Bí ẩn: Những ngọn lửa ma quỷ ám ảnh loài người
Những ngọn lửa ma tấn công bà lão 78 tuổi, đe dọa cậu bé 9 tuổi hay đột nhiên thiêu trụi cả một thị trấn.
Lửa ma tấn công bà lão Malaysia năm 2011
Ở ngôi làng Kota Baru, Malaysia, cụ bà 78 tuổi Zainab Sulaiman thấy mình luôn bị tấn công bởi những ngọn lửa lạ bất chợt ngay trong nhà mình.
Theo Khám phá, bà đã phải chịu khoảng 200 vụ tấn công như thế trong một thời gian ngắn và gần như ai cũng tin rằng đó là do gây ra bởi thế lực ma quỷ.
Những ngọn lửa bỗng nhiên xuất hiện và bắt cháy vào những vật dụng như vải vóc và chăn chiếu.
Câu chuyện của bà Sulaiman nổi tiếng tới nỗi một cặp đôi người Mỹ đã sang tận nơi thăm bà và đề nghị được giúp làm lễ trừ tà.
Một nhà ngoại cảm người Thái cùng nhóm người ‘bắt ma’ vẫn không thể loại bỏ được thế lực bí ẩn gây ra những đám cháy.
Cuối cùng, một pháp sư cao tay đã đến thăm nhà và đuổi linh hồn kia đi, lúc này ngọn lửa mới chấm dứt.
Cậu bé Ukraine đi đến đâu gây cháy đến đó
Năm 1987, những người dân Yenakievo ở Ukraina đã rất sợ hãi bởi những hiện tượng bí ẩn xảy ra xung quanh cậu bé Sasha (9 tuổi).
Cậu đi đến đâu lại có một ngọn lửa vô hình xuất hiện gây ra những vụ tự phát cháy, bóng đèn tự nổ, tủ lạnh tự dưng quay ngược.
Tiến sĩ vật lý Adriankin đã đưa ra 2 giả thuyết: Sasha có thể tự phát ra được năng lượng để đốt cháy khí trong môi trường tự nhiên hoặc do một phù thủy nào đó đã yểm bùa cậu bé.
Gia đình bị ma lửa ám ở Anh
Năm 1954, gia đình nhà Hitchings nổi tiếng ở Lodon, Anh đã phải trải qua 4 tháng khủng hoảng do những đám cháy bất thường và những hiện tượng kỳ quặc.
Câu chuyện kỳ lạ đầu tiên là chiếc giường của cô con gái Shirley (15 tuổi) của họ bỗng nhiên bốc cháy.
Sau đó dường như có bàn tay nào đó kéo quần áo của họ và cho vào nồi cơm điện rồi bật nút nấu trong khi nguồn điện trong nhà đã bị cắt hoàn toàn.
Video đang HOT
Gia đình này tin rằng, một con ma tên là Donald đã dọa những người thân bên cạnh Shirley.
Cuối cùng, nhà tâm linh học có tên Harry Hanks phải làm lễ chiêu hồn thì những hiện tượng kỳ quặc đó mới chấm dứt.
Trang trại bị ma đốt ở Mỹ
Năm 1948, trang trại nhà Willey ở lllinois, Mỹ đã phải chịu hàng trăm vụ cháy lạ kỳ chỉ trong vòng 2 tuần.
Những đám cháy đã phá hủy nhà của họ, 2 nhà kho và nhà đựng sữa. Ngọn lửa không thể giải thích được bắt đầu từ một đốm nâu trên tường và bắt đầu bùng cháy.
Trong 1 tuần sau đó, họ phải dập tắt 200 vụ cháy trong nhà mà không liên quan chút nào đến đường dây điện trong nhà.
Gia đình nhà Willey đã di chuyển vào một cái lều tạm nhưng ngay ngày hôm sau, nhà của họ đã bị thiêu trụi và chuồng gia súc tự nhiên bốc cháy.
Cảnh sát không thể tìm được lời giải thích hay chứng cứ cho những vụ cháy này.
Thị trấn ma ám ở Mỹ
Thập kỉ 1950, khu Tarpon Spring được coi là nơi bị ma ám nhiều nhất ở bang Florida nước Mỹ.
Người dân ở đây khẳng định mỗi khi có gió nam thổi tới hàng năm, lửa sẽ bắt đầu cháy từ đúng khu rừng đó. Lửa đó được cho là do một con ma gây ra.
