiên cứu Hàng Hải Triều Tiên đã thực hiện rất kỹ giai đoạn nghiên cứu, thiết kế thủy động cho lớp tàu mới.

Theo những hình ảnh vệ tinh thu được, có ít nhất hai chiếc tàu thuộc lớp này đã được đóng. Chiếc đầu tiên, đóng vào đầu năm 2010, hạ thủy khoảng tháng 5/2011 tại nhà máy đóng tàu Nampo (ở bờ biển phía Tây). Chiếc thứ hai đóng tại Najin đầu năm 2011 và hạ thủy khoảng tháng 6/2012. Chưa có thông tin về việc chúng chính thức được biên chế vào KPN.

Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên - Hình 4

Một trong hai chiếc khu trục hạm săn ngầm mới, tạm gọi là lớp Nampo, neo đậu tại cảng Nampo. Ảnh chụp vệ tinh 27/12/2013.

Nguồn: DigitalGlobe.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy hai con tàu tương tự nhau, có chiều dài khoảng 76m, rộng 11m, lượng dãn nước vào khoảng 1.300 tấn. Kích thước sàn đáp máy bay khoảng 29m x 11m. Sàn đáp này có thể là nơi neo đỗ cho 1 máy bay Mi-4PL hoặc Mi-14PL.

Hệ thống vũ khí trên tàu khá đơn giản, gồm 4 giàn phóng rocket chống ngầm RBU-1200 và có thể có thêm một tổ hợp phòng thủ tầm ngắn-cực ngắn sử dụng pháo siêu tốc 30mm. Tuy nhiên, với những khoảng trống lớn, rất có thể tàu sẽ còn được tích hợp thêm hệ thống tên lửa đối hạm hiện đại như C-802 hoặc Kh-35.

Có quá ít tài liệu cũng như thời gian để đánh giá về sự thành công của chương trình tàu khu trục mang máy bay trực thăng săn ngầm mới này. Con tàu có thể gặp nhiều vấn đề về radar, sonar, các hệ thống tác chiến điện tử khác, bên cạnh đó là vấn đề phòng không/phòng thủ tên lửa. Đó là những điểm yếu của nền công nghiệp quốc phòng Triều Tiên.

Tuy nhiên, không ngoại trừ khả năng, Bình Nhưỡng, bằng những con đường phi chính thức sẽ có được những hệ thống thiết bị hoặc công nghệ sản xuất từ nước ngoài để giải quyết những yếu điểm này. Nhìn chung, KPN sẽ còn phải mất thời gian một vài năm để tích hợp đầy đủ các hệ thống vũ khí, điện tử trên tàu cũng như kiểm tra, đánh giá chúng để khu trục lớp mới có thể hoạt động một cách đầy đủ trong hạm đội.

Bí ẩn những tàu chiến lớn nhất Hải quân Triều Tiên - Hình 5

Chiếc khu trục lớp Nampo còn lại, neo đậu tại cảng của nhà máy đóng tàu Naji. Ảnh chụp vệ tinh ngày 17/1/2014. Nguồn: Digital Globe

Hai tàu khu trục này cũng là những chiến hạm mặt nước lớn nhất được Triều Tiên hạ thủy trong vòng một phần tư thế kỷ qua. Chúng phản ánh một lỗ lực và khả năng mới từ KPN, nếu thành công, đây có thể là khởi đầu cho sự phát triển một lực lượng lớn tàu chiến mang máy bay chống ngầm trong biên chế của Hải quân Triều Tiên. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược răn đe, phòng thủ phi đối xứng của hải quân nước này theo đuổi trước những tàu ngầm từ Hàn Quốc và xa hơn là từ Hải quân Mỹ.

Những tàu chiến như vậy cũng được sử dụng cho nhiệm vụ tuần tra, bảo vệ chủ quyền, tài nguyên trên biển trong bối cảnh các đội tàu cá từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đang gia tăng các hoạt động đánh bắt trên cả biển bờ đông và tây của Triều Tiên.

Cuối cùng, đó được coi như câu trả lời của Bình Nhưỡng trước những lệnh cấm vận, trừng phạt của nước ngoài cũng như những thông tin tiêu cực về tình trạng đất nước này, vốn hay được truyền thông phương Tây đăng tải.

Theo Kienthuc

Nga - Nhật vừa có một "trận chiến" tàu ngầm trên biển?

Nhật Bản cho tàu ngầm trinh sát để tuyên bố chủ quyền và nắm chắc các hoạt động quân sự của Nga; tranh chấp lãnh thổ có lúc gay gắt, nhưng có thể kiểm soát.