Năm 1952 , ngọn lửa ma quái này đã phá hủy 2.000 mẫu rừng gần khu dân cư ở Vịnh Mexico và hàng trăm người dân tham gia chữa cháy bị chết.
Những nhà điều tra đổ lỗi cho những kẻ thích đốt phá nhưng thực tế họ không tìm thấy được bằng chứng nguồn gốc phát sinh ngọn lửa.
Theo Datviet
Những đêm hội ma quỷ đầy ám ảnh
Bên cạnh Halloween, nhiều nước trên thế giới còn các lễ hội ma quỷ khác.
Lễ hội Kukeri, Bulgaria
Nếu như người dân Tây Âu và châu Mỹ thích thú chờ đón lễ hội Halloween thì người Đông Âu, nhất là Bulgaria lại hào hứng với ngày lễ ma quỷ riêng của họ: lễ hội Kukeri.
Kukeri là một nghi lễ xưa, ra đời từ thời Thracia cổ đại nhằm tôn thờ thần Dionysus - thần bảo hộ cho xứ sở, cũng là thần rượu nho, thần sinh sản và tái sinh. Người ta quan niệm rằng, nghi lễ này sẽ giúp xua đuổi tà ma và mang lại một năm an lành cho tất cả mọi người.
Điểm nổi bật của lễ Kukeri là những bộ trang phục rợn người bằng da thú, những chiếc mặt nạ gỗ tạo hình đáng sợ cùng bộ chuông nhỏ có thể quấn quanh người, đao, kiếm... Trong lễ này, người dân Bulgaria hóa trang thành những con quỷ đáng sợ - gọi là Kukeri, đổ ra đường nhảy múa và phá rối người khác vào ban đêm.
Sau khi đóng làm ma giả, tất cả phải tham gia vào một nghi thức huyền bí do một Kukeri thủ lĩnh tiến hành. Người này làm lễ cầu sức khỏe, may mắn cho cả làng rồi tới thăm từng gia đình, phát cho họ bánh mì, rượu vang và cọ sát người lên sàn nhà như một cách để chia sẻ sự may mắn.
Día de Muertos, Mexico
Día de Muertos - ngày của người chết - là một trong những lễ hội hiếm hoi có sự pha trộn giữa đức tin của người Aztec với Maya cổ đại cùng Kitô giáo do người Tây Ban Nha mang tới Trung Mỹ.
Trong quá khứ, lễ hội này được người Aztec tổ chức trong vòng 2 tháng để thờ Nữ thần Chết - Mictecacihuatl. Nhưng ngày nay, lễ hội chỉ còn diễn ra trong 2 ngày, trùng với "ngày các Thánh" (1/11) và "ngày Linh hồn" (2/11) của Kitô giáo.
Vào ngày này, người dân Mexico có truyền thống đi thăm mộ những người thân đã khuất và "tặng" những linh hồn quá cố những hộp sọ làm từ đường, hoa cúc vạn thọ, đồ ăn, đồ uống yêu thích của họ khi còn sống. Thậm chí, người Mexico còn xây dựng những bàn thờ đặc biệt - gọi là ofrendas. Trên ofrendas bày biện những vật phẩm sặc sỡ nhiều màu dâng tặng và tưởng nhớ linh hồn người thân đã khuất.
Người dân nơi đây tin rằng, làm như vậy sẽ thu hút được các linh hồn trở về dương gian. Khi đó, họ sẽ nghe được những lời cầu nguyện của người còn sống và phù hộ, thầm giúp đỡ gia đình.
Lễ hội Obon, Nhật Bản
Không nhằm xua đuổi tà ma nhưng các nước phương Đông mà điển hình là Nhật Bản cũng có ngày lễ riêng biệt dành cho các linh hồn: lễ hội Obon. Thường được tổ chức vào dịp ngày 15/8 âm lịch, lễ hội Obon diễn ra với mục đích chính là bày tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ tới tổ tiên đã khuất của người Nhật.
Bản thân lễ hội Obon có nguồn gốc từ Phật giáo và cũng liên quan tới tích truyện của nhà sư Mục Kiền Liên báo hiếu với mẹ như lễ Vu Lan ở Việt Nam. Trong tiếng Phạn, Obon có nghĩa là "treo ngược" - ngụ ý chỉ sự đau khổ. Người Nhật quan niệm vào ngày lễ hội diễn ra, các linh hồn sẽ trở lại nhân thế. Đây là dịp để cho các linh hồn gặp gỡ, ngắm nhìn con cháu mình.