Nga - Nhật vừa có một trận chiến tàu ngầm trên biển? - Hình 1

Tàu ngầm thông thường lớp Oyashio, Nhật Bản

Trang mạng Đài phát thanh nhân dân Trung ương, Trung Quốc các ngày 22 và 23 tháng 8 dẫn tờ "Kommersant" Nga ngày 20 tháng 8 đưa tin, một quan chức cấp cao của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nga cho biết, ngày 20 tháng 8, Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã cản đường thành công một chiếc tàu ngầm ở eo biển La Perouse (Nhật Bản gọi là eo biển Soya) thuộc vùng biển biên giới Nhật Bản-Nga.

Lực lượng săn ngầm Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã quan sát và ghi chép hoạt động cùa chiếc tàu ngầm này. Lực lượng ngăn chặn là một chi đội tàu ngầm và phân đội lực lượng hàng không hải quân. Sau đó, tàu ngầm xâm nhập này đã nhanh chóng rời khỏi vùng biển giáp giới, lặn ra vùng biển quốc tế.

Căn cứ vào số liệu sơ bộ phán đoán, đây là một chiếc tàu ngầm thông thường lớp Oyashio của Nhật Bản, khi đó tàu ngầm đang tiến hành hoạt động trinh sát.

Quân đội Nga cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần đây hoạt động thường xuyên ở khu vực này. Tàu ngầm trinh sát Nhật Bản nêu trên đã xâm nhập vùng biển 12 hải lý của Nga.

Đối với vấn đề này, hãng Jiji Press Nhật Bản dẫn lời một quan chức Nhật Bản cho rằng, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản điều động tàu ngầm không có bất cứ vấn đề gì.

Quan chức này nói: "Không thể trả lời về hoạt động của tàu ngầm Nhật Bản, nhưng chúng tôi tuân thủ luật pháp quốc tế". Phía Nga cho biết, đây là lần thứ hai trong thời gian gần đây tàu ngầm lớp Oyashio Nhật Bản tiến hành hoạt động trinh sát.

Nga - Nhật vừa có một trận chiến tàu ngầm trên biển? - Hình 2

Cụm tàu ngầm lớp Oyashio, Lực lượng Phòng vệ Biển tại quân cảng (ảnh minh họa)

Đối với động thái này, chuyên gia quân sự Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản là một loại tàu ngầm có tính năng cao, trọng tải lớn, khả năng tác chiến mạnh.

Trong khi đó, Hải quân Nga có truyền thống săn ngầm, khả năng săn ngầm tương đối mạnh, đã bố trí mạng lưới săn ngầm ở vùng biển liên quan. Vì vậy, lần này phát hiện tàu ngầm đang trinh sát ở vùng biển biên giới là hợp lý.

Tàu ngầm lớp Oyashio Nhật Bản là một chiếc tàu ngầm thông thường có tính năng cao, cũng là một loại lớn nhất trong số tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Nó có lượng giãn nước khi lặn gần 4.000 tấn, hiệu quả chạy êm cũng tương đối tốt, mang theo nhiều loại vũ khí, ngoài vũ khí ngư lôi (ngư lôi dẫn đường bằng dây dẫn lệnh - wire guided), còn trang bị tên lửa Harpoon bắn từ tàu ngầm mặt nước, cho nên nó là một loại tàu ngầm có khả năng tác chiến tổng hợp tương đối mạnh.

Nhưng do thân tàu tương đối lớn, vì vậy hoạt động thích hợp ở vùng nước sâu. Lần này nó xâm nhập duyên hải Nga - truyền thông Nga nói là thuộc phạm vi lãnh hải của Nga - là vùng nước nông.

Nga bố trí thiết bị định vị thủy âm ở vùng nước nông, dưới nước có trạm phát, phạm vi cảnh giới thường vài chục km, như vậy, máy bay trinh sát, tàu ngầm một khi xâm nhập hoặc tiếp cận lãnh hải của họ sẽ có thể bị phát hiện.

Nga - Nhật vừa có một trận chiến tàu ngầm trên biển? - Hình 3

Tàu ngầm lớp Oyashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa)

Nga có truyền thống săn ngầm, trước đây thường tiến hành "đấu" với Mỹ về tàu ngầm và chống tàu ngầm, khả năng săn ngầm tương đối mạnh. Tàu ngầm Nhật Bản đến vùng biển của Nga tiến hành trinh sát, xâm nhập vào mạng lưới săn ngầm của Nga, cho nên bị phát hiện cũng hợp lý.

Theo bài báo, Nga và Nhật Bản tranh chấp liên tục về quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là 4 hòn đảo phương bắc). Chuyên gia Trung Quốc Mạnh Tường Thanh cho rằng, hoạt động trinh sát thường xuyên gần đây của Nhật Bản chủ yếu là để tuyên bố chủ quyền, đồng thời muốn tìm kiếm thời cơ tăng cường quyền quản lý đối với vùng biển này.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô đã chiếm lĩnh 4 hòn đảo phương bắc, coi đó là thành quả của Chiến tranh thế giới thứ hai, sự chiếm đóng này phù hợp với "Hiệp định Yalta". Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, lời kêu gọi thu hồi quần đảo Nam Kuril ở Nhật Bản ngày càng cao.

Những năm qua, Nhật Bản tìm cách sửa đổi Hiến pháp hòa bình để trở thành một quốc gia bình thường, thái độ trong vấn đề lãnh thổ cũng ngày càng cứng rắn. Cho nên, tranh chấp, mâu thuẫn lãnh thổ giữa Nga-Nhật vẫn đang tiếp tục, thậm chí có những lúc tương đối gay gắt.

Nga - Nhật vừa có một trận chiến tàu ngầm trên biển? - Hình 4

Tàu ngầm lớp Oyashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa)

Mục đích của Nhật Bản trước hết là tuyên bố chủ quyền, tức luôn kiên trì "4 hòn đảo phương bắc" là lãnh thổ của Nhật Bản.

Thứ hai, nhằm nắm chắc các hành động quân sự của Nga ở đây bất cứ lúc nào, đây cũng là cách làm thường xuyên của Nhật Bản. Thứ ba, Nhật Bản thông qua hình thức này để tăng cường quyền quản lý đối với vùng biển xung quanh quần đảo Nam Kuril.

Theo Mạnh Tường Thanh, tranh chấp lãnh thổ luôn là trở ngại to lớn của quan hệ Nga-Nhật. Nhưng, xét thấy Nga và Nhật Bản có nhu cầu với nhau về các phương diện như kinh tế, ngoại giao, cho nên, tranh chấp lãnh thổ giữa Nga-Nhật về tổng thể là có thể kiểm soát.

Mạnh Tường Thanh cho rằng, vấn đề lãnh thổ luôn là một trở ngại chủ yếu nhất trong cải thiện quan hệ Nga-Nhật. Tuy trong những năm qua cũng từng đưa ra một số phương án, chẳng hạn lấy 2 đảo nhỏ đổi lấy sự cải thiện quan hệ Nga-Nhật, nhưng cuối cùng không đạt được thỏa thuận.

Nhìn vào tình hình hiện nay, trong quá trình chấn hưng kinh tế, Nga thực sự có cân nhắc hy vọng cải thiện quan hệ với Nhật Bản, chẳng hạn Nga hy vọng Nhật Bản đến Nga đầu tư, hy vọng tăng cường hợp tác năng lượng.

Đối với Nhật Bản, họ cũng hy vọng tận dụng Nga, cải thiện quan hệ với Nga để gây sức ép với Trung Quốc. Cho nên, quan hệ Nga-Nhật sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, nhất là 2 năm qua đã ấm lên.

Nga - Nhật vừa có một trận chiến tàu ngầm trên biển? - Hình 5

Tàu ngầm lớp Oyashio của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (ảnh minh họa)

Sau khi ông Vladimir Putin lên cầm quyền, thái độ của Nga trong vấn đề lãnh thổ ngày càng cứng rắn, Nhật Bản tuy không từ bỏ chủ trương lãnh thổ của họ, nhưng căn cứ vào hiện thực Nga đang kiểm soát thực tế quần đảo Nam Kuril, Nhật Bản cũng không có cách gì. Nói một cách tổng thể, tranh chấp lãnh thổ Nga-Nhật còn nằm trong phạm vi có thể kiểm soát.

Theo Giaoducnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông BidenTổng thống Trump ra lệnh sa thải toàn bộ công tố viên dưới thời ông Biden
06:19:15 20/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Đảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậuĐảo quốc nhỏ bán hộ chiếu để đối phó biến đổi khí hậu
05:44:38 20/02/2025
Thủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái LanThủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan
14:29:24 20/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025