Vào 3 ngày diễn ra lễ hội, người Nhật nào cũng dọn dẹp, đặt hoa tươi và trang trí phần mộ tổ tiên, nhà cửa. Ngày đầu tiên của lễ hội, người ta nhảy điệu Bon Odori truyền thống để đón chào sự trở về của những linh hồn.
Sau đó, điệu nhảy này tiếp tục được dùng thay lời tạm biệt với những người quá cố vào ngày cuối cùng của lễ Obon. Đồng thời, người Nhật còn có thói quen làm đèn lồng và thả trôi sông, coi đó là đèn dẫn đường đưa các linh hồn trở về thế giới bên kia, gọi là Toro Nagashi.
Lễ hội Bon Kan Ben, Campuchia
Bon Kan Ben là một lễ hội tôn giáo đặc trưng của người Campuchia. Nó thường kéo dài 15 ngày trong tháng 10 theo lịch của người Khmer. Đây là dịp người Campuchia thể hiện lòng biết ơn đối với những linh hồn người thân đã quá cố.
Theo truyền thống, người Campuchia tin rằng, mỗi năm, cánh cửa địa ngục lại được mở ra một lần. Khi đó, các linh hồn, bóng ma tổ tiên 7 đời trước sẽ trở về nhân gian. Do đó, vào dịp ấy, người ta tổ chức lễ hội này, sửa soạn đồ ăn, thực phẩm để cúng tế cho các ngôi chùa, để các nhà sư cầu siêu cho những hồn ma "vơ vưởng" ngoài đường, tăng công đức giúp tổ tiên sớm được siêu thoát, tái sinh trong kiếp khác.
Ngày quan trọng nhất của lễ hội chính là lễ Pchum Ben. Đây là ngày được cho là cửa địa ngục sẽ mở. Do đó, tại các chùa, tất cả nhà sư sẽ tụng kinh theo tiếng Pali liên tục qua đêm mà không ngủ, nhằm cầu phúc cho các linh hồn quá cố. Người dân Campuchia tin, làm như thế tội, nghiệp của những người đã khuất sẽ được xóa bỏ hoặc giảm bớt đi ít nhiều ở thế giới bên kia.
Lễ hội Gaijatra, Nepal
Thời cổ xưa, lễ Gaijatra vốn là để thờ phụng Thần chết Yamraj. Tuy nhiên tới thời kỳ cai trị của vua Pratap Malla (1624 - 1674), hình thức và nội dung của lễ hội có chút thay đổi. Vua Pratap Malla mất một người con trai và điều này làm hoàng hậu vô cùng buồn bã. Vua đã tìm mọi cách để khiến người vợ thân yêu mỉm cười nhưng đều bất lực. Chỉ cho tới khi vua hạ lệnh cho thêm một số hình thức gây cười, châm biếm vào lễ Gaijatra, hoàng hậu mới nở nụ cười.
Hiện nay, lễ Gaijatra là sự kết hợp giữa truyền thống cổ đại và những hình thức biểu diễn do vua Pratap thêm vào. Tuy nhiên, về cơ bản thì lễ Gaijatra nhằm tưởng nhớ những người chết trong suốt một năm vừa qua. Trong lễ hội, người ta sẽ tổ chức đoàn bò diễu hành - bởi con bò là con vật linh thiêng nhất trong Ấn Độ giáo. Mỗi con bò tượng trưng cho một người đã khuất, gia đình nào không có bò có thể thay bằng một bé trai.
Vào cuối buổi diễu hành, mọi người tham gia lễ hội sẽ hóa trang và đeo mặt nạ. Họ hát, nói đùa, trêu trọc lẫn nhau và cùng cười vui vẻ theo đúng những tập tục được vua Pratap thêm vào khi xưa.
Theo Datviet
Những tục lệ tình dục loài người kinh hoàng Ở những bộ lạc hẻo lánh trên thế giới, còn tồn tại khá nhiều tục lệ khiến ai cũng khiếp vía. 1. Tục khâu âm đạo Ở một số bộ lạc Đông Phi và Peru, để phòng tránh việc quan hệ tình dục trước hôn nhân, một nghi lễ rùng rợn sẽ được tiến hành. Trong đó, những cô gái trẻ sẽ bị...