Tin đang nóng

Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?Hoa hậu Việt Nam nghi sắp làm phu nhân hào môn lộ hint rời Sen Vàng?
18:22:35 21/02/2025
Lúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụpLúc hấp hối, anh trai chồng chỉ vào đứa nhỏ đứng ở góc nhà và nói sự thật khiến tôi suy sụp
17:34:58 21/02/2025
Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"Sao Việt 21/2: Khánh Thi cùng con gái hóa trang thành "cô bé Masha"
17:16:27 21/02/2025
Bức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil LêBức ảnh thân mật giữa đêm của Xoài Non và Gil Lê
19:33:40 21/02/2025
Từ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợTừ Hy Viên qua đời vẫn không yên: Chồng Hàn "nổi dậy" chống đối gia đình vợ
17:13:54 21/02/2025
Sốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹSốc: "Bà cả Penthouse" Lee Ji Ah tuyên bố cắt đứt quan hệ với bố mẹ
17:11:22 21/02/2025
Nữ ca sĩ lấy chồng là ông chủ: "Nhân viên gửi scandal để ngăn chồng quen tôi"Nữ ca sĩ lấy chồng là ông chủ: "Nhân viên gửi scandal để ngăn chồng quen tôi"
17:01:26 21/02/2025
Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!Sinh con mới 10 ngày, tôi ôm con chạy về nhà mẹ đẻ giữa đêm vì mâm cơm cữ của mẹ chồng khiến tôi uất nghẹn!
17:59:33 21/02/2025

Tin mới nhất

Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

Chiến thuật của ông Putin nhằm tối đa hóa nhượng bộ từ Mỹ

22:52:16 21/02/2025
Việc lựa chọn thành phần phái đoàn hội đàm với Mỹ cho thấy Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn tối đa nhượng bộ từ Washington trong vấn đề Ukraine và những vấn đề song phương.
Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt xung đột Ukraine

Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt xung đột Ukraine

22:41:17 21/02/2025
Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Mike Waltz ngày 20/2 tuyên bố Tổng thống Donald Trump quyết tâm chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Ukraine dự đoán sắp ngừng bắn với Nga

Ukraine dự đoán sắp ngừng bắn với Nga

22:24:01 21/02/2025
Người đứng đầu cơ quan tình báo quân đội Ukraine tin rằng hiện đã có hầu hết yếu tố để Ukraine và Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong năm nay.
Nga công phá dữ dội, đánh sập huyết mạch hậu cần Ukraine ở Kursk

Nga công phá dữ dội, đánh sập huyết mạch hậu cần Ukraine ở Kursk

22:21:07 21/02/2025
DeepState, chương trình phân tích quân sự của Ukraine, đưa tin lực lượng Nga đang tích cực nhắm vào các tuyến hậu cần từ Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga, tiến hành các cuộc tấn công hỏa lực vào mọi hoạt động theo hướng này từ tỉnh Sumy c...
Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?

22:01:38 21/02/2025
Đầu năm nay, làn sóng cắt giảm diễn ra toàn cầu. Câu hỏi đặt ra là liệu AI đang dần thay thế con người hay đây chỉ là một bước chuyển đổi tất yếu của nền kinh tế?
Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine

Ông Trump nói Nga "có nhiều lợi thế" trong đàm phán về Ukraine

21:52:39 21/02/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, Nga có nhiều quân bài trong bất kỳ cuộc đàm phán nào nhằm chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.
Ukraine lần đầu "khoe" ảnh tiêm kích F-16 thực chiến

Ukraine lần đầu "khoe" ảnh tiêm kích F-16 thực chiến

21:27:55 21/02/2025
Frontliner, một hãng truyền thông về cuộc chiến Nga - Ukraine, đã chia sẻ hình ảnh ghi lại các máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Ukraine tại một khu vực tiền tuyến.
Khảo sát: Ông Zelensky sẽ về thứ 2 nếu bầu cử Tổng thống Ukraine diễn ra

Khảo sát: Ông Zelensky sẽ về thứ 2 nếu bầu cử Tổng thống Ukraine diễn ra

21:23:19 21/02/2025
Cuộc thăm dò mới nhất cho thấy nếu bầu cử diễn ra vào tháng 2 năm nay, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ về nhì.
Mỹ hủy bỏ quyền miễn trừ trục xuất đối với nửa triệu người Haiti

Mỹ hủy bỏ quyền miễn trừ trục xuất đối với nửa triệu người Haiti

21:18:25 21/02/2025
Tuyên bố cũng nhấn mạnh đây là một phần trong cam kết của Tổng thống Trump về việc hủy bỏ các chính sách thu hút nhập cư bất hợp pháp và không phù hợp với luật pháp.
Chiến sự Ukraine 20/2: Nga phản đòn ở Kursk, ào ạt vượt biên giới

Chiến sự Ukraine 20/2: Nga phản đòn ở Kursk, ào ạt vượt biên giới

21:16:48 21/02/2025
Quân đội Nga đã tung cú phản đòn khá nguy hiểm khi ồ ạt tấn công qua biên giới, xâm nhập tỉnh Sumy trên lãnh thổ Ukraine.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký lệnh sửa đổi quy định trong quân đội

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ký lệnh sửa đổi quy định trong quân đội

21:16:29 21/02/2025
Theo đó, các quy định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4, nhằm hiện đại hóa quân đội, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chuẩn hóa công tác quản lý lực lượng vũ trang.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định về khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ

Chuyên gia Trung Quốc nhận định về khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ

21:13:07 21/02/2025
Ngoài ra, ông cũng tiết lộ kế hoạch đón tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Washington trong thời gian tới, trước khi nói: Cuối cùng, chúng ta sẽ đón tiếp Chủ tịch Tập .

Có thể bạn quan tâm

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện, NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Xuân Bắc

Sao việt

23:04:47 21/02/2025
NSƯT Hữu Châu vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe. NSND Tự Long khoe ảnh chụp với Cục trưởng Cục NTBD NSND Xuân Bắc.
Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Diễn viên Lâm Na tố cáo bị đạo diễn sàm sỡ, cưỡng hôn

Sao châu á

22:59:26 21/02/2025
Diễn viên Khám Lâm Na, kể từng bị đạo diễn, diễn viên Trịnh Ký Phong - người vừa bị bắt vì bị tình nghi xâm hại trẻ em - có hành vi nhốt cô trong phòng và sàm sỡ.
Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam

Bộ phim gây chấn động thế giới công bố lịch chiếu tại Việt Nam

Phim âu mỹ

22:53:25 21/02/2025
Ngay từ trailer, Flow đã chinh phục nhiều khán giả qua những thước phim thiên nhiên giàu chất thơ, đẹp mắt và sinh động, hài hước.
Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Vụ vé số trúng 2 tỷ đồng bị từ chối trả thưởng: Chưa hòa giải chính thức

Tin nổi bật

22:45:50 21/02/2025
Theo luật sư, kể từ khi bà Nguyệt nộp đơn đến nay đã gần 40 ngày, nhưng Tòa án nhân dân thị xã Hương Thủy (Huế) vẫn chưa tổ chức buổi hòa giải chính thức.
Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'

Diễn viên Jodie Foster khiến con trai 'phát điên'

Sao âu mỹ

22:44:46 21/02/2025
Nữ diễn viên đoạt giải Oscar Jodie Foster kiên quyết không giúp con trai - Charlie tiến xa hơn ở Hollywood. Sự từ chối này đang gây ra mâu thuẫn nghiêm trọng giữa họ.
Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm

Taylor Swift nhận giải Nghệ sĩ thu âm toàn cầu lần thứ năm

Nhạc quốc tế

22:42:18 21/02/2025
Taylor Swift vừa được Liên đoàn công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) vinh danh là Nghệ sĩ thu âm toàn cầu của năm 2024.
Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'

Bố đơn thân được con đưa đi tìm vợ mới, khóc nghẹn tại 'Bạn muốn hẹn hò'

Tv show

22:39:56 21/02/2025
Tham gia Bạn muốn hẹn hò , bố đơn thân được hai con đến ủng hộ để tìm hạnh phúc mới. Trong chương trình, anh nghẹn ngào và bật khóc khi nói về cuộc hôn nhân cũ
Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo

Hyeri trở lại với phim mới có nhiều cảnh táo bạo

Phim châu á

22:24:41 21/02/2025
Phim được gắn mác 18+ và đã chiếu 8 tập. Tính đến nay, tác phẩm khai thác về tình cảm nữ - nữ này đang thu hút sự chú ý từ nhiều khán giả.
Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?

Vì sao tiền đạo Xuân Son từ chối 75 tỷ đồng?

Sao thể thao

22:16:42 21/02/2025
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son đang ở giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp khi gặp chấn thương nặng. Xuân Son dính chấn thương nặng trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024.
Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp

Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp

Pháp luật

21:46:02 21/02/2025
Theo luật sư, do sự việc khởi phát từ mâu thuẫn nhỏ, Hoàng tấn công nạn nhân một cách hung bạo, có thể xem xét dấu hiệu tình tiết tăng nặng có tính chất côn đồ đối với nam thanh niên này.
Thu Quỳnh: Sợ được khen trẻ khi đóng phim "Cha tôi, người ở lại"

Thu Quỳnh: Sợ được khen trẻ khi đóng phim "Cha tôi, người ở lại"

Hậu trường phim

21:23:09 21/02/2025
Chia sẻ về vai diễn trong Cha tôi, người ở lại , Thu Quỳnh cho biết cô vô cùng áp lực khi vào vai mẹ của Trần Nghĩa, người chỉ kém cô 4 tuổi